London (Anh), Tokyo (Nhật Bản) hay New York (Mỹ) đã là những cái tên kỳ cựu trong danh sách các trung tâm tài chính lớn nhất thế giới. Giờ đây, một số đô thị ở Đông Á, Đông Nam Á, Trung Đông và châu Phi đang rục rịch tiến đến danh hiệu này.

Kinh tế toàn cầu vẫn bất định và chỉ số nội tại của Mỹ vẫn chưa đủ tốt là lý do FED trì hoãn quyết định tăng lãi suất tới cuối năm.
Ủy ban Thị trường mở Liên bang Mỹ (FOMC) thuộc FED kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày bằng quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức gần 0% đã duy trì gần 7 năm qua. Thông cáo được FOMC đưa ra ngay sau đó cho biết lý do chính khiến FED tiếp tục trì hoãn tăng lãi suất là chỉ số lạm phát tại Mỹ vẫn chưa đạt mục tiêu 2%, triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn bất định cùng với những xáo trộn trên thị trường tài chính thế giới gần đây."Kinh tế toàn cầu hiện nay và những biến động tài chính có thể gây áp lực lên lạm phát trong ngắn hạn", thông cáo được Chủ tịch FED - Janet Yellen công bố tại cuộc họp báo lúc 1h30 ngày 18/9 (giờ Hà Nội) nhận định.
Bà Janet Yellen tại buổi họp báo tại Washington, ngay sau khi công bố quyết đinh giữ lãi suất cơ bản. Ảnh: Reuters
Cũng theo bà Yellen, kinh tế Mỹ đang đi đúng hướng và chắc chắn. Song, FED sẽ tiếp tục duy trì chính sách lãi suất thấp để hỗ trợ tăng trưởng nhằm giảm tối đa tỷ lệ thất nghiệp (đang ở mức xấp xỉ 5%), đồng thời chỉ số lạm phát trung hạn của nền kinh tế đạt mục tiêu 2%.
Tuy vậy, trả lời câu hỏi của phóng viên CNBC, người đứng đầu ngân hàng hàng trung ương Mỹ cũng tiết lộ phần lớn các thành viên của FED đều tin rằng những tiến triển nêu trên có thể được phản ánh trong vài tháng tới, qua đó tiếp tục hàm ý về khả năng tăng lãi suất ngay trong năm 2015. Ngoài ra, bà cũng khẳng định FED chưa bao giờ xem xét nghiêm túc việc áp dụng lãi suất âm. Câu hỏi này đặt ra sau khi kết quả kiểm phiếu cho thấy có một thành viên của FED ủng hộ áp dụng lãi suất dưới 0% (người gửi tiền phải trả thêm phí).Cũng tại buổi họp báo, bà Yellen nhiều lần nhắc tới yếu tố toàn cầu trong các quyết định hiện nay của FED. Theo đó, diễn biến tại Trung Quốc và các thị trường mới nổi sẽ được cơ quan này theo dõi liên tục, xem xét ảnh hưởng tới các mục tiêu của Mỹ, qua đó đưa ra quyết định trong thời gian tới. "Chúng tôi chỉ muốn có thêm thời gian để theo dõi kỹ sức khoẻ của nền kinh tế", bà Yellen nói.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ có lúc lên mức cao nhất trong gần một tháng qua, sau quyết định của FED. Nguồn: CNBC
Ngay sau quyết định của FED, thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận những đợt rung lắc khá mạnh, trái ngược với xu thế ổn định trước đó. Ngay sau khi giảm hơn 1% sau khi tuyên bố được đưa ra, chỉ số Dow Jones nhanh chóng hồi phục và có lúc lên mức cao nhất kể từ 20/8. Tuy nhiên, đến cuối phiên, các chỉ số chính đều đi xuống, Dow Jones mất 0,39% xuống 16.674,74 điểm, S&P 500 giảm 0,26% còn 1.990,2 điểm và Nasdaq Composite giảm 0,1% xuống 4.893,95 điểm.Trong khi đó, giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế tăng khoảng 15 USD ngay sau thông tin được chờ đợi, lên xấp xỉ 1.135 USD một ounce và kết phiên ở mức 1.231,51 USD một ounce. Ngược lại, tỷ giá USD cũng như lợi tức trái phiếu Chính phủ Mỹ lại giảm ở hầu hết các kỳ hạn, xuống mức thấp nhất trong ngày. USD Index - chỉ số đo sức khoẻ đôla Mỹ với 6 đồng tiền chủ chốt trên thế giới chứng khiên phiên giảm điểm mạnh nhất trong một tháng qua, 1,1% xuống 94,42 điểm.
Trước đó, giới phân tích cũng như thị trường tài chính bị chia rẽ bởi những suy đoán liên quan đến quyết định của FED. Những người ủng hộ cho rằng tỷ lệ thất nghiệp thấp, sức mua cũng như tốc độ tăng trưởng ổn định của kinh tế Mỹ sẽ là cơ sở cho việc bình thường hoá lãi suất, sau thời kỳ nới lỏng để phục hồi. Trong khi đó, việc chỉ số phát vẫn chưa đạt yêu cầu, sức ép từ việc Trung Quốc phá giá nhân dân tệ và khối nợ doanh nghiệp Mỹ... là những lý do được đưa ra cho những nhận định cho rằng FED sẽ trì hoãn quyết định đến cuối năm.
Tuy vậy, trong các phát biểu trước sự kiện hôm nay, bà Janet Yellen đã hơn một lần khẳng định FED thà chờ đợi thêm để chắc chắn có thể nâng lãi suất, còn hơn đưa ra các quyết định vội vàng.
Nhật Minh
Theo Vnexpress.net
London (Anh), Tokyo (Nhật Bản) hay New York (Mỹ) đã là những cái tên kỳ cựu trong danh sách các trung tâm tài chính lớn nhất thế giới. Giờ đây, một số đô thị ở Đông Á, Đông Nam Á, Trung Đông và châu Phi đang rục rịch tiến đến danh hiệu này.
Kỷ nguyên đồng yên yếu đang đi đến hồi kết và đồng nội tệ Nhật Bản sẽ tăng lên 115 yên/USD, Eisuke Sakakibara, cựu Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản, cho biết.
Singapore vẫn đứng đầu các quốc gia trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) về thu hút đầu tư từ bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản.
Chủ tịch Fed San Francisco John Williams, Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard và Chủ tịch Fed Richmond Jeffrey Lacker có chung quan điểm Fed sẽ nâng lãi suất trước năm 2016.
Đồng USD phục hồi trở lại so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trong phiên giao dịch cuối tuần (kết thúc vào rạng sáng nay 19/9 – giờ Việt Nam) khi mà dư âm của việc Fed không tăng lãi suất đã dịu bớt. Hiện 1 USD đổi được 0,8851 EUR; 119,9800 JPY; 0,6437 GBP; 0,9690 CHF…
Sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất, giới chức tài chính châu Á lập tức đưa ra nhiều dự báo trái ngược nhau về tình hình các thị trường khu vực trong thời gian tới.
Sau phiên giảm mạnh hôm qua sau khi Fed quyết định không tăng lãi suất, sáng nay (18/9 – giờ Việt Nam), đồng USD đã lấy lại được một chút “thần thái” so với các đồng tiền châu Âu. Hiện 1 USD đổi được 0,8769 EUR; 119,9600 JPY; 0,6419 GBP; 0,9605 CHF…
Reuters cho biết, ngân hàng sẽ cắt giảm nhân sự chủ yếu trong bộ phận công nghệ và thông qua tái cơ cấu mảng PostBank.
Lạm phát 2% được coi là mục tiêu thích hợp nhất trong một thời gian dài trong điều hành chính sách tiền tệ của một ngân hàng trung ương.
Ngày 17-9, ông Lloyd Blankfein, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Ngân hàng đầu tư khổng lồ Goldman Sachs, khẳng định không nên đầu tư vào Trung Quốc trong thời điểm này.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự