Nếu thực hiện thành công các cải cách cần thiết và tận dụng cấu trúc dân số thuận lợi, nền kinh tế của Indonesia sẽ cất cánh.

Các nhà nghiên cứu đánh giá việc Anh rời EU sẽ gây tổn thất cho nền kinh tế nước này 100 tỉ bảng (khoảng 145 tỉ USD) và 950.000 đầu việc vào năm 2020.
Biểu trưng kêu gọi rời EU của tổ chức vận động Leave.Eu trong văn phòng của họ ở London - Ảnh: Reuters
Reuters dẫn kết quả nghiên cứu của tổ chức Liên minh công nghiệpAnh (CBI) của các nhà tuyển dụng nói việc Anh rời khối có thể gây sốc nặng cho nền kinh tế nước này, chưa tính tới việc có các thỏa thuận thương mại mà London có thể thương lượng với các đối tác cũ của châu Âu.
Tổng giám đốc CBI Carolyn Fairbairn nói trong một tuyên bố đăng tải sáng nay 21-3: “Phân tích này cho thất điều rất rõ rằng tại sao việc rời EU sẽ là một cú giáng thật sự đối với mức sống, việc làm và tăng trưởng”.
CBI nói thêm ngay cả trong tình huống tốt đẹp nhất, điều này cũng sẽ gây ra cú sốc nghiêm trọng cho nền kinh tế Anh.
CBI là tổ chức chủ trương Anh ở lại EU và bị các nhà hoạt động phản đối EU chỉ trích kịch liệt. Hiện giới kinh doanh ở Anh cũng bị chia rẽ về vấn đề này.
Mới đây, tổng giám đốc Phòng thương mại Anh John Longworth đã phải từ chức sau khi công khai quan điểm chống EU của mình, vi phạm quy định về quan điểm trung lập của tổ chức này.
Để bảo vệ quan điểm của mình, tuần trước CBI đã xuất bản một nghiên cứu cho thấy 80% thành viên của tổ chức này muốn Anh ở lại EU trong khi chỉ có 5% muốn rời khối.
Theo Reuters, Anh sẽ tổ chức trưng cầu ý dân về việc có rời khối hay không vào ngày 23-6 tới. Kết quả thăm dò hiện tại cho thấy khoảng 40% dân không muốn Anh rời khối và 40% muốn rời EU. 20% còn lại chưa quyết định.
Nếu thực hiện thành công các cải cách cần thiết và tận dụng cấu trúc dân số thuận lợi, nền kinh tế của Indonesia sẽ cất cánh.
Nước này muốn cạnh tranh với các đại gia máy bay như Boeing hay Bombardier, nhưng những sự cố liên tiếp của chiếc MA60 đang khiến giấc mộng này trở nên xa vời hơn bao giờ hết.
Cần tăng tốc cung cấp Internet trong nước, nhưng Cuba lại e ngại sự giúp đỡ của các hãng công nghệ Mỹ, như Google, và muốn tìm đến đối tác truyền thống là Trung Quốc.
Nếu Ấn Độ muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 8-10% trong 10 năm tới, điều này đòi hỏi một cuộc đại tu trong lĩnh vực sản xuất.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nhận định, chưa chắc chính phủ Trung Quốc đã đủ khả năng để kiểm soát nền kinh tế của chính mình.
Kể từ khi Việt Nam và Philippines thiết lập quan hệ ngoại giao hồi năm 1976, hai nước đã tăng cường hợp tác nhiều mặt. Philippines cũng đang phát triển rất nhanh. Đất nước này đang lên kế hoạch thúc đẩy các công ty công nghệ khởi nghiệp (startup).
Kể từ cuối những năm 2000, một kỷ nguyên mới cho hợp tác khu vực đã mở ra ở châu Á. Việc Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng, sự ra đời của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) tầm cỡ và sự hiện diện nổi bật của Ấn Độ ở Đông Nam Á đã thúc đẩy sự làn sóng này cũng như có ý nghĩa thay đổi tương lai của khu vực.
Cơn sốt săn lùng doanh nghiệp Mỹ của các nhà đầu tư Trung Quốc đang bùng lên với tốc độ chưa từng thấy.
Cơn sốt săn lùng doanh nghiệp Mỹ của các nhà đầu tư Trung Quốc đang bùng lên với tốc độ chưa từng thấy.
Một số nhãn hàng sang trọng toàn cầu đoán chắc xu hướng mua sắm của người Nga vẫn sẽ tiếp diễn mạnh, đồng thời mở thêm các cửa hàng mới trên khắp thủ đô Moscow
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự