Từ một cậu bé nhà nghèo trở thành một trong những người có tài sản lớn nhất sàn chứng khoán, rồi lại lao đao khi giá cổ phiếu lao dốc, công ty gặp khó khăn,.. đó là những gì mà ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch CTCP Hoàng Anh Lai đã trải qua.

Ông chủ tập đoàn Khải Silk-Hoàng Khải không chỉ là một doanh nhân nổi tiếng ở lĩnh vực lụa cao cấp, mà còn là một nhà đầu tư bất động sản với những ý tưởng kinh doanh độc đáo, giá trị "bất động sản" sang trọng của vị doanh nhân này được cho là lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
Những năm 2002, khách sạn 5 sao trên những con phố trung tâm Sài Gòn như Legend, NewWorld,…người ta đã bắt gặp những cửa hàng lụa cao cấp Khaisilk. Rồi tới những khách sạn hạng sang ở Hà Nội như Metropole, Nikko hay Sofitel Plaza cũng đã có bóng dáng của lụa Khaisilk.
Từ lụa mà ông chủ tập đoàn Khải Silk - Hoàng Khải trở nên nổi tiếng với biệt danh triệu phú đô la, thậm chí ông còn thừa nhận mình là “kẻ xa xỉ”, điều đó đều xuất phát từ những cuộc đầu tư tiền tỷ của vị doanh nhân này. Ông là số ít doanh nhân đã sở hữu xe hạng sang Rolls-Royce Phantom từ hồi 2007.
Danh tiếng của doanh nhân Hoàng Khải không chỉ ở chuỗi cửa hàng lụa độc đáo, mà ông còn đang tạo nên những dự án BĐS “khác người” bởi chính cách kinh doanh ấn tượng của mình. Từ tòa lâu đài trắng, nhà hàng "độc lạ"...đến nay lại xuất hiện một bất ngờ khác cho giới địa ốc.
Ông chủ Khaisilk lại vừa tạo nên "cú sốc" cho thị trường địa ốc Sài Gòn khi ông công bố kế hoạch rót tới 40 triệu USD để tạo ra 2 công trình độc đáo ngay giữa trung tâm Phú Mỹ Hưng, dự án vừa được động thổ xây tòa tháp văn phòng phức hợp The Khai Tower.
Theo thiết kế mà ông chủ Khaisilk tiết lộ, The Khai Tower là cao ốc 18 tầng, có diện mạo như một dải lụa mềm mại, mang dáng dấp lụa Khaisilk.
Ngay sát bên, vị doanh nhân này cũng sẽ đầu tư tiếp tòa nhà The Price 20 tầng được thiết kế như những quyển sách chồng lên nhau.
Theo dự kiến, cả 2 tòa nhà đều được xây dựng với mục đích sử dụng là khu phức hợp có nhà hàng, spa, hồ bơi, quán café và văn phòng cho thuê. Theo kế hoạch thì cả hai dự án sẽ hoàn thành vào cuối năm 2017.
Cũng ở Phú Mỹ Hưng ngay bên cạnh hồ bán nguyệt, tại số 6 đường Phan Văn Chương, ông Hoàng Khải còn sở hữu tòa lâu đài trắng Tajmasago độc đáo. Tòa lâu đài này được cho là có giá trị 15 triệu USD. Được xây dựng từ cảm hứng từ ngôi đền Taj Mahal Ấn Độ -một trong 7 kỳ quan thế giới, cũng nằm ở trung tâm Phú Mỹ Hưng.
Tòa lâu đài có lối thiết kế cổ, với những hoa văn trắng được trang trí với các môtíp hoa lá theo kiểu phù điêu đắp nổi.
Phú Mỹ Hưng dường như là miền đất hứa với doanh nhân Hoàng Khải khi chuyển từ Hà Nội vào Tp.HCM. Tại đây ông chủ Khaisilk cũng đã bắt tay với tập đoàn Thủy Lộc xây dựng khu tổ hợp thương mại và văn phòng Saigon Paragon.
Năm 2009 công trình này đã hoàn thành, cũng có lối thiết kế “độc”, tráng lệ được cho là có giá trị 35 triệu USD.
Sài Gòn Paragon nằm trên diện tích đất 6.000 m2 tại góc đại lộ Nguyễn Lương Bằng và đường Hoàng Văn Thái, quận 7.
Hiện tại Saigon Paragon được xem là như là nơi quen thuộc của người dân Phú Mỹ Hưng, là khu vui chơi giải trí, tham quan và mua sắm của nhiều du khách.
Chưa dừng lại ở đó, trước đây ông chủ Khaisilk còn được biết tới là chủ sở hữu khu nghỉ dưỡng cao cấp hạng sang từ những năm 2000 tại Hội An, đó là Hội An Riverside Resort & Spa” được đặt tại Hội An, Quảng Nam.
Ngoài ra, Khaisilk còn đang sở hữu nhà hàng Cham Charm được xem như một trong những nhà hàng đẹp nhất thuộc chuỗi các nhà hàng triệu đô của Khaisilk. Công trình có diện tích 5.000m2, có thể chứa đến 600 khách. Và nhiều nhà hàng sang trọng khác khắp cả nước như nhà hàng Nam Phan 34 Võ văn Tần, Quận 3 nhà hàng TaoLi & Gloria Jean’s Coffee tại Grandview- Phú Mỹ Hưng nhà hàng Trung Hoa Ming Dynasty tại số 23 Nguyễn Khắc Viện, Phú Mỹ Hưng , Nam Kha tại 46-48-50 Đồng Khởi, Quận 1, Brother’s Cafe Hà Nội...
Từ một cậu bé nhà nghèo trở thành một trong những người có tài sản lớn nhất sàn chứng khoán, rồi lại lao đao khi giá cổ phiếu lao dốc, công ty gặp khó khăn,.. đó là những gì mà ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch CTCP Hoàng Anh Lai đã trải qua.
Từng 15 lần xin việc thất bại vì tấm bằng “xoàng xĩnh” đến nhà đầu tư tài chính khiến cả phố Wall phải “kiêng dè”…
Sau một thời gian dài đứng sau làm nền cho các ông lớn thời trang trên thế giới, ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG đang toan tính xây dựng một hình bóng của riêng mình.
Năm 2014, thị trường Việt Nam xôn xao khi "người khổng lồ” trong lĩnh vực thức ăn nhanh McDonalds xuất hiện, nhưng trước đó, thông tin ABC Bakery sẽ là nhà cung cấp bánh mì cho hãng này tại Việt Nam mới là tin "nóng" trên các diễn đàn.
Không phải công nghệ hay giải pháp, nhiều doanh nhân Việt thăng hoa chủ yếu nhờ vào nguồn vốn và ngược lại lao dốc cũng vì dòng tiền. Sự trục trặc của thị trường tài chính Việt Nam, từ kênh huy động vốn chứng khoán cho đến hệ thống ngân hàng và bảo hiểm, có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên.
Sau khi hãng hàng không tư nhân duy nhất của Việt Nam IPO, bà Nguyễn Thị Phương Thảo có thể trở thành nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam ở tuổi 45.
Trải qua nhiều ngã rẽ trong cuộc đời, vị CEO của chuỗi 16 cửa hàng bán lẻ mang thương hiệu ô mai Hồng Lam luôn tâm niệm một triết lý kinh doanh: “Bạn cần là người tự hào nhất về những sản phẩm bạn làm ra và tự tin đáp ứng mọi mong muốn của người dùng.”
Vào thời điểm cuối năm 2015, thông tin về những cơ hội theo lộ trình thực hiện các FTA, rồi EAC và một vài năm nữa là TPP đi kèm với những thách thức không nhỏ dồn dập đến với cộng đồng doanh nghiệp.
40 năm trước, vào buổi sáng chủ nhật không lâu sau khi đặt chân đến nước Mỹ, ông Frank Jao, người chỉ bập bẹ vài câu tiếng Anh, đã tìm được việc làm. "Cả đời tôi chưa bao giờ phụ thuộc vào ai", ông nói.
Đây là những người phụ nữ có nhiều cống hiến cho ngành ngân hàng được lọt vào danh sách 20 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam lần đầu tiên được Forbes Việt Nam bình chọn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự