tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Trung Quốc cải cách nhưng đừng quên nợ xấu

  • Cập nhật : 26/07/2016

Một quan chức hàng đầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định rằng Trung Quốc đang nỗ lực trong việc cải cách nền kinh tế với đầy các khoản nợ nhưng các quan chức nước này vẫn còn nhiều việc phải làm.

Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, ông David Lipton – phó giám đốc thứ nhất của IMF – cho rằng các doanh nghiệp nhà nước (SOE) đang khiến đống nợ của Trung Quốc ngày càng chồng chất. Ngoài ra các khoản nợ xấu và các khoản nợ “có vấn đề” tăng đã dấy lên những lo ngại về sự vững chắc của nền kinh tế thứ 2 thế giới.

ong david lipton

Ông David Lipton

Trong một số lĩnh vực, chính phủ Trung Quốc tỏ ra rất tham vọng và những cải cách có ý nghĩa rất lớn. Những chính sách của Trung Quốc đã có đóng góp lớn cho tập thể G20 do đó không thể hoàn toàn phủ nhận những thành quả đã đạt được của quốc gia này. Tuy nhiên, ông Lipton cho rằng như vậy là chưa đủ.

Trong một sự kiện diễn ra vào tháng 6 vừa qua, ông Lipton cho rằng nợ doanh nghiệp tại Trung Quốc đang gấp 1,45 lần so với GDP của nước này – một tỷ lệ khá cao. Theo ước tính của IMF, tỷ trọng nợ của các SOE lên tới 55% tổng số nợ doanh nghiệp và tương đương 22% sản lượng kinh tế Trung Quốc.

no, no, no va no

Nợ, nợ, nợ và nợ

Ông Lipton cho rằng Trung Quốc đã hiểu ra vấn đề này và đang có gắng tìm kiếm giải pháp và thời điểm tốt nhất để giải quyết nó.

Bên cạnh đó, vị lãnh đạo của IMF cũng tỏ ra lạc quan về sự giảm tốc tăng trưởng và quá trình chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc bởi khả năng kiểm soát của chính phủ nước này đã được thể hiện trong thời gian gần đây.

Theo ông, Trung Quốc đang kiểm soát mọi thứ tốt và thúc đẩy được sự tái cân bằng kinh tế. Điều này rất có ý nghĩa bởi nếu kinh tế không được cân bằng, nợ xấu sẽ tăng lên và những công ty kinh doanh không hiệu quả sẽ trở thành một vấn đề lớn tại đây.

Về việc Anh rời Liên minh Châu Âu (EU), gọi tắt là Brexit, ông Lipton nhấn mạnh rằng “cuộc ly hôn” này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích của cả hai bên bởi những bất ổn do nó gây ra sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng tại châu Âu nói riêng và trên thế giới nói chung.

Những rủi ro và nguy cơ về việc bất ổn sẽ tiếp tục duy trì sẽ khiến mọi người ngần ngại trong việc chi tiêu và đầu tư cho tới khi họ tìm được cách tiếp cận với vấn đề này thân thiện và hợp tác hơn. Không chỉ có vậy, các nhà đầu tư còn cần những dự thảo của quy định mới giữa Anh và EU được thiết lập. Do đó, ông Lipton cho rằng tốt nhất là chúng ta nên chờ đợi cho tới khi quá trình này được tiến hành.

Sau khi xem xét những bất ổn xung quanh Brexit, IMF đã công bố dự báo tăng trưởng toàn cầu mới và ngày 19/7 vừa qua. Theo đó, tốc độ tăng trưởng toàn cầu năm 2017 giảm 0,1% xuống mức 3,4% và tốc độ tăng trưởng toàn cầu năm 2016 điều chỉnh thành 3,1%.

Tuy nhiên, khi Brexit trở nên bớt nguy hiểm hơn thì vấn đề của hệ thống ngân hàng tại Italy lại khiến nhiều người phải nhắc tới. Hiện nay, mức nợ xấu của các ngân hàng tại Italy được ước tính lên tới 360 tỷ Euro (tương đương 400,7 tỷ USD). Con số này đẩy tỷ lệ nợ xấu tại Italy lên tới 17%, trong khi tỷ lệ nợ xấu tại Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 "chỉ là" 5%.

Ông Lipton cảnh báo rằng tình hình của các ngân hàng Italy là rất khó nắm bắt trong khi sự hợp tác giữa Anh và EU trong tương lai có thể sẽ khá lạc quan.

Cơ quan Giám sát Ngân hàng Châu Âu (EBA) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ công bố kết quả kiểm tra các ngân hàng lớn tại châu Âu vào ngày 29/7 tới.

Vấn đề của các ngân hàng tại Italy là họ có xu hướng tập trung vào việc mua bán tài sản đơn thuần (plain-vanilla lending activities). Như vậy, khả năng sinh lời sẽ thấp hơn nhiều so với việc đầu tư, giao dịch hay quản lý tài sản.

Điều đó đã khiến hệ thống ngân hàng tại đây trở nên đặc biệt nhạy cảm trong bối cảnh lãi suất đang ở mức rất thấp như hiện nay bởi các hoạt động ngân hàng càng an toàn thì sẽ lợi suất sẽ càng thấp. Hiện tại ở châu Âu, mức lãi suất trung bình đang ở dưới mức 0%.




Thạch Thảo
(Thời báo Ngân hàng)

Trở về

Bài cùng chuyên mục