Nếu tính tỷ suất lợi nhuận thì EVN lãi khoảng 12% một vòng quay kinh doanh.

Thực tế đã chứng minh, điện hạt nhân cung cấp nguồn năng lượng rẻ tiền, thay thế điện năng sản xuất từ nhiên liệu hoá thạch.
Điện hạt nhân và những ưu thế
Điện hạt nhân có thể cạnh tranh về chi phí sản xuất với một số các dạng sản xuất điện năng khác là nhận định chung của nhiều chuyên gia. Chi phí đầu tư nhà máy điện hạt nhân lớn hơn so với nhà máy điện than và lớn hơn nhiều so với nhà máy điện khí nhưng chi phí vận hành lại rẻ hơn.
Một khi xây dựng xong và đưa vào vận hành, nguyên liệu chủ yếu để nhà máy điện hạt nhân hoạt động là các bó thanh nhiên liệu (thông thường là uranium) kể từ lúc nạp liệu sẽ trải qua quãng thời gian vài năm trong lò phản ứng, với giá thành tương đối ổn định. Nhà máy điện hạt nhân có ưu điểm là hoạt động hầu như liên tục, thậm chí 2 năm mới phải dừng để thay nhiên liệu, trong khi nhà máy thuỷ điện có thể phải dừng hoặc giảm công suất hoạt động vào mùa khô.
Năm 2013, Viện Thông tin năng lượng Mỹ (NEI) đã công bố số liệu về các chi phí đồng mức trung bình đối với các công nghệ sản xuất điện được đưa vào vận hành năm 2018. Theo đó: Điện hạt nhân tiên tiến, khí đốt tự nhiên (tuabin khí tiên tiến) và than thông thường trong khoảng 10-11 UScent/kWh; Điện khí tự nhiên chu trình hỗn hợp 6,6 UScent/kWh; Điện than tiên tiến với công nghệ thu và nén carbon (CCS) 13,6 UScent/kWh; Điện gió trên đất liền 8,7 UScent/kWh; Điện gió xa bờ 22,2 UScent/kWh; Năng lượng mặt trời PV 14,4 UScent/kWh; Năng lượng nhiệt mặt trời 26,2 UScent/kWh. Tuy nhiên, chi phí chấm dứt hoạt động và chi phí xử lý chất thải đã được hoàn toàn tính đến khi đánh giá tính kinh tế của ĐHN trong khi đó các dạng sản xuất điện năng khác không tính các chi phí này vào chi phí sản xuất.
Thêm vào đó, nếu tính thêm chi phí ngoài (là chi phí do hoạt động của nhà máy điện gây ra những tác động đối với xã hội; là những chi phí thực tế phát sinh liên quan đến sức khỏe và môi trường) thì điện hạt nhân sẽ có một lợi thế đáng kể về tính kinh tế so với sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch. Một nghiên cứu lớn của châu Âu về chi phí ngoài của các chu trình nhiên liệu khác nhau được công bố năm 2001 có tên là Extern E. đã chỉ ra rằng nếu xét thuần túy về tiền thì chi phí ngoài của điện hạt nhân bằng khoảng 1/10 chi phí ngoài của điện than. Như vậy, nếu những chi phí này thực sự được tính thì giá điện than, điện khí sẽ cao hơn rất nhiều.
Không những thế, việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân đơn giản hơn nhà máy thuỷ điện rất nhiều. Nó không đòi hỏi diện tích mặt bằng lớn, không làm biến đổi chất lượng nước hay làm mất cân bằng sinh thái.
Về lĩnh vực môi trường, chất thải hạt nhân thực sự không đáng sợ bằng chất thải của nhiên liệu hoá thạch hay các dạng phát điện khác vì chúng có số lượng nhỏ và có thể quản lý được. Chẳng hạn như xỉ than của nhà máy nhiệt điện chạy than còn phát tán thẳng vào môi trường với khối lượng lớn tro bụi có hàm lượng kim loại cao, gây hại cho sức khoẻ con người.
Điện hạt nhân: Yêu cầu từ thực tế
Việt Nam là một nước đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đi theo với nó là việc phát triển mạnh mẽ các ngành nghề sản xuất trong nước và gia công cho nước ngoài. Năng lượng chi phí cho công cuộc này là vô cùng lớn. Việt Nam không phải là quốc gia có nguồn năng lượng dồi dào. Nguồn năng lượng không tái tạo như dầu thô chỉ có thể khai thác 20 năm nữa, than đá mặc dù còn khá dồi dào (nếu tính cả việc khai thác bể than Đồng bằng Sông Hồng), nhưng theo các nghiên cứu gần đây, trong cân bằng năng lượng của Việt Nam, việc phát triển nhiệt điện chạy than với tổng công suất vào năm 2025 lên tới 35.750MW (phương án cơ sở) đến 48.350 MW (phương án cao) tương đương với tổng sản lượng nhiệt điện từ 198,3-256,5 tỷ kWh là không khả thi về khả năng cung cấp than (do việc nhập khẩu than sẽ không có thị trường).
Theo các chuyên gia nếu chúng ta không sản xuất điện theo hướng sử dụng năng lượng sạch mà cứ dùng năng lượng truyền thống (than đá, thủy điện, dầu mỏ) thì mối nguy không chỉ từ việc cạn kiệt nguồn năng lượng này mà còn là lượng ô nhiễm thải ra môi trường vô cùng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và sinh thái, hậu họa khó lường và con cháu chúng ta là người phải hứng chịu.Như vậy, việc phát triển các dự án điện hạt nhân lại càng là yêu cầu khách quan và rất cấp thiết.
Nếu tính tỷ suất lợi nhuận thì EVN lãi khoảng 12% một vòng quay kinh doanh.
Tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Ha-oai (Hoa Kỳ) mới đây vẫn rơi vào bế tắc, chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng như kỳ vọng ban đầu. Đại diện 12 quốc gia sẽ tiếp tục đàm phán song phương, nhằm tháo gỡ những rào cản then chốt còn lại về vấn đề tiếp cận thị trường.
Công nghệ Trung Quốc không phải đều kém nhưng liệu họ có đưa sang Việt Nam công nghệ tốt? Việt Nam phải nghiêm túc trong tiêu chuẩn, nhất là phải minh bạch.
Không loại trừ có dự án nhiệt điện Trung Quốc sử dụng thiết bị cũ được tân trang lại, thực chất là chuyển rác và ô nhiễm môi trường sang Việt Nam.
USDA dự báo trong niên vụ 2015/16 Việt Nam sẽ sản xuất khoảng 28,6 triệu bao (tương đương 1,7 triệu tấn), tăng 400.000 bao so với niên vụ trước, nguyên nhân tăng sản lượng do năng suất cà phê cải thiện nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi.
Nằm cuối dòng sông Mekong, Việt Nam sẽ gánh chịu những thiệt hại khó tưởng tượng nổi khi hàng loạt dự án thủy điện ở các nước láng giềng được hoàn thành.
Trong những tháng đầu năm 2015, mặc dù sản lượng thép của Việt Nam vẫn duy trì tốt, song với tình trạng cung đang vượt quá cầu, kèm theo đó là áp lực giảm thuế nhập khẩu khi tham gia các hiệp định thương mại tự do khiến ngành thép đứng trước những thách thức lớn.
Biển có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Biển nước ta có rất nhiều tiềm năng nhưng cho tới nay chúng ta vẫn chưa phát triển tương xứng, vì vậy, cần đổi mới tư duy về phát triển kinh tế biển.
Việc gia tăng 51,5% sản lượng thép trong 7 tháng đầu năm so với cùng kỳ 2014, tương đương 610.000 tấn thép có phải là đột biến?
Không có nhiều doanh nghiệp (dù là doanh nghiệp trong ngành) và nhà quản lý am tường về khái niệm logistics. Thậm chí, có người tin tưởng rằng logistics chỉ thuần túy là vận tải đa phương thức. Thế nên, không quá khó để hiểu vì sao, sau hơn 20 năm du nhập, thì đến đầu năm 2005, logistics mới thực sự được luật hóa trong Luật Thương mại.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự