Tự vệ chỉ là giải pháp giúp doanh nghiệp ngành thép đỡ khó trong một khoảng thời gian nhất định. Về lâu dài, sự tồn vong lại phụ thuộc vào chính các doanh nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam muốn nâng cao lợi nhuận, tận hưởng ưu đãi phải tái cấu trúc sản xuất theo hướng đầu tư vào các khâu: thiết kế, giao thương trực tiếp, sản xuất nguyên phụ liệu, tạo sản phẩm đầu ra có chất lượng... để có thể vào được các thị trường của TPP.
Hiện nay, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua hàng loạt hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - khu vực chiếm đến 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu.
Tại buổi gặp mặt của Bộ Công Thương với các cơ quan báo chí để cung cấp thông tin kết thúc đàm phán Hiệp định TPP vào chiều ngày 09/10/2015, Trưởng đoàn đàm phán Trần Quốc Khánh cho biết, trong điều kiện kinh tế thuận lợi, TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 33,5 tỷ USD vào năm 2025; xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD năm 2025. Trên phương diện này, Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất trong các nước tham gia TPP.
Theo đánh giá tác động, với việc Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada giảm thuế nhập khẩu về 0% sẽ tạo cú hích lớn cho hàng hoá Việt Nam tiếp cận. Ngành dệt may sẽ tăng đáng kể kim ngạch. Ước tính cứ tăng 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may thì sẽ tạo ra khoảng 250.000 việc làm các loại. Ngành này tăng xuất khẩu sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho người dân.
Tác động tích cực này cũng sẽ có hiệu ứng ở ngành da giày, thuỷ sản, nông lâm sản.
Là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta, mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ đạt khoảng 6 tỷ USD. Đặc biệt, năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của ngành này lên tới xấp xỉ 7 tỷ USD.
Hiện nay, gỗ xuất khẩu tập trung vào sản phẩm chính, như: gỗ băm (gỗ vụn), gỗ ván bóc, gỗ dán, gỗ xẻ, đồ gỗ nội, ngoại thất… Trừ đồ gỗ nội, ngoại thất, những mặt hàng còn lại đều là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, như: gỗ vụn xuất khẩu sang Hàn Quốc, Đài Loan làm giấy; gỗ ván bóc sang Malaysia làm gỗ dán; gỗ xẻ sang Nhật Bản, Hàn Quốc... làm đồ nội thất.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại, những sản phẩm xuất khẩu chủ lực nói trên của ngành gỗ khi vào TPP lại không nằm trong đối tượng được giảm thuế.
Bên cạnh đó, cũng là ngành xuất khẩu chủ lực, năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt hơn 27,1 tỷ USD, tăng hơn 10% so với năm trước.
Tuy nhiên, ngành dệt may đang tồn tại những bất cập với nhiều doanh nghiệp có quy mô còn nhỏ, chủ yếu gia công cho doanh nghiệp lớn của thế giới. Với quy định chặt chẽ về xuất xứ hàng hóa, khi vào TPP, doanh nghiệp dệt may cũng không được hưởng những ưu đãi lớn về thuế.
Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng nông sản khác, như: cà phê, thanh long, vải thiều… cũng khó xuất khẩu khối lượng lớn vào những thị trường khó tính, như: Mỹ, Nhật Bản - đây cũng là những quốc gia dành cho Việt Nam ưu đãi lớn khi TPP có hiệu lực.
Theo ông Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Công ty VietGo - một doanh nghiệp tư vấn xuất khẩu, trong thời gian tới, các doanh nghiệp nước ngoài có vốn, công nghệ sẽ đổ xô đầu tư vào Việt Nam để hưởng những ưu đãi lớn về thuế. Đơn cử như với ngành gỗ, sẽ có “làn sóng” doanh nghiệp Trung Quốc và Thụy Điển vào Việt Nam đầu tư sản xuất đồ gỗ nội, ngoại thất xuất khẩu.
Hay, với ngành dệt may, doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam sản xuất công nghiệp hỗ trợ, như: vải, cúc, sợi và nguyên liệu đầu vào để tận dụng mức thuế giảm tối đa.
Do đó, theo Giám đốc Công ty VietGo, doanh nghiệp Việt Nam muốn nâng cao lợi nhuận, tận hưởng ưu đãi thì cần tái cấu trúc sản xuất theo hướng đầu tư vào các khâu, như: hiết kế, giao thương trực tiếp, sản xuất nguyên phụ liệu, tạo sản phẩm đầu ra thực sự có chất lượng... để hàng hóa có thể vào được các thị trường cao cấp của TPP, như: Nhật, Mỹ, Canada, Úc./.
Theo Lê Vân/kinhtevadubao.vn
Tự vệ chỉ là giải pháp giúp doanh nghiệp ngành thép đỡ khó trong một khoảng thời gian nhất định. Về lâu dài, sự tồn vong lại phụ thuộc vào chính các doanh nghiệp
Bộ GTVT đang 'cầu cứu' Bộ Công thương tìm đối tác trong ngành để chuyển nhượng hai nhà máy thép và điện với mức đầu tư gần 2.500 tỉ đồng từ thời Vinashin đã bỏ hoang nhiều năm qua.
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ chịu áp lực cạnh tranh ngày càng lớn hơn.
Góp ý về đề xuất giảm thuế nhập khẩu cho lọc dầu Dung Quất, Bộ Công Thương vừa có văn bản cho rằng điều này là “có cơ sở” và “cần thiết phải có giải pháp cấp bách” để tháo gỡ khó khăn cho lọc dầu Dung Quất.
Sản lượng nhập khẩu tăng mạnh, giá bình quân giảm, thép ngoại đang dần chiếm thị phần và khiến các doanh nghiệp trong nước có nguy cơ đóng cửa.
Lượng than xuất khẩu trong năm 2016 của Việt Nam sẽ vào khoảng 2,05 triệu tấn, ở chiều ngược lại, sẽ nhập khẩu 1,3 triệu tấn.
Nếu không nhờ cơ chế ưu đãi, được giữ lại một phần thuế nhập khẩu, Dung Quất đã lỗ tổng cộng 27.600 tỷ đồng kể từ khi được đưa vào vận hành thương mại năm 2010.
Để có một hệ thống công nghiệp hỗ trợ phải có những quyết sách về vốn tín dụng, theo đó phải có cơ chế cho tài chính đầu tư dài hạn vào lĩnh vực này.
Việc không tiêu thụ được sản phẩm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận hành an toàn của Nhà máy cũng như đời sống của 1.500 cán bộ nhân viên.
Nhiều doanh nghiệp thép trong nước tiếp tục lên tiếng thúc giục Bộ Công thương sớm áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời đối với phôi thép và một số sản phẩm thép nhập khẩu.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự