tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-04-2017

  • Cập nhật : 15/04/2017

Hà Nội đồng ý chủ trương cổ phần hóa Tổng công ty Hapro

Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa đồng ý chủ trương cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) theo đề xuất của UBND TP.

anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Theo đó, Thường trực Thành ủy yêu cầu UBND TP. Hà Nội hoàn thiện phương án cồ phần hóa Tổng Công ty Hapro, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định.

UBND TP. Hà Nội phê duyệt phương án sử dụng các cơ sở nhà, đất sau cổ phần hóa; quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp Công ty mẹ; có giải pháp để tránh thất thoát tài sản nhà nước, nhất là nhà, đất ở vị trí thuận lợi, có lợi thế đất ở trung tâm Thủ đô.

Yêu cầu đặt ra là phải tổ chức thực hiện theo đúng quy trình, tiến độ và quy định của pháp luật; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động; bảo đảm ổn định tình hình từ cơ sở.

Hapro có trách nhiệm quản lý, sử dụng các cơ sở nhà đất được giao; đồng thời bàn giao các cơ sở, nhà đất nằm trong quy hoạch, cơ sở nhà, đất Thành phố thu hồi theo đúng các quy định của pháp luật.

Quá trình cổ phần hóa bảo đảm thu hút được nhà đầu tư chiến lược, nâng cao trình độ quản lý, chất lượng nhân lực, ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động; phát triển Tổng Công ty theo đúng phương án sản xuất kinh doanh sau cổ phần hóa đã được phê duyệt và định hướng phát triển của Tổng Công ty.

UBND TP. Hà Nội chỉ đạo Sở Xây dựng, Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty Quản lý và phát triển nhà Hà Nội quản lý, sử dụng các cơ sở nhà, đất được giao đúng mục đích, đúng quy định.

Năm 2015, Hapro đạt tổng doanh thu khoảng 4.894 tỷ đồng, không hoàn thành kế hoạch năm. Trong 6 tháng 2016, tổng doanh thu Hapro đạt 2.499 tỷ hoàn thành 50,1% kế hoạch năm và lợi nhuận trước thuế đạt 19,4 tỷ đạt 46% kế hoạch năm.

Trong năm 2016, Hapro đã thoái vốn nhà nước ở nhiều công ty con và công ty liên kết. Tuy nhiên, phần lớn các công ty con mà Hapro nắm 100% vốn lại đang là những đơn vị nắm quỹ đất và mặt bằng thương mại lớn, đến nay vẫn chưa hoàn thành, Hapro có kế hoạch thoái vốn vào năm tiếp theo.(Viettimes)
-------------------------------

TP.HCM: Tín dụng vào bất động sản, tiêu dùng, chứng khoán có xu hướng tăng

Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, đến cuối quý I/2017, tổng huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn ước đạt gần 1,8 triệu tỷ đồng, tăng 1% so với cuối năm 2016 và tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, huy động tiền đồng đạt 1,57 triệu tỷ, tăng 0,88% so với cuối năm 2016, chiếm 87,47% tổng nguồn vốn; vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 225.000 tỷ đồng, tăng 1,82% so với cuối năm 2016 và giảm 6,29% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về tình hình cho vay, tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đến 31/3/2017 dự ước đạt 1,52 triệu tỷ đồng, tăng 3% so với cuối năm 2016 và tăng 19,15% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, dư nợ tiền đồng đạt 1,37 triệu tỷ, tăng 2,68% so với cuối năm 2016, chiếm hơn 90% tổng dư nợ. Dư nợ ngoại tệ đạt 147.000 tỷ đồng, tăng hơn 6% so với cuối 2016.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, cơ cấu tín dụng có xu hướng thay đổi theo hướng dư nợ tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất (bất động sản, tiêu dùng và chứng khoán) tăng dần. Mặc dù tín dụng vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, song tỷ trọng trong tổng dư nợ đã thấp hơn so với trước đây.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM lưu ý các tổ chức tín dụng cần tiếp tục quan tâm đến tăng trưởng tín dụng đảm bảo phù hợp, hợp lý đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với huy động vốn và đảm bảo tuân thủ các quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng.(Haiquan)
----------------------------------------

Xuất hiện tin đồn Apple có thể bỏ hơn 200 tỷ USD thâu tóm Disney

Nếu kết hợp với nhau, khả năng phân phối nội dung của Disney sẽ tăng lên trong khi Apple cũng có thể xây dựng dịch vụ video mà bấy lâu nay hãng vẫn tìm kiếm.

Các nhà đầu tư đang đồn đoán về khả năng Apple bỏ ra 1 số tiền lớn để thâu tóm Walt Disney Co., đem đến cả 2 công ty 1 lực đẩy lớn trong bối cảnh hai ngành công nghệ tiêu dùng và giải trí ngày càng tiệm cận với nhau. Thông tin này được chuyên gia phân tích Amit Daryanani của RBC Capital Markets đưa ra trong báo cáo công bố ngày hôm qua.

Daryanani cho biết ông ủng hộ 1 thương vụ như vậy, nhưng không đưa ra bất cứ bằng chứng nào cho thấy 1 trong 2 công ty thực sự đang tiến hành thương vụ này.

Nếu kết hợp với nhau, khả năng phân phối nội dung của Disney sẽ tăng lên trong khi Apple cũng có thể xây dựng dịch vụ video mà bấy lâu nay hãng vẫn tìm kiếm. Theo ước tính, Apple sẽ phải trả 157 USD cho mỗi cổ phiếu Disney, tương đương mức giá 237 tỷ USD.

Phố Wall ngày càng quan tâm đến 1 thương vụ giữa Apple và Disney sau khi CEO Tim Cook và nhiều lãnh đạo của Apple có vài lần bóng gió về khả năng thâu tóm 1 công ty truyền thông. Trước đó, nhiều nguồn tin cho hay Apple đang bàn về việc mua lại Time Warner (ông chủ của HBO và Warner Bros) trước khi AT&T bỏ ra 109 tỷ USD (tính cả nợ) thâu tóm Time Warner mùa thu năm ngoái).

Tuy nhiên, tin đồn về việc 2 thương hiệu mang tính biểu tượng này “về chung 1 nhà” đã xuất hiện từ nhiều năm nay mà chưa thể trở thành hiện thực. Steve Jobs đã đến rất gần thỏa thuận với CEO cũ của Disney là sau khi bán Pixar cho Disney năm 2006.

Dẫu vậy, theo Daryanani thì 1 thương vụ giữa Disney và Apple là thứ mà các nhà đầu tư đang bàn tán, bởi vì họ tin rằng nó có thể xảy ra hoặc chỉ đơn giản là vì họ hào hứng với chuyện này.

Nếu gộp làm một, Apple và Disney sẽ tạo thành 1 công ty có doanh thu khoảng 285 tỷ USD. Dựa trên kết quả ước tính cho năm 2018, công ty này sẽ có giá trị vốn hóa lên tới 920 tỷ USD (hoặc 1.000 tỷ USD nếu tính đến cả nợ).

Triển vọng của thỏa thuận này sẽ tăng lên nếu Tổng thống Trump và Quốc hội Mỹ có thể thông qua chương trình cải cách thuế giúp các công ty đa quốc gia như Apple dễ dàng mang lợi nhuận ở nước ngoài về Mỹ. Hiện Apple có 200 tỷ USD tiền mặt đang để ở nước ngoài vì không muốn chịu mức thuế 35%.(CafeF)
--------------------------------------

Công ty 142 năm tuổi Toshiba: Chúng tôi khó có thể tiếp tục sinh tồn!

Những khó khăn tại tập đoàn Nhật Bản 142 năm tuổi Toshiba hiện đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi họ tuyên bố có thể sẽ không thể tiếp tục sinh tồn trong bối cảnh lo ngại về thua lỗ từ mảng kinh doanh hạt nhân tại nhà máy Westinghouse Electrics. Cổ phiếu của công ty đã tiếp tục giảm 3,6% trên sàn giao dịch Tokyo.

cong ty 142 nam tuoi toshiba: chung toi kho co the tiep tuc sinh ton!

Công ty 142 năm tuổi Toshiba: Chúng tôi khó có thể tiếp tục sinh tồn!

Tuyên bố được đưa ra vào ngày thứ 3 khi Toshiba bất ngờ công bố kết quả kinh doanh quý 3 mà không thông qua kiểm toán. Tính tới cuối tháng 12 năm ngoái, Toshiba đã bị âm vốn chủ sở hữu tới 225,6 tỷ yen (2,1 tỷ USD). Cơ quan kiểm toán của Toshiba - PwC Aarata hôm nay cho biết họ vẫn chưa hoàn tất việc đánh giá báo cáo của Toshiba. Vì vậy, họ cũng chưa thể khẳng định các số liệu có cần chỉnh sửa hay không.

Toshiba đã đệ đơn xin phá sản nhà máy tại Westinghouse ở Mỹ vào tháng trước và bán tài sản của chi nhánh này trong nỗ lực thay đổi bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, 4 kế toán viên từ công ty kiểm toán hiện vẫn chưa thông nhất về thông tin kiểm toán.

CEO Satoshi Tsunakawa nói trong buổi họp báo với sự có mặt của gần 200 phóng viên rằng: “Toshiba đã làm mọi việc trong khả năng để nhận được sự đồng tình từ phía các kiểm toán viên. Tuy nhiên do chưa thấy bất kỳ dấu hiệu có được sự chấp thuận nào nên chúng tôi không thể tiếp tục tình huống bất tiện này, đồng thời lo lắng cho các nhà đầu tư cũng như cổ đông nên quyết định thực hiện bước đi bất thường là công bố báo cáo kết quả kinh doanh”.

Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) hiện để Toshiba trong danh sách báo động sau khi hãng này đã liên tục tuyên bố sai lệch về lợi nhuận kể từ năm 2008 tới 2014. Tháng trước, công ty này đã đệ trình kế hoạch chi tiết để cải thiện tình trạng kiểm soát nội bộ. Nếu những nỗ lực này không mang lại hiệu quả, công ty sẽ bị rút niêm yết trên sàn Tokyo.

“Việc từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán là nhân tố khiến chúng tôi buộc phải cân nhắc và đánh giá”, theo Miwa Aonuma – người phát ngôn của Sở giao dịch chứng khoán Nhật Bản.

Ngay cả khi Toshiba hiểu rõ những nguy cơ này, vẫn có rất nhiều một mối đe dọa trong dài hạn đối với các cổ đông. Âm vốn chủ sở hữu, ghi giảm bút toán ở mảng kinh doanh hạt nhân có thể gây ra khả năng họ bị hủy niêm yết trên TSE. Nếu công ty không thể đảo ngược tình thế trong năm tài chính vừa kết thúc, họ có thể đối mặt với việc hạ xuống Phần thứ 2 (phần dành cho danh mục cổ phiếu của các công ty nhỏ) và sau đó tồi tệ hơn là dẫn tới việc bán tháo cổ phiếu. Nếu tình huống này diễn ra trong 2 năm liên tục, họ sẽ bị hủy niêm yết.

“Tình huống tại Toshiba cho thấy các nhà chức trách vẫn đang quá nhẹ tay với Toshiba, cho họ quá nhiều thời gian để các kiểm toán viên thông qua kết quả kinh doanh quý 3. Chúng tôi cho rằng TSE vẫn đang tiếp tục hỗ trợ công ty này”, theo Amir Anvarzadeh – phụ trách bán hàng tại BGC Partner ở Singapore.

Toshiba đối phó với tình trạng này bằng việc rao bán mảng kinh doanh chip nhớ và đang tìm kiếm người mua. Tập đoàn Hon Hai của Đài Loan, hãng Sk Hynix của Hàn Quốc và nhà sản xuất chip nhớ Broadcon đều đang muốn mua lại mảng kinh doanh này của Toshiba với giá 2 nghìn tỷ yen hoặc hơn. Hon Hai thậm chí nói họ có thể trả 3 nghìn tỷ yen và điều này khiến ban lãnh đạo Toshia phải cân nhắc.

Khủng hoảng lần này được xem là vô cùng tồi tệ đối với tập đoàn "già đời" của Nhật Bản vốn được thành lập từ 1875. Toshiba và những chi nhánh của họ từng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Toshiba đã chuyển thành nhà sản xuất đồ điện tử, máy tính, phát triển thành hơn 600 doanh nghiệp khác nhau. Họ hiện đang tìm cách bán bớt nhiều tài sản để huy động tiền mặt nhằm bù đắp cho sai lầm đối với mảng kinh doanh hạt nhân Westinghouse.

Các ngân hàng của Toshiba bao gồm cả Sumitomo Mitsui, Mizuho Bank, Sumitomo Mitsui Trust Bank vẫn đang hỗ trợ tập đoàn này rất nhiều.

“Toshiba có thể cải thiện tình hình và có khả năng trả nợ hay không phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình họ xử lý đối với thương vụ bán lại mảng chip nhớ. Rủ ro lớn nhất bây giờ là họ có khả năng bị hủy niêm yết”, theo Hideyuki Maekawa và Yoshiyasu Takemura tới từ Credit Suisse Group.(trithuctre)
 

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục