Theo CBRE, vốn đầu tư vào thị trường bất động sản khu vực ASEAN được kỳ vọng sẽ tăng trưởng khi cộng động kinh tế ASEAN hình thành.

Tín dụng ra nền kinh tế tăng khả quan từ đầu năm đến nay, trong đó tiền đổ vào bất động sản không ít.
Số liệu của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng (NH) Nhà nước, 8 tháng đầu năm, tín dụng ra nền kinh tế tăng 9,54% so với cuối năm ngoái. Đây là mức tăng khá trong nhiều năm qua, bởi cùng kỳ năm ngoái tín dụng chỉ tăng 4,33%.
Qua thời cho vay dễ dãi
Kết quả cho vay các lĩnh vực ưu tiên tính đến cuối tháng 6-2015, gồm cho vay lĩnh vực xuất khẩu hơn 184.000 tỉ đồng tăng 4,99%, cho vay lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao hơn 25.000 tỉ đồng tăng 29,12%, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đạt hơn 110.000 tỉ đồng tăng 3,2% và doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt hơn 976.000 tỉ đồng tăng 4,07% so với cuối năm ngoái.
Mới đây, một số NH thương mại đã có văn bản gửi NH Nhà nước xin tăng chỉ tiêu tín dụng do đã dùng hết “room” của năm nay. Trong đó, cá biệt một số NH được tăng tới 35%, NH Quân Đội (MB) cũng muốn tăng chỉ tiêu tín dụng lên 20% do trong nửa đầu năm con số này đã tăng 10% với tổng dư nợ gần 110.848 tỉ đồng. Theo lãnh đạo MB, trong bối cảnh nền kinh tế đang có những dấu hiệu khởi sắc, nhu cầu tiếp cận vốn tăng lên thì mức 20% tăng trưởng tín dụng của NH này là phù hợp.
Dù tín dụng tăng mạnh nhưng chất lượng các khoản vay đã tốt hơn rất nhiều so với trước. Nhân viên một NH thương mại quốc doanh lớn tại TP HCM cho biết đang tìm hiểu thông tin về một doanh nghiệp ngành điện có nhu cầu vay vốn. Nếu như trước đây NH chỉ cần lên website doanh nghiệp để tìm hiểu tình hình hoặc xem từ báo cáo thường niên hay báo cáo tài chính thì nay phải tra cứu khắp nơi để có được thông tin chính xác nhất.
“Báo cáo của doanh nghiệp thường được làm “sạch đẹp, bóng bẩy” trước khi gửi hồ sơ tới NH. Nên bản thân cán bộ tín dụng phải tìm hiểu riêng, xem có đúng thực chất không để tránh nợ xấu. Đúng khách hàng tốt mới cho vay” - nhân viên tín dụng này phân trần.
Khi phóng viên thắc mắc về chất lượng tín dụng từ đầu năm nay, nhân viên này cho biết: “Ở đâu chứ NH tôi tín dụng không tăng, thậm chí giảm vì quy mô tín dụng rất lớn. Hơn nữa, mục tiêu bây giờ là tìm khách hàng tốt để giảm tối đa các khoản nợ xấu mới phát sinh”.
Lãnh đạo một số NH thương mại cho biết chỉ tiêu tín dụng của cả ngành NH năm nay tăng từ 15%-17% là hoàn toàn có thể nhưng chất lượng tín dụng vẫn được chú trọng hàng đầu. Còn theo Phó tổng giám đốc một NH cổ phần có hội sở tại TP HCM, tìm kiếm khách hàng tốt vẫn là điều khó khăn nhất dù tín dụng tăng trưởng khả quan.
Tại NH ông, tín dụng từ đầu năm chỉ nhích lên một chút, chứ không tăng đột biến như các NH khác. “Cho vay là cần thiết nhưng phải cho vay khách hàng nào có sức khỏe, tài chính và dòng tiền hiệu quả. Nợ xấu đến giờ vẫn là nỗi ám ảnh của các NH, nên không để nợ xấu phát sinh vượt 3% tổng dư nợ là mục tiêu hàng đầu” - vị phó tổng này chia sẻ.
Không quá lo ngại tín dụng bất động sản
Một lĩnh vực mà tín dụng tăng “nóng” nhất từ đầu năm đến nay là bất động sản (BĐS). Không ít ý kiến bày tỏ lo ngại tín dụng đổ vào BĐS quá nhiều sẽ có nguy cơ tạo ra bong bóng như trong quá khứ. Dù vậy, theo thống kê của NH Nhà nước đến giữa tháng 6-2015, tín dụng BĐS tăng khoảng 10%, và chỉ chiếm tỉ trọng khoảng hơn 8% trong tổng dư nợ.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NH Nhà nước chi nhánh TP HCM, cho biết tín dụng BĐS trên địa bàn từ đầu năm đến nay chỉ tăng khoảng 7,4% và chiếm tỉ trọng từ 12,5%-13% tổng dư nợ cho vay. “Cảnh báo là cần thiết nhưng cũng không quá lo ngại” - ông Minh nói.
Cùng quan điểm này, TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, cho rằng tín dụng vào BĐS đúng là tăng mạnh nhưng cũng là chuyện bình thường. Bởi thị trường BĐS cũng phát triển theo chu kỳ tăng giảm, và thời điểm này đang vào giai đoạn hồi phục nên thu hút một lượng tín dụng lớn. Dù vậy, mức độ tăng trưởng của thị trường chỉ ở khoảng vừa phải, chưa có gì đáng lo. Trong khi đó, thị trường BĐS hồi phục sẽ kích thích hàng loạt các ngành khác đi kèm như vật liệu xây dựng…
Theo CBRE, vốn đầu tư vào thị trường bất động sản khu vực ASEAN được kỳ vọng sẽ tăng trưởng khi cộng động kinh tế ASEAN hình thành.
Nhà ở giá hợp lý vẫn sẽ là phân khúc chủ đạo trên thị trường BĐS trong năm tới. Thực tế cho thấy, không chỉ doanh nghiệp trong nước mà hiện nay nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang mạnh tay “rót” vốn vào dự án nhà ở giá trung bình.
Một số công ty địa ốc tại TP.HCM thống kê cho thấy khoảng 25% đến 30% khách hàng giao dịch bất động sản ở Sài Gòn đến từ phía Bắc.
Khác với các nước ASEAN, thị trường BĐS Việt Nam đang có những bước ngoặt lớn. Đó là nhận định từ bà Wendy Koh, CEO của Mapletree Đông Nam Á.
9 tháng đầu năm 2015, thị trường bất động sản đón nhận hàng loạt các dự án mới, nhiều ý kiến lo ngại lượng cung "khủng" này sẽ khiến thị trường "bội thực" và bong bóng bất động sản đang quay trở lại.
Mặc dù có những ý kiến phủ nhận khả năng lặp lại tình trạng bong bóng bất động sản, nhưng cảnh giác vẫn không thừa.
Nhiều chủ đầu tư dư tiền đang gặp khó khăn trong việc mua lại các dự án bất động sản, bởi cùng với độ "nóng" của thị trường bán lẻ, thị trường chuyển nhượng dự án cũng "nóng" theo về giá và đòi hỏi của bên bán.
“Đây là thời điểm các công ty lên kế hoạch cho việc thuê mặt bằng cũng như chỗ ở cho nhân viên của mình”, đó là nhận định của ông Greg Ohan, Giám đốc cấp cao về dịch vụ môi giới của công ty CBRE Việt Nam tại buổi công bố khảo sát phân khúc thị trường văn phòng và căn hộ cao cấp, vừa diễn ra tại TP.Hồ Chí Minh.
giá văn phòng cho thuêvăn phòng cho thuê tp.hcm. thị trường văn phòng cho thuê
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ Tịch Hiệp Hội Bất Động Sản TP. HCM (HoREA), động thái này của FED sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách thở phào nhẹ nhõm khi lãi suất và tỷ giá USD có thể giữ ổn định và thị trường địa ốc lại tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn.
Hơn 3 vạn cư dân sẽ sống chen chúc trong ô đất rộng gần 5ha. 12 tòa nhà cao gần 40 tầng đang được xây dựng, nhấp nhổm trong khu đô thị từng được mệnh danh là “kiểu mẫu” của Thủ đô.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự