Theo hãng tin CNN, việc các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ tập trung xuất khẩu sang tiêu dùng nội địa đang đẩy hàng triệu công nhân trong các nhà máy than và thép trở thành những...tài xế lái taxi.

Chi phí nhân công tại Trung Quốc cao hơn đáng kể so với nhiều nền kinh tế mới nổi. So với mức các nhà máy ở Việt Nam, lương công nhân Trung Quốc nhiều hơn hai lần và cao hơn bốn lần so với tại Bangladesh.
Xuyên suốt chiến dịch tranh cử tổng thống, tỷ phú Donald J. Trump luôn đề cập đến việc Trung Quốc đang đánh cắp việc làm của người Mỹ trong ngành sản xuất.
Trong bài diễn văn mới nhất, ông Trump tiếp tục đề cập đến “những thoả thuận thương mại tai hại” làm tổn thương đến thị trường lao động trong lĩnh vực sản xuất tại Mỹ. Ông Trump chỉ ra việc Mỹ hỗ trợ đường lối thương mại tự do của Trung Quốc là một sai lầm to lớn.
Tại một thời điểm nào đó, lý lẽ trên có vẻ thuyết phục. Với một số lượng lớn nhân lực có mức lương thấp hơn so với nước Mỹ, Trung Quốc đã thu hút nhiều nhà sản xuất đang tìm cách cắt giảm chi phí, củng cố lợi nhuận trong khi vẫn giữ mức giá rẻ. Từ năm 1999 đến năm 2011, Mỹ đã mất ít nhất 2 triệu việc làm do tình trạng nhập khẩu hàng Trung Quốc liên tiếp tăng.
Tuy nhiên, thực tế hiện tại ở Trung Quốc đã khác, công nhân nước này đang đối mặt với viễn cảnh khó khăn hơn những gì ông Trump đề cập. Tăng trưởng kinh tế chững lại, chi phí tăng trong khi cạnh tranh nước ngoài ngày càng khốc liệt – bao gồm cả từ Mỹ - khiến họ rơi vào nguy cơ mất việc.
Chủ tịch hãng tư vấn APCO nhận định các ứng cử viên tổng thống “đang hô hào những vấn đề của quá khứ. Sản xuất phục vụ xuất khẩu ở Trung Quốc đang ngày càng khó khăn hơn”. Thị trường lao động tại đây đã có biến động mạnh trong những năm qua.
Khi kinh tế tăng trưởng tạo ra nhiều cơ hội trong nhiều ngành nghề, lắp ráp không phải là nghề hấp dẫn như trước đây. Điều này khiến nhà quản lý phải tăng lương để thu hút lao động. Cùng lúc đó, chính quyền một số thành phố như Thâm Quyến và các trung tâm công nghiệp khác liên tiếp tăng lương tối thiểu bắt buộc để củng cố phúc lợi cho các gia đình lao động cũng như gây sức ép với doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm đắt đỏ và có giá trị cao hơn.
Những động thái trên góp phần tăng lương tại các nhà máy. Mức lương trung bình hàng tháng hiện tại ở mức 424 USD/tháng, cao hơn 29% so với ba tháng trước. Chi phí nhân công tại Trung Quốc cao hơn đáng kể so với nhiều nền kinh tế mới nổi. So với mức các nhà máy ở Việt Nam, lương công nhân Trung Quốc nhiều hơn hai lần và cao hơn bốn lần so với tại Bangladesh. Chi phí đắt đỏ khiến lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc thay đổi đáng kể so với Mỹ.
Trong một nghiên cứu năm ngoái, BCG chỉ ra chi phí sản xuất tại những khu vực sản xuất hàng xuất khẩu lớn ở Trung Quốc hiện nay gần tương đương với ở Mỹ, sau khi đã tính cả lương nhân công, hiệu suất lao động, chi phí năng lượng và các yếu tố khác.
Do đã mất lợi thế tiết kiệm chi phí, nhiều công ty Mỹ đang có kế hoạch đưa sản xuất trở lại nước Mỹ. Khảo sát của BCG cho biết, 24% doanh nghiệp Mỹ đang chủ động chuyển sản xuất về trong nước hoặc có kế hoạch như vậy trong hai năm tới. Năm 2012, chỉ có 10% dự định làm như vậy. Hiện tại, Mỹ lại là điểm đến được ưa thích.
Điều này đồng nghĩa việc làm đang trở lại với công nhân Mỹ. Một nửa số người tham gia khảo sát của BCG cho biết họ kỳ vọng số công nhân sản xuất ở Mỹ sẽ tăng trong năm năm tới.
Và không chỉ có Mỹ đang lấy đi việc làm khỏi Trung Quốc. Chi phí sản xuất là nguyên nhân khiến hàng đầu khiến nhiều công ty thuộc nhiều ngành nghề chuyển đổi địa địa điểm kinh doanh sang những nước khác. Theo thống kê mới nhất của Phòng thương mại Mỹ tại Trung Quốc, 25% số người trả lời cho biết đã hoặc đang di dời hoạt động kinh doanh khỏi Trung Quốc cũng vì lý do giá cả. Một nửa trong số đó chọn điểm đến là các nước đang phát triển ở châu Á, trong khi gần 40% lựa chọn Mỹ, Canada và Mexico.
Trong số những nhà máy di dời sản xuất khỏi Trung Quốc, có nhiều nhà máy có sản phẩm được bày bán trên kệ của các nhà bán lẻ Mỹ.
Stella International, sản xuất giày cho Michael Kors, Rockport và nhiều thương hiệu khác đã đóng cửa một trong số các nhà máy ở Trung Quốc hồi tháng 2 để chuyển một số hoạt động sản xuất sang Việt Nam và Indonesia. Một nhà máy khác là TAL, chuyên may quần áo cho những thương hiệu Mỹ như Dockers và Brooks Brothers có kế hoạch đóng cửa một nhà máy ở Trung Quốc năm nay để di dời sang Việt Nam và Ethiopia. Những công ty khác có thể không đóng cửa nhà máy nhưng cũng đang nhắm đến đầu tư ở nơi khác.
Foxconn, nổi tiếng với các nhà máy lắp ráp Iphones cho Apple tại Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng 12 nhà máy lắp ráp tại Ấn Độ, tạo thêm khoảng một triệu việc làm ở đây. Hoạ động thử nghiệp ở Tây Ấn sẽ bắt đầu sản xuất điện thoại di động trong năm nay.
Mặc dù Trung Quốc đến giờ vẫn là nhà xuất khẩu may mặc lớn nhất vào Mỹ nhưng nước này đang đối mặt với ngày càng nhiều cạnh tranh đến từ những đối thủ có chi phí thấp hơn. Năm ngoái, thị phần hàng may mặc Trung Quốc đến Mỹ đã giảm trong khi những nước như Việt Nam và Bangladesh tăng.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất đang chịu gánh nặng do sản xuất dư thừa và việc cắt giảm là không thể tránh khỏi. Trong tháng 2, Bộ trưởng Bộ lao động và an sinh Trung Quốc ước tính có thể có 1,8 triệu công nhân ngành thép và ngành than sẽ bị mất việc.
“Có vẻ như Trung Quốc không còn là điểm đến hấp dẫn với chi phí nhân công giá rẻ. Trung Quốc đang tăng chuỗi giá trị, có nghĩa sẽ có sự điều chỉnh,’’ Chủ tịch AmCham tại Bắc Kinh nhận định.
Nhân công Trung Quốc đang đối mặt với khả năng mất việc do những khó khăn với nền kinh tế. Tăng trưởng ở mức thấp nhất trong 25 năm qua làm tổn thương nhiều ngành kinh tế. Sản xuất – chiếm 1/5 thị trường lao động tại các thành phố - đặc biệt chịu cú giáng mạnh. Trong khi đó, số liệu thị trường việc làm Trung Quốc do chính phủ công bố lại tích cực đáng ngạc nhiên khi chưa chỉ có 4% thất nghiệp.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cho rằng số liệu thực tế không lạc quan như số liệu công bố chính thức. Theo ước tính của hãng tư vấn Fathom của Anh, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm sẽ chạm mức 12,9% trong năm nay – gấp ba lần so với năm 2012. Công nhân ở Trung Quốc, vốn đang bị tổn thương có thể sẽ phải đối mặt với thời điểm còn khó khăn hơn trong thời gian tới.
Nhật Linh
Theo NYTimes/Người Đồng Hành
Theo hãng tin CNN, việc các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ tập trung xuất khẩu sang tiêu dùng nội địa đang đẩy hàng triệu công nhân trong các nhà máy than và thép trở thành những...tài xế lái taxi.
Mối quan hệ chính trị giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã đóng băng kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, nhưng mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia này lại vô cùng mật thiết.
Châu Á, mà đặc biệt là Trung Quốc, vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi thời kỳ khó khăn.
Trái với bức tranh u ám mà ông Donald Trump vẫn hay vẽ ra trong các chiến dịch tranh cử, Mỹ một lần nữa lại trở thành cảng trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư trong một thế giới đầy giông bão.
Tổng số lãi phải trả của 10 doanh nghiệp lớn nhất Ấn Độ còn lớn hơn cả tổng lợi nhuận hằng năm của họ.
Một quan chức hàng đầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định rằng Trung Quốc đang nỗ lực trong việc cải cách nền kinh tế với đầy các khoản nợ nhưng các quan chức nước này vẫn còn nhiều việc phải làm.
Tháng 5/2016, Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu không công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường. Quy chế đó liệu có phải là chìa khóa mở rộng cửa cho hàng “Made in China” vào châu Âu hay không? Riêng đối với Mỹ, quy chế kinh tế thị trường là một công cụ tinh vi để nước này có thể trừng phạt một đối tác áp dụng chính sách trợ giá.
Trải qua gần 550 năm lịch sử, sự tồn tại của ngân hàng lâu đời nhất thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng khi cổ phiếu Monte dei Paschi đã tụt dốc 99% kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, xuống mức thấp kỷ lục là 25 cents vào ngày 8/7/2016.
Nước này nằm ở vị trí trung tâm giữa nhiều châu lục và khu vực lớn của thế giới.
Càng ngày càng có nhiều khoản tiền cần có người đến vay, giúp sổ nợ của các chủ nợ dày lên. Tiêu chuẩn bảo hiểm cần được giảm xuống. Điều này đồng nghĩa với việc số người đi vay sẽ giảm xuống. Cuối cùng, để tạo ra một bong bóng tín dụng, chúng ta cần nền thêm một nền kinh tế giảm tốc, khiến những người đi vay không còn khả năng trả nợ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự