"Nhà nước phải có trách nhiệm giải trình. Có nghĩa là phải có ai đó, có tên tuổi, có đơn vị chịu trách nhiệm về quyết định của mình gây ra...”, chuyên gia Phạm Chi Lan nói.

Xung đột tại miền Đông Ukraine đã tước đoạt của hàng triệu con người sống ở đây công ăn việc làm, buộc họ phải lang thang phiêu bạt các nơi.
Chiến tranh, xung đột tại miền Đông Ukraine đã tước đoạt của hàng triệu con người sống ở đây công ăn việc làm, buộc họ phải lang thang phiêu bạt các nơi, với hy vọng đang ngày càng xa vời, tình cảnh ngày càng khó khăn. Dưới đây là phản ánh của phóng viên TTXVN ở Ukraine.
Trong số nhiều người Việt bán hàng tại chợ Troeshina ở thủ đô Kiev, tôi chợt để ý tới quầy hàng của chị Lường Thị Minh, quê Thanh Hóa vì cùng bán hàng với chị còn có một phụ nữ Ukraine đã cao tuổi. Bà tên là Vera Aleksandrovna Diyachkova, 69 tuổi, đến từ thành phố Bryanka thuộc tỉnh Lugansk. Bà Vera cho biết mỗi ngày đi chợ bà nhận 50 hryvna (gần 2 USD) cùng 7% của số tiền hàng bà bán được.
Trao đổi với chúng tôi, bà Vera nói về hoàn cảnh của mình: "Hiện ở đó yên tĩnh, không có vụ bắn phá nào. Ở đó thường xuyên mất nước song ơn trời là không có bắn phá nữa. Hai năm chiến tranh là 2 năm chưa lần nào tôi đi qua giới tuyến về nhà. Tôi nhận được lương hưu nhưng trên thực tế vẫn phải làm việc. Con gái tôi cũng gửi tiền thêm bởi con trai tôi không thể, ở đó bưu điện không hoạt động. Nó cũng buôn bán nhỏ, trước đây bán cát-xét ngoài chợ, giờ thì còn ai cần tới đồ vật đó nữa nữa. Bởi vậy tôi cũng gửi lương hưu cho cháu chuyển về, còn tiến kiếm được ở đây tôi trả tiền thuê căn hộ và chi cho ăn uống".
Chị Lường Thị Minh thì tâm sự: "Thời buổi khó khăn này mọi người hầu như đều hạn chế người làm công vì không có khả năng chi trả. Nhưng tôi vẫn thuê 2 người vì thực ra bà già gắn bó với tôi đã 15 năm. Bà sắp 70 tuổi rồi, lại sinh ra ở vùng chiến tranh nên bà cũng chưa về đó được. Có về bà cũng không làm gì để sống được nên cũng để bà làm cùng với cô nhân viên ở đây. Nếu bỏ bà thì bà cũng không biết làm ở đâu cả".
Tới một căn hộ ở thành phố Kharkov, nơi tạm trú của gia đình chị Nguyễn Thị Phương - anh Nguyễn Văn Phức cùng 3 con, cậu út năm nay 10 tuổi. Trước đây gia đình anh chị sống ở thị trấn Shakhtarsk, trên con đường chiến lược nối 2 thành phố Donetsk và Lugansk, gần Debalsevo. Chính vì bom đạn khốc liệt buộc anh chị phải bỏ lại nhà cửa ở đó, di tản cư tới Kharkov đã gần 2 năm qua.
Chị Nguyễn Thị Phương, người Thái Bình, cho chúng tôi xem một loạt giấy tờ để có thể qua lại vùng chiến sự. Đặc biệt trong số này là cuốn hộ chiếu đóng các dấu ra vào cho thấy trên thực tế một đường biên giới đã được lập ra với vùng Donbass.
Chị Nguyễn Thị Phương kể: "Trước kia đi lấy hàng, lúc chợ chạy thì chủ nhật, hồi còn chợ bán sỉ chủ nhật đêm thì song buổi chợ đi lên lấy hàng đêm. Sáng thứ 2 về nghỉ, thứ 3 đi chợ. Nếu chợ chạy thứ 5 lại đi lấy hàng. Cứ như vậy cũng vui. Nhưng giờ đi sơ tán, không đi làm ngồi một chỗ cũng buồn. Con cái mỗi ngày một lớn. Không biết chiến tranh kéo dài đến bao giờ nữa. Thu nhập bây giờ coi như hết hẳn. Chợ búa không có người mua. Tiền dân không có. Điều quan trọng là ở Donetsk đang chiến tranh. Cứ bảo ngừng bắn nhưng mà nó cứ bắn ở đâu đó. Người dân nghe thấy bắn là không mua bán nữa trừ đồ ăn thức uống. Quần áo vải vóc người ta giờ chẳng cần mua, có cái gì thì mặc cái ấy. Chiến tranh, sáng thì không có nhưng đêm nó đến thì sao".
Nói về tâm trạng của gia đình, chị cho biết: "Anh thì chán hẳn cuộc sống bên này rồi bởi anh cũng lớn tuổi rồi. Anh sinh năm 1959, năm nay cũng 57-58 tuổi rồi. Anh bảo không thể sống được nữa rồi. Nếu không chiến tranh anh còn vui vẻ ở đây nuôi các con trưởng thành. Cũng nghĩ các cháu đến tuổi lấy vợ lấy chồng. Chúng nó lấy tây hay ta thì là quyền của các cháu. Nhưng thế này thì cũng phải động viên các cháu về nước. Thằng lớn không thích về. Con bé con thì bảo thế mẹ hai mấy năm nay có ở với bà ngoại đâu mà mẹ bắt con về với mẹ".
Đề cập đến thực trạng kinh tế hiện nay, chị Phương bày tỏ: "Người thì khuyên là đi lấy hàng rồi lên metro mà bán kiếm đồng ăn hàng ngày. Nhưng mình không ở đây, không biết đi bán loanh quanh có được không. Nhà có 5 khẩu ăn, ngoài ra còn mua sắm, học hành thứ này thứ khác, rồi lúc ốm lúc đau. Tiền mỗi ngày nó một vơi đi. Một, hai tháng thì không sao. Đây kéo dài đến tận 1-2 năm".
Những giọt nước mắt của chị Phương có thể nói thay cho tình cảnh của những người Việt hiện còn kẹt trong vùng chiến sự, hay đang mòn mỏi, với hy vọng tắt dần tại nơi tản cư khi mà cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine vẫn chưa thể giải quyết rốt ráo.
"Nhà nước phải có trách nhiệm giải trình. Có nghĩa là phải có ai đó, có tên tuổi, có đơn vị chịu trách nhiệm về quyết định của mình gây ra...”, chuyên gia Phạm Chi Lan nói.
Năm 2030 phải nhập khẩu 85 triệu tấn than để phát điện
Đề cử bà Đặng Thị Ngọc Thịnh làm Phó chủ tịch nước
Xử phạt các doanh nghiệp vi phạm về giá thuốc
TP.HCM: Q.2 và Q.9 sẽ chiếm 49% thị phần nhà liên kế
Thu hồi 4.000 m2 đất dọc bãi biển Nha Trang
Ở Việt Nam, theo nhiều chuyên gia, giới nhà giàu chẳng phải rầu lòng như người giàu thế giới, thậm chí thoải mái “khoe tiền” vì khung quy định chưa chặt chẽ.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ
Bảy đại gia thủy sản chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ của ngân hàng VDB
Người gốc Việt đầu tiên trong tài liệu Panama bị công khai
Tìm thấy thi thể ngư dân gốc Việt ngoài khơi California
John Kerry sắp có phát biểu quan trọng về chiến tranh Việt Nam
Hậu kinh doanh đa cấp, đầu tư tiền ảo “bủa vây” người dân
Mùa mía đắng tại miền Tây
Doanh nghiệp xin trả hàng loạt dự án vì “tỉnh gây khó”
Cán bộ ngân hàng tiếp tay lừa đảo 1.069 tỷ đồng
SCIC xin ưu đãi cho dự án thép hơn 8.000 tỷ thành đống sắt gỉ chờ nhà thầu Trung Quốc
Tự ý đẩy giá thuốc "lên trời", công ty Trí Khang bị phạt
Quy hoạch mắc-ca: Chỉ trồng gần 10.000 héc ta thay vì 200.000 héc ta
Gas lậu trỗi dậy!
Quốc hội thông qua 4 Luật
Gần 1.200 xe sang của Mercedes-Benz bị triệu hồi tại Việt Nam
8 công trình giao thông tại Hà Nội được hưởng cơ chế đặc thù
Thành lập Cục Hải quan Hà Nam Ninh
Kon Tum: 80 tỷ đồng đầu tư tuyến nối Quốc lộ 24 đi khu nghỉ dưỡng Đông Nam
Nhà nước thoái 49% vốn tại Tổng công ty VEAM
Được dùng ngân quỹ nhà nước nhàn rỗi gửi ngân hàng
Hiện tượng các “đại gia Việt” tìm cách đầu tư mua nhà tại Mỹ ngày một nhiều. Hôm qua, ngày 6/4, trong một khách sạn sang trọng tại Hà Nội, một công ty của Mỹ chuyên về đầu tư định cư tại Mỹ, Canada, EU tổ chức một cuộc hội đàm về chương trình đầu tư định cư Mỹ EB-5 với lời mời hấp dẫn: Chỉ cần đầu tư 500.000USD vào Mỹ sẽ được cấp “thẻ xanh”.
Xung quanh thông tin mở cửa cho gia cầm Trung Quốc nhập khẩu chính ngạch vào Việt Nam, các chuyên gia đã bày tỏ lo lắng trước nguy cơ ngành chăn nuôi gia cầm gặp “đại họa”, còn người dân thì phải ăn toàn thịt “rác”.
Trong khi có nhiều đơn tố cáo công ty kinh doanh đa cấp lừa đảo hàng chục tỉ đồng, cơ quan nhà nước lại chưa biết làm thế nào để xử lý
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự