tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

5 tháng trôi qua, doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn khổ sở vì việc 'trả đũa' của Trung Quốc

  • Cập nhật : 28/07/2017

Hyundai, Lotte bị ảnh hưởng nhiều nhất khi Trung Quốc từ chối giảm bớt các biện pháp trả đũa.

5 tháng sau khi Bắc Kinh và Seoul công khai "gây gổ" vì việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Hàn Quốc, hoạt động kinh doanh của các công ty Hàn tại Trung Quốc vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề từ các biện pháp trả đũa và tẩy chay.

"Chúng tôi hầu như không bán được thứ gì, ngay cả có giảm giá", một nhân viên bán hàng của Hyundai Motor ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, nói. "Tôi nghĩ đây sẽ là năm tồi tệ nhất kể từ khi tôi bắt đầu làm việc ở đây".

Doanh số bán hàng giảm rõ rệt kể từ cuối tháng 2, khi chính phủ Hàn Quốc hoàn thiện các chi tiết cho việc triển khai THAAD. Doanh số của hãng này giảm khoảng 40% tại Trung Quốc trong quý từ tháng 4 đến tháng 6, theo các kết quả được công bố hôm thứ 4 (26/7).

cua hang lotte mart phu thuan van dong cua

Cửa hàng Lotte Mart Phủ Thuận vẫn đóng cửa

Lợi nhuận hoạt động của tập đoàn Hyundai giảm 16% trong năm từ tháng 1 đến tháng 6, xuống còn 2.59 nghìn tỷ Won (2,31 tỷ USD). Một nhà máy mới hoàn thành tại thành phố Trùng Khánh của Trung Quốc chỉ hoạt động với công suất khoảng 20%.

Hồi năm ngoái, nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc từng bán được hơn 1,13 triệu xe ô tô tại Trung Quốc, chiếm hơn 20% tổng số trên toàn cầu. Trong khi đó, Mỹ (thị trường lớn thứ 2 của hãng) chỉ chiếm khoảng 770.000 xe. Với tầm quan trọng vượt trội của thị trường Trung Quốc, đợt sụt giảm hiện tại của Hyundai là một cú sốc đáng kể.

Hyundai không phải là công ty duy nhất của Hàn Quốc phải chịu khổ vì THAAD. Vì đưa đất cho chính phủ Seoul làm nơi lắp đặt, tập đoàn Lotte phải chịu một loạt phản đối từ Trung Quốc. Một cửa hàng Lotte Mart ở thành phố Phủ Thuận vẫn đóng cửa kể từ đó. Trong số 110 cửa hàng giảm giá Lotte có ở Trung Quốc, gần 90 hãng đã ngừng hoạt động, và chưa thấy dấu hiệu mở cửa lại.

trung quoc van chua thoi tra dua han quoc vi "dam" de my lap dat thaad

Trung Quốc vẫn chưa thôi trả đũa Hàn Quốc vì "dám" để Mỹ lắp đặt THAAD

Cuối tháng 5, chuỗi siêu thị lớn nhất của Hàn Quốc E-Mart tuyên bố sẽ rời khỏi thị trường Trung Quốc và cũng quyết định đóng cửa một cửa hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế Jeju, nơi dựa chủ yếu vào khách du lịch Trung Quốc. Theo các báo cáo của Hàn Quốc, các nhà bán lẻ nước này mất 1.000 tỷ Won trong kinh doanh vì vấn đề THAAD.

Doanh nghiệp thất vọng

Trung Quốc từng nhiều lần yêu cầu cả Mỹ và Hàn Quốc xem xét lại việc triển khai THAAD, tuyên bố hệ thống này gây nguy hiểm cho thế cân bằng chiến lược của khu vực nhưng cả 2 đều không chú ý. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng bảo đảm với tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Seoul sẽ không tháo dỡ THAAD.

Các công ty Hàn Quốc ngày càng nản lòng. Căng thẳng càng kéo dài sẽ càng khó giành lại khách hàng Trung Quốc nếu và khi vấn đề được giải quyết.

"Tôi không muốn sản phẩm của Hàn Quốc nữa", một nhân viên chính phủ ở Đại Liên cho biết. "Là một người Trung Quốc, cách dễ nhất để tôi phản đối THAAD là ngừng mua đồ Hàn Quốc".

Thậm chí, khu vực kinh doanh của Hàn Quốc cũng không đủ sức để đối đầu với thách thức này. Liên đoàn Công nghiệp nước này đã bị cuốn vào vụ bê bối lạm dụng quyền lực của tổng thống bị bãi nhiệu Park Geun-hye, kéo theo các tập đoàn lớn như LG và Samsung, từ đó giảm ảnh hưởng lên chính phủ.

tong thong han quoc hua hen "doi thoai nghiem tuc" voi trung quoc ve tinh hinh nay

Tổng thống Hàn Quốc hứa hẹn "đối thoại nghiêm túc" với Trung Quốc về tình hình này

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp muốn thúc đẩy chính phủ làm gì đó và ông Moon hứa hẹn sẽ tổ chức một cuộc đối thoại nghiêm túc với Trung Quốc về tình hình trong một bài phát biểu tháng 5. Tuy nhiên, hiện vẫn không rõ liệu vị tổng thống có thực sự làm được gì hay không.

Tuy vậy, THAAD chỉ có ít tác động đến thương mại. Theo bộ Thương mại Hàn Quốc, kim ngạch xuất khẩu của nước này sang Trung Quốc vẫn tăng 12% trong năm từ tháng 1 đến tháng 6 lên khoảng 65,4 tỷ USD, hơn một nửa tổng kim ngạch năm 2016.

Nhu cầu về chất bán dẫn và màn hình tăng lên đã bù đắp cho suy thoái ở các khu vực khác, theo một quan chức của bộ này. Xuất khẩu vi mạch tăng hơn 50%, giúp cả Samsung Electronics và SK Hynix ghi nhận lợi nhuận hoạt động kỷ lục trong quý từ tháng 4 đến tháng 6. Các sản phẩm đặc thù này không thể dễ dàng bị thay thế. Trung Quốc có thể đang tập trung biện pháp trả đũa vào các doanh nghiệp mà người tiêu dùng có nhiều lựa chọn thay thế hơn, như ô tô và bán lẻ.


Trang Hồ/ Theo Nikkei/NDH.VN

Trở về

Bài cùng chuyên mục