Sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định giữ nguyên lãi suất, bà chủ tịch Janet Yellen đang đối mặt với những câu hỏi của các chính trị gia Mỹ và giới đầu tư toàn cầu.

Kỷ nguyên đồng yên yếu đang đi đến hồi kết và đồng nội tệ Nhật Bản sẽ tăng lên 115 yên/USD, Eisuke Sakakibara, cựu Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản, cho biết.
Yên biến động nhẹ so với USD và đạt 119,8 yên đổi 1 USD lúc 13h43 hôm thứ Sáu 18/9 tại Tokyo sau khi tăng 0,5% hôm thứ Năm 17/9 khi Fed quyết định giữ nguyên lãi suất. Yên đã hồi phục sau khi xuống thấp nhất 13 năm so với USD ở 125,85 yên/USD trong tháng 6 vừa qua. Khi được hỏi về quyết định không thay đổi lãi suất của Fed, ông Sakakibara (còn được gọi là Ngài Yên - Mr Yen) cho biết “tác động không thực sự mạnh” đối với Nhật Bản.
“Thời kỳ đồng yên rẻ đang bắt đầu kết thúc và tôi nghĩ rằng tỷ giá yên/USD sẽ tăng lên ngưỡng 115-120 yên đổi 1 USD”, ông Sakakibara, 74 tuổi, hiện là giáo sư tai Đại học Aoyama Gakuin, nói và cho biết thêm, đồng nội tệ của Nhật Bản sẽ không thể giảm xuống mức 125 yên/USD trong thời gian tới.
Yên đã giảm khoảng 30% kể từ khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lên nắm quyền cuối năm 2012, cam kết đưa nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới thoát khỏi tình trạng giảm phát. Đồng nội tệ Nhật Bản ghi nhận tuần thứ 2 tăng liên tiếp trong tháng này sau khi Fed cho thấy sự lưỡng lự trong việc chấm dứt kỷ nguyên kích thích tiền tệ kỷ lục trong bối cảnh thị trường vẫn bất ổn và lạm phát của Mỹ vẫn ở mức thấp.
Tuần qua, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng quyết định không tăng cường kích thích kể cả sau khi tăng trươgnr kinh tế nước này giảm trong quý II/2015.
“BOJ có thể sẽ bắt đầu tìm cách thoát ra khi Fed tăng lãi suất. Khi chúng ta bước vào giai đoạn đó, yên sẽ không thể giảm giá”, Ngài Yên tuyên bố.
Yên có thể tăng nhẹ khi Fed trì hoãn nâng lãi suất và bất ổn kinh tế toàn cầu. Yên hiện đang được coi là “hầm trú ẩn an toàn”, thu hút dòng tiền đổ vào.
Trừ khi tình hình kinh tế toàn cầu diễn biến xấu hơn nữa, BOJ không thể tăng cường kích thích trong năm nay hay năm tới, ông Sakakibara cho biết. Kế hoạch tăng thuế tiêu thụ trong năm 2017 có thể dẫn đến việc tăng cường kích thích.
“Việc tăng thuế bán hàng có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và buộc BOJ phải nới lỏng tiền tệ hơn nữa nếu cần thiết”, ông Sakakibara nói.
Chính sách tiền tệ của Thống đốc Kuroda đã phát huy hiệu quả trong vài năm qua. Cả Thủ tướng Nhật Bản Abe và Thống đốc BOJ Kuroda đều khá hài lòng với tình trạng hiện nay của nền kinh tế Nhật Bản.
Sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định giữ nguyên lãi suất, bà chủ tịch Janet Yellen đang đối mặt với những câu hỏi của các chính trị gia Mỹ và giới đầu tư toàn cầu.
Bất chấp cảnh báo của giới quản lý đầu tư về nguy cơ khủng hoảng, giới đầu tư đã đổ mạnh vốn về các thị trường mới nổi cả trước và sau quyết sách của Fed, theo Viện Tài chính quốc tế.
1/5 lợi nhuận của Standard Chartered và 25% lợi nhuận của HSBC “có liên quan đến các đồng tiền có khả năng bị suy yếu”, theo các chuyên gia tại Citigroup.
Sau khi phục hồi khá mạnh trở lại trong phiên hôm qua, sáng nay (22/9 – giờ Việt Nam), đồng USD lại quay đầu giảm so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt. Hiện 1 USD đổi được 0,8926 EUR; 120,3800 JPY; 0,6440 GBP; 0,9718 CHF…
Vàng tiếp tục giảm khi dấu ấn của Fed nhạt dần. Nhân dân tệ tiếp tục suy yếu so với USD.ECB và BoJ có thể tiếp tục nới lỏng tiền tệ.
London (Anh), Tokyo (Nhật Bản) hay New York (Mỹ) đã là những cái tên kỳ cựu trong danh sách các trung tâm tài chính lớn nhất thế giới. Giờ đây, một số đô thị ở Đông Á, Đông Nam Á, Trung Đông và châu Phi đang rục rịch tiến đến danh hiệu này.
Singapore vẫn đứng đầu các quốc gia trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) về thu hút đầu tư từ bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản.
Chủ tịch Fed San Francisco John Williams, Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard và Chủ tịch Fed Richmond Jeffrey Lacker có chung quan điểm Fed sẽ nâng lãi suất trước năm 2016.
Đồng USD phục hồi trở lại so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trong phiên giao dịch cuối tuần (kết thúc vào rạng sáng nay 19/9 – giờ Việt Nam) khi mà dư âm của việc Fed không tăng lãi suất đã dịu bớt. Hiện 1 USD đổi được 0,8851 EUR; 119,9800 JPY; 0,6437 GBP; 0,9690 CHF…
Sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất, giới chức tài chính châu Á lập tức đưa ra nhiều dự báo trái ngược nhau về tình hình các thị trường khu vực trong thời gian tới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự