Tổng thống Pháp bật mí về chiêu thức đánh lại Mỹ trong cuộc đối đầu thương mại, Trung Quốc thờ ơ với đe dọa của ông Trump.

Theo nhà đầu tư huyền thoại Mark Mobius, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và chứng khoán thị trường mới nổi giảm thêm 10% chỉ là bước đệm cho cuộc khủng hoảng tài chính sắp diễn ra.
“Các ngân hàng trung ương đang rút khỏi kỷ nguyên tiền rẻ, nên sớm muộn gì cũng sẽ có khủng hoảng”, ông trả lời một cuộc phỏng vấn tại Singapore. “Các công ty phụ thuộc vào tiền rẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn”.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang bình thường hóa chính sách tiền tệ, khiến thanh khoản bị thắt chặt. Yếu tố này cùng với đồng USD mạnh và thương mại suy giảm đẩy thị trường mới nổi vào tình trạng lao đao trong năm nay. Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung gây ra lạm phát. Tuy nhiên, mức lương tăng và tỷ lệ thất nghiệp thấp xóa bỏ ảnh hưởng của lạm phát. Do vậy, cử tri vẫn ủng hộ Tổng thống Trump và căng thẳng thương mại sẽ tiếp tục xấu đi, Mobius phân tích.
Chỉ số MSCI thị trường mới nổi đã giảm 16% từ mức đỉnh hồi cuối tháng 1. Mobius dự đoán chỉ số này có thể giảm tiếp 10% từ mức hiện tại, đẩy thị trường vào đà giảm.
So với mức cao hồi cuối tháng 3, chỉ số tiền tệ MSCI thị trường mới nổi đã giảm khoảng 7%, khiến Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina và Indonesia phải tăng lãi suất để bảo vệ đồng nội tệ. Biện pháp này có thể phản tác dụng với các nước có nợ công cao và chính phủ cần tìm ra chính sách tài chính giúp cải thiện tâm lý nhà đầu tư, Mobius nhận xét.
Tuy vậy, tỷ phú 81 tuổi này vẫn xem đà suy giảm hiện nay là cơ hội để mua vào, và đang tìm cách huy động vốn. Ông dự báo một số thị trường hưởng lợi từ chiến tranh thương mại:
Tuyết Chu/ Theo Bloomberg/NDH.VN
Tổng thống Pháp bật mí về chiêu thức đánh lại Mỹ trong cuộc đối đầu thương mại, Trung Quốc thờ ơ với đe dọa của ông Trump.
Cách tiếp cận của chính phủ các nước châu Á rất đáng chú ý bởi đã chọn con đường được đánh giá cao: dùng sự hợp tác để đáp lại xung đột.
Trung Đông-châu Phi từ lâu là những khu vực ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, trước hết là vì lợi ích kinh tế.
Giới chuyên gia cảnh báo các nước Nam Âu có nguy cơ vỡ nợ vì vay quá nhiều tiền từ Trung Quốc để thực hiện những dự án hạ tầng.
"Made in China 2025" là kế hoạch lớn của Bắc Kinh để đưa Trung Quốc lên chuỗi giá trị toàn cầu và trở thành lực lượng thống trị trong các công nghệ của tương lai.
Made in China 2025kế hoạch phát triển kinh tế của trung quốc
Các chuyên gia kinh tế châu Á giữ nguyên dự báo về tăng trưởng kinh tế ổn định tại khu vực trong năm 2018, bất chấp những thay đổi trong môi trường kinh doanh như căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.
Chuyến thăm Đức của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhằm chuẩn bị phối hợp đối phó cuộc chiến thương mại mà Mỹ đang phát động.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rằng "chiến tranh thương mại là một điều tốt và dễ dàng để giành chiến thắng”. Tuy nhiên, với việc Mỹ thực hiện lời đe dọa áp thuế quan thương mại nặng lên Trung Quốc hôm thứ Sáu (6/7), thật khó để xác định ai sẽ là người thụ hưởng.
Chiến tranh thương mại sẽ làm giảm khối lượng giao dịch, gián đoạn chuỗi cung ứng và gây mất niềm tin. Hậu quả là tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ bị thụt lùi.
Công ty quản lý đầu tư Pictet của Anh ước tính chỉ cần 10% thuế áp lên thương mại Mỹ được chuyển sang người tiêu dùng, kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào lạm phát và lợi nhuận doanh nghiệp giảm 2,5%.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự