Khi ông Trump rút Mỹ khỏi vai trò thủ lĩnh thế giới ở nhiều lĩnh vực, Bắc Kinh cho thấy họ không muốn bỏ lỡ cơ hội khẳng định vị thế trong thời thế mới.

Mỹ và Trung Quốc tiếp tục lời qua tiếng lại ngay trước thềm cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình vào tuần tới.
Theo thông báo từ Nhà Trắng, Tổng thống Trump sẽ tiếp Chủ tịch Tập tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, bang Florida vào ngày 6 và 7.4. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa 2 nhà lãnh đạo kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức hồi tháng 1. Tuy nhiên, ngay sau thông báo, ông Trump đã “phát pháo” trên Twitter rằng cuộc gặp “sẽ rất khó khăn” do nhiều vấn đề kinh tế và an ninh quốc gia.
Theo giới quan sát, Tổng thống Trump được dự đoán sẽ nêu các hành động gây quan ngại của Trung Quốc trên Biển Đông. Reuters ngày 31.3 dẫn lời phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer khẳng định đây là một trong “những vấn đề lớn” nằm trong nghị trình thảo luận giữa 2 nhà lãnh đạo.
Hồi tháng 2, Tổng thống Trump từng tuyên bố ông “biết chính xác” những gì Trung Quốc đã và đang làm tại Biển Đông, đồng thời tỏ ý cho thấy Mỹ có thể sẽ hành động khác trước, quyết liệt hơn về vấn đề này. Ngoài ra, Mỹ cũng muốn Trung Quốc hành động mạnh tay hơn nhằm ngăn chặn các chương trình hạt nhân và vũ khí của CHDCND Triều Tiên.
AFP ngày 31.3 dẫn lời Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley tuyên bố Washington “không còn kiên nhẫn” với Bình Nhưỡng, đồng thời thúc giục Bắc Kinh “phải ra sức nhiều hơn nữa”. “Tôi biết Trung Quốc nói rằng họ quan ngại về Triều Tiên. Tôi biết Bắc Kinh muốn Bình Nhưỡng ngừng thử hạt nhân. Hãy chứng tỏ điều đó!”, Đại sứ Haley nói.
Thương mại cũng đang là “hòn đá tảng” trong quan hệ song phương khi Mỹ lâu nay thường xuyên cáo buộc Trung Quốc kìm giá nhân dân tệ để “hưởng lợi không công bằng” khi xuất khẩu. Trong quá trình tranh cử, Tổng thống Trump cũng liên tục chỉ trích chính sách kinh tế của Bắc Kinh.
Ngày 30.3 (giờ Mỹ), Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) công bố báo cáo nhận định các biện pháp bảo hộ thép và nhôm xuất khẩu của Trung Quốc đã làm “biến dạng thị trường và gây tổn hại cho các đối thủ cạnh tranh”. Bên cạnh đó, cơ quan này còn lên án Trung Quốc ép buộc doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ, cấm nhập thịt bò Mỹ và không cho phép hình thức thanh toán điện tử.
Trước đó, Bộ Thương mại Mỹ khuyến cáo Trung Quốc thay đổi tập quán thương mại cũng như cách thức vận hành của các doanh nghiệp quốc doanh tại nước này, theo Reuters.
Đáp lại, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trịnh Trạch Quang hôm qua 31.3 kêu gọi Mỹ “thực hiện phần việc của mình” nhằm giải quyết xung đột thương mại giữa 2 nước. Ông Trạch tuyên bố Trung Quốc không có chủ trương hạ giá đồng nhân dân tệ để hỗ trợ xuất khẩu và sẵn sàng thúc đẩy kim ngạch buôn bán song phương cân bằng hơn với Washington.
Theo giới quan sát, những diễn biến trên chứng tỏ hai bên đang cố gắng khẳng định vị thế trước cuộc gặp thượng đỉnh vào tuần tới. Ngoài ra, đây cũng là cách để giữ thể diện nếu cuộc gặp mà Tổng thống Trump tiên đoán “sẽ rất khó khăn” này không mang lại kết quả cụ thể nào.
Trùng Quang
Theo Thanhnien.vn
Khi ông Trump rút Mỹ khỏi vai trò thủ lĩnh thế giới ở nhiều lĩnh vực, Bắc Kinh cho thấy họ không muốn bỏ lỡ cơ hội khẳng định vị thế trong thời thế mới.
Bài viết dưới đây là nhận định của nhà báo Michael Schuman thuộc chuyên mục Bloomberg View về việc châu Á liên tục giải cứu các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thất bại.
Tính từ đầu năm tổng dòng vốn vào các quỹ đầu tư cổ phiếu ở tất cả các thị trường mới nổi là +11 tỷ USD (cùng kỳ bị rút -3 tỷ USD). Đây là một tín hiệu tích cực, đặc biệt là trong bối cảnh lãi suất tăng làm tăng chi phí vốn và cơ hội đầu tư tại các thị trường phát triển đang rất dồi dào.
Các chuyên gia nhận định tình trạng biến đổi khí hậu đang có xu hướng gây nhiều thiệt hại cho một loạt quốc gia, nhất là các nước ven biển. Vì vậy, việc ngăn chặn những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu cũng như thực hiện các giải pháp ứng phó đang trở thành nhiệm vụ cấp bách hàng đầu đối với nhiều nước.
Vừa phải thúc đẩy tăng trưởng đồng thời phải cố tránh một cuộc khủng hoảng tài chính là bài toán khó đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, theo Wall Street Journal.
Một tuần trước lần đầu tiên gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tín hiệu về một cuộc gặp gỡ căng thẳng.
Made in China 2025 có thể là một chiến lược tuyệt vời cho sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất ở Trung Quốc, nhưng nó lại đang khiến các công ty nước ngoài tại quốc gia này cảm thấy lo ngại.
Những ngón đòn trừng phạt kinh tế và văn hóa mà Trung Quốc tung ra nhằm trả đũa Hàn Quốc vì đã để cho Washington bố trí hệ thống lá chắn chống tên lửa THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc đã có dấu hiệu phản tác dụng.
Sau khúc dạo đầu êm ả với Nga, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang dành cho Moscow những ngôn từ ngoại giao khá gay gắt, khiến cho triển vọng về một liên minh chiến lược giữa hai nước trở nên mờ nhạt.
Cho dù đó là thiết bị gia dụng hay hàng may mặc, nguồn gốc sản xuất của sản phẩm thường là một trong những ưu tiên lớn nhất ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự