1/5 lợi nhuận của Standard Chartered và 25% lợi nhuận của HSBC “có liên quan đến các đồng tiền có khả năng bị suy yếu”, theo các chuyên gia tại Citigroup.

Chủ tịch Fed San Francisco John Williams, Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard và Chủ tịch Fed Richmond Jeffrey Lacker có chung quan điểm Fed sẽ nâng lãi suất trước năm 2016.
Hôm19/9, 3 quan chức của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra nhận định Fed sẽ nâng lãi suất trước khi năm 2015 kết thúc. Những nhận định này trái ngược với dự đoán của thị trường với nhiều trader cho rằng Fed sẽ đợi tới năm 2016.
Theo họ, những lý do khiến Fed sẽ thông báo nâng lãi suất trong 1 trong 2 cuộc họp còn lại của năm 2015 là những tiến triển của nền kinh tế Mỹ (trong đó có tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp) sẽ lấn át những lo ngại về kinh tế toàn cầu hay sự bấp bênh của thị trường tài chính.
Đó là ý kiến được Chủ tịch Fed San Francisco John Williams, Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard và Chủ tịch Fed Richmond Jeffrey Lacker đưa ra chỉ 2 ngày sau khi Fed quyết định giữ nguyên lãi suất.
“Với những dấu hiệu trái chiều mà chúng ta đang có, tôi quan điểm rằng bước đi hợp lý tiếp theo là dần dần nâng lãi suất. Khả năng lớn nhất là lộ trình sẽ bắt đầu vào cuối năm nay”, William nói trong bài phát biểu ở Armonk, New York.
Theo các tài liệu của Fed, có tới 13 trong tổng số 17 nhà hoạch định chính sách vẫn kỳ vọng lãi suất sẽ tăng lên trong năm nay. Hai cuộc họp tiếp theo diễn ra lần lượt vào ngày 27 – 28/10 và 15-16/12. Lãi suất chủ chốt do Fed quyết định đã ở mức gần 0 suốt từ năm 2008 đến nay.
Bất chấp Ủy ban thị trường mở (FOMC) dự đoán lãi suất sẽ tăng trong năm nay, các trader giờ đây đặt cược rằng Fed sẽ trì hoãn tới tận năm 2016.
Trong khi đó phát biểu tại Nashville, Tennessee, Bullard – người vẫn không tán thành hoãn đến năm sau – cho rằng Fed sẽ tăng lãi suất vì cứ giữ lãi suất như hiện nay chỉ tạo thêm chứ không giảm bớt bất ổn đe dọa kinh tế vĩ mô.
FOMC gần như đã đạt được các mục tiêu, nhưng chính sách của Ủy ban này vẫn bị kẹt trong trạng thái khẩn cấp, ông nói.
Hai mục tiêu của Fed là đạt được trạng thái toàn dụng lao động và ổn định giá cả ở mức lạm phát 2%. Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 8 đã giảm xuống mức 5,1% và theo Williams Mỹ sẽ đạt trạng thái toàn dụng lao động vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2006. Trong khi đó lạm phát vẫn ì ạch ở mức 0,3%.
Bullard cho rằng nếu lãi suất tăng rất nhẹ (0,25%), chính sách tiền tệ của Mỹ vẫn có thể đảm bảo tính linh hoạt cao mà lại đảm bảo tạo được áp lực đẩy tăng lạm phát
Trong khi đó Williams cho rằng mặc dù trong thời gian vừa qua đồng USD mạnh và giá dầu giảm tác động tiêu cực đến lạm phát, những yếu tố này chỉ mang tính tạm thời. Ông dự đoán lạm phát sẽ tăng lên mức 2% trong 2 năm tới.
Lacker, một người theo trường phái chống lạm phát, cho rằng Fed không thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ tạo ra những rủi ro trong tương lai.
“Tăng lãi suất là cần thiết, nếu xét trong các điều kiện kinh tế hiện nay cũng như triển vọng trong trung hạn”.
Cả Williams và Bullard đều nhận định lãi suất sẽ tăng trong tháng 10, dù từ nay đến mốc thời gian này có khá ít số liệu (chỉ có 1 báo cáo việc làm và 1 về chỉ số giá tiêu dùng).
Tú Anh
Theo Trí thức trẻ/Bloomberg/CafeF
1/5 lợi nhuận của Standard Chartered và 25% lợi nhuận của HSBC “có liên quan đến các đồng tiền có khả năng bị suy yếu”, theo các chuyên gia tại Citigroup.
Sau khi phục hồi khá mạnh trở lại trong phiên hôm qua, sáng nay (22/9 – giờ Việt Nam), đồng USD lại quay đầu giảm so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt. Hiện 1 USD đổi được 0,8926 EUR; 120,3800 JPY; 0,6440 GBP; 0,9718 CHF…
Vàng tiếp tục giảm khi dấu ấn của Fed nhạt dần. Nhân dân tệ tiếp tục suy yếu so với USD.ECB và BoJ có thể tiếp tục nới lỏng tiền tệ.
London (Anh), Tokyo (Nhật Bản) hay New York (Mỹ) đã là những cái tên kỳ cựu trong danh sách các trung tâm tài chính lớn nhất thế giới. Giờ đây, một số đô thị ở Đông Á, Đông Nam Á, Trung Đông và châu Phi đang rục rịch tiến đến danh hiệu này.
Kỷ nguyên đồng yên yếu đang đi đến hồi kết và đồng nội tệ Nhật Bản sẽ tăng lên 115 yên/USD, Eisuke Sakakibara, cựu Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản, cho biết.
Singapore vẫn đứng đầu các quốc gia trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) về thu hút đầu tư từ bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản.
Đồng USD phục hồi trở lại so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trong phiên giao dịch cuối tuần (kết thúc vào rạng sáng nay 19/9 – giờ Việt Nam) khi mà dư âm của việc Fed không tăng lãi suất đã dịu bớt. Hiện 1 USD đổi được 0,8851 EUR; 119,9800 JPY; 0,6437 GBP; 0,9690 CHF…
Sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất, giới chức tài chính châu Á lập tức đưa ra nhiều dự báo trái ngược nhau về tình hình các thị trường khu vực trong thời gian tới.
Kinh tế toàn cầu vẫn bất định và chỉ số nội tại của Mỹ vẫn chưa đủ tốt là lý do FED trì hoãn quyết định tăng lãi suất tới cuối năm.
Sau phiên giảm mạnh hôm qua sau khi Fed quyết định không tăng lãi suất, sáng nay (18/9 – giờ Việt Nam), đồng USD đã lấy lại được một chút “thần thái” so với các đồng tiền châu Âu. Hiện 1 USD đổi được 0,8769 EUR; 119,9600 JPY; 0,6419 GBP; 0,9605 CHF…
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự