Các thành viên Đảng Dân Chủ đã thành công đoàn kết ủng hộ bà Hillary Clinton, một ứng cử viên không thực sự được yêu mến.

Bà Theresa May đã chính thức được bổ nhiệm làm Thủ tướng Anh thay ông David Cameron sau khi diện kiến Nữ hoàng Elizabeth tại Cung điện Buckingham. Bà cũng là nữ thủ tướng thứ 2 trong lịch sử của Anh.
Không chỉ thay thế ông Cameron ở vị trí Thủ tướng Anh, bà May còn được bầu vào vị trí lãnh đạo của Đảng Bảo thủ.
Thị trường tài chính đang ăn mừng khi đồng Bảng Anh tăng giá lên mức 1 Bảng Anh đổi 1,30 USD.
Nhiều nhà phân tích cho rằng quan điểm chính sách chưa rõ ràng của bà May vào thời điểm này có thể khiến những nền kinh tế Anh chịu nhiều tác động lớn hơn.
Quan điểm về Brexit
Bà May là một người phản đối việc Anh rời Liên minh Châu Âu (EU), hay gọi tắt là Brexit, và đã thề sẽ đoàn kết những thành phần chia rẽ nhằm giữ cho EU tiếp tục hoạt động với 28 thành viên. Mặc dù vậy, bà đã không có những chiến dịch mạnh trong suốt cuộc trưng cầu dân ý diễn ra ngày 23/6.
Trong bài phát biểu sau khi được xác nhận sẽ trở thành lãnh đạo của Đảng Bảo thủ, bà May đã tái khẳng định một lần nữa về việc sẽ không có cuộc trưng cầu dân ý thứ 2 hay bất kỳ nỗ lực nào để giúp Anh quay lại EU bằng cửa sau. Bên cạnh đó, vị tân Thủ tướng Anh cũng cam kết sẽ đưa ra các kế hoạch kinh tế nhằm giải quyết với sự bất ổn hiện nay.
Bà May nói: "Brexit là Brexit, và chúng ta sẽ tìm ra con đường thành công từ nó."
Tác động lên kinh tế Anh
Các thị trường tài chính đang tỏ ra rất vui mừng với thông tin bà May chính thức trở thành Thủ tướng Anh, nhưng các nhà phân tích lại cảnh báo rằng điều này có thể chỉ là một phản xạ và sự bất ổn sẽ tiếp diễn.
Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, nhà kinh tế cấp cao Leila Butt của Prudential Portfolio Management Group cho rằng sự bất ổn sẽ tiếp tục diễn ra một thời gian nữa cho tới khi chúng ta biết được thỏa thuận cụ thể giữa Anh và EU sau khi Điều 50 của Hiệp định Lisbon được kích hoạt. Chắc chắn tình trạng những ngày sắp tới sẽ trở nên rõ ràng hơn nhưng chúng ta chưa thể nói gì nhiều cho tới khi bà May đưa ra những chính sách cụ thể.
Trong bài phát biểu nhậm chức, bà May cam kết sẽ cắt giảm lương của các giám đốc doanh nghiệp bằng cách ràng buộc với ý kiến của các cổ đông và đưa người lao động vào thành phần ban giám đốc.
Nhà kinh tế trưởng Kallum Pickering của ngân hàng Berenberg Bank cho rằng bà May nên tránh việc tăng thuế. Nếu trước năm 2020, chính phủ Anh được lựa chọn giữa cắt giảm chi tiêu và tăng các khoản vay, thuế thì họ nên chọn cách thứ nhất bởi như vậy sẽ tránh gây ra rối loạn trong tiêu dùng, việc làm và đầu tư.
Bà May cũng cho biết sẽ không kêu gọi bầu cử sớm mà vẫn diễn ra như dự kiến vào năm 2020. Vẫn có nhiều lo ngại về việc Đảng Bảo thủ sẽ chia rẽ với sự lên ngôi của bà May nhưng điều được nhiều người quan tâm hơn nữa là thời điểm bà May cùng các cộng sự kích hoạt Điều 50 để bắt đầu quá trình đàm phán rời EU.
Trước kia, bà May từng nói rằng bà sẽ không kích hoạt Điều 50 trước năm 2017 nhưng việc bà lên nhậm chức sớm hơn dự kiến có thể sẽ khiến điều này xảy ra vào cuối năm nay.
Theo ông Pickering, việc thảo luận các điều khoản trong cuộc “ly hôn” này với tính chất xây dựng thay vì đối đầu trong thời gian sớm nhất sẽ hỗ trợ việc phục hồi kinh tế nhanh hơn và loại bỏ những bất ổn có thể gây ảnh hưởng xấy tới đầu tư và tuyển dụng.
Thạch Thảo
(Theo Người Đồng Hành)
Các thành viên Đảng Dân Chủ đã thành công đoàn kết ủng hộ bà Hillary Clinton, một ứng cử viên không thực sự được yêu mến.
Cuộc đua vào Nhà Trắng chính thức mở ra với hai “vận động viên” Hillary Clinton và Donald Trump sau khi đại hội Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ kết thúc.
Hillary Clinton đã chính thức trở thành ứng viên tranh cử tổng thống của Đảng Dân chủ. Nếu trở thành Tổng thống, có 5 vấn đề sẽ ảnh hưởng đến các chính sách của bà sau này.
Tự nhận mình là người luộm thuộm nhưng ông Obama vẫn phải ăn mặc xứng đáng với vị trí của mình.
Tờ Politco cho rằng, nếu như Nga có đứng sau vụ rò rỉ email nội bộ của đảng Dân chủ thì cũng không có gì bất ngờ. Ông Putin và bà Cliton cũng đã có quá nhiều lần "hục hặc".
Chính sách đón nhận người tị nạn của bà Angela Merkel đã đẩy nỗi sợ hãi khủng bố của người dân dâng cao, khiến nền chính trị Đức lúc này không khác gì thùng thuốc súng chờ nổ.
Ông Cameron sẽ chuyển chìa khóa của tòa nhà số 10 phố Downing, văn phòng và tư dinh Thủ tướng, cho bà Theresa May.
Bà Theresa May sẽ là vị nữ Thủ tướng thứ hai trong lịch sử của Anh, và sẽ gánh trách nhiệm đưa nước Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Một số người Trung Quốc ngưỡng mộ cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vì phong thái, trí tuệ và quyền uy nhưng một bộ phận khác lại không mấy thiện cảm với bà.
Trong một phát biểu mới đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng nước Anh và Liên minh châu Âu (EU) cần phải đảm bảo rằng việc nước Anh rời khỏi EU, còn gọi là Brexit, diễn ra một cách hợp lý và theo lộ trình trật tự nhất có thể.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự