tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 06-06-2016

  • Cập nhật : 06/06/2016

Hà Nội : Hơn 316 nghìn tỷ xây dựng lại 10 khu tập thể

Nằm trong chương trình của Hội nghị “Hà Nội 2016 – Hợp tác Đầu tư và Phát triển” sáng 4/6, UBND TP Hà Nội đã thông báo về Danh mục các dự án dự kiến thu hút đầu tư trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020 (đợt 1).


Bộ Giao thông vận tải đưa Vinawaco khỏi “danh sách đen”

Tổng Công ty Xây dựng Đường thủy (Vinawaco) đã được Bộ Giao thông Vận tải đưa ra khỏi “danh sách đen” (không đạt yêu cầu) do có sự nhầm lẫn.

Chỉ sau hơn 10 ngày sau khi công bố, Tổng Công ty Xây dựng Đường thủy (Vinawaco), một trong 26 nhà thầu bị đưa vào “danh sách đen” (không đạt yêu cầu), bị hạn chế tham gia các dự án của Bộ Giao thông Vận tải đã được chính Bộ này ra quyết định đưa khỏi danh sách nhà thầu bị cấm cửa.

Cụ thể, giữa tháng 5 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải công bố 26 nhà thầu nằm trong “danh sách đen.”

Tuy nhiên, ngày 27/5, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông lại phải ký văn bản đưa Vinawaco ra khỏi danh sách trên.

Trao đổi với ông Ngô Văn Tuấn, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Vinawaco (trước đây là tổng công ty thuộc Bộ Giao thông Vận tải, nay đã cổ phần hóa, thoái hết vốn Nhà nước) khẳng định, trước đó Bộ Giao thông Vận tải đã có sự nhầm lẫn khi đưa Vinawaco vào “danh sách đen.”

Ông Ngô Văn Tuấn cho biết sau khi danh sách được công bố, Tổng công ty đã có công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải, trong đó nêu rõ: “Cơ quan xếp loại đã đưa kết quả của Công ty Thi công Cơ giới và Dịch vụ gộp chung vào kết quả cho chúng tôi. Trước đây, công ty này trực thuộc Vinawaco, nhưng năm 2012 đã thoái vốn hoàn toàn.”

Việc đưa Vinawaco vào “danh sách đen” chủ yếu căn cứ kết quả tại gói thầu 6A thuộc dự án cải tạo luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu.

Gói thầu này khởi công năm 2009 rồi hoãn đến năm 2014 theo chương trình dừng, dãn tiến độ của Chính phủ.

Gói thầu có ba nhà thầu tham gia, trong đó có Vinawaco, Công ty Thi công Cơ giới và Dịch vụ. Sau khi khởi công lại vào năm 2015, Công ty Thi công Cơ giới và Dịch vụ rút khỏi gói thầu này.

Ông Ngô Văn Tuấn cho hay: “Tại dự án sông Hậu, không những làm hết phần việc của mình, chúng tôi còn nhận thêm khối lượng; không thể bị xếp loại yếu được.”

Ông Phan Quang Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (đơn vị được Bộ Giao thông Vận tải giao làm chủ trì xếp hạng nhà thầu) cho biết, việc đưa Vinawaco ra khỏi danh sách đen dựa trên kết quả xác minh của Ban Quản lý dự án Hàng hải (cơ quan quản lý dự án cải tạo luồng tàu vào sông Hậu).

Ông Trần Anh, Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án Hàng hải cho biết, việc Ban có công văn đề nghị đưa Vinawaco ra khỏi “danh sách đen” là do thời điểm cuối năm 2015, dự án cải tạo luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu đang trong giai đoạn hoàn thành, chuẩn bị thông luồng kỹ thuật, Ban Quản lý dự án Hàng hải không có đủ thời gian và có một số đánh giá khắt khe với các nhà thầu trong quá trình thực hiện.

“Sau khi kiểm tra, đánh giá tổng thể trên kết quả hoàn thành của toàn dự án. Riêng phần việc của Vinawaco tại gói 6A, tính đến thời điểm kết thúc hợp đồng tháng 10/2015 mà không tính khối lượng phát sinh, nhà thầu đã hoàn thành 90,4% khối lượng hợp đồng.

Vì vậy Ban Quản lý dự án Hàng hải xin đánh giá lại nhà thầu Vinawaco 'lỗi' với tiêu chí “tiến độ thi công thực tế chậm >20% so với tiến độ thi công chi tiết được chấp thuận.” Tổng thể nhà thầu Vinawaco có 10 tiêu chí đáp ứng yêu cầu, 4 "lỗi," ông Trần Anh lý giải.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinawaco Ngô Văn Tuấn cho biết: “Sau khi phản ánh, Bộ Giao thông Vận tải đã thay đổi đánh giá. Nếu không thay đổi, tôi đã khiếu nại vì vào danh sách nhà thầu không đạt yêu cầu thì không ai chơi. Tới đây, Bộ Giao thông Vận tải nên để doanh nghiệp bị đánh giá kém tham gia phản biện, tranh luận trước khi công bố.”

Trước đó, năm 2015, Bộ Giao thông Vận tải cũng phải ra quyết định đưa bốn nhà thầu ra khỏi danh sách các nhà thầu không đạt yêu cầu sau khi đã công bố./.


Lạng Sơn: Dân khốn khổ vì lợn xuất khẩu chết bị vứt dọc đường

Trong vòng một tuần trở lại đây, lợi dụng lúc đêm tối vắng người, một số lái xe tải đã lén lút vứt những con lợn xuất khẩu ốm chết dọc quốc lộ 4A thuộc địa phận xã Tân Lang, huyện Văn Lạng, Lạng Sơn.

Đây là những con lợn được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốcnhưng do nhiều lý do đã chết trên đường vận chuyển và bị vứt bỏ lại.

Theo đại diện lãnh đạo xã Tân Lang, hiện tượng trên bắt đầu xuất hiện từ ngày 1/6 đến nay. Số lợn chết do dân phát hiện được và thông báo cho chính quyền đã lên tới gần 10 con. Ngoài ra chưa thống kê được số lượng lợn được vứt bỏ rải rác dọc các trục đường.

Những lái xe thường vứt xác lợn rải rác trên quốc lộ ngay tại cua Tai Ngai cách nghĩa trang huyện chừng 200m. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, xác lợn phân hủy mạnh khiến cho những hộ dân sống cách đấy 300-400m vẫn ngửi thấy mùi hôi thối nồng nặc.

Anh Việt Hòa, một người dân Tân Lang bức xúc: "Tại diện tích đất canh tác của gia đình, gần nhà 4 con lợn chết bị cánh lái xe vứt nằm chềnh ềnh đang phân hủy, bốc mùi hôi thối rất khó chịu. Mỗi con ước tính nặng từ 80 kg đến 100 kg."

Chiều 4/6, trao đổi với phóng viên, đại diện Công an huyện Văn Lãng cho hay, trước mắt, cảnh sát và dân quân tự vệ đã tiến hành đào hồ chôn và rắc vôi bột tiêu hủy số lợn chết trên, đồng thời sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát để phát hiện và xử lý những xe vi phạm. Tuy nhiên, tới thời điểm này, cảnh sát vẫn chưa bắt giữ được trường hợp nào vi phạm./.

Một số hình ảnh do bạn đọc Việt Hòa tại Tân Lang cung cấp:

 Từ ngày 1/6 tới nay, tình trạng trên bắt đầu xuất hiện. (Ảnh: Việt Hòa)

Từ ngày 1/6 tới nay, tình trạng trên bắt đầu xuất hiện. (Ảnh: Việt Hòa)

 Dọc quốc lộ 4A, xác lợn được bỏ lại rải rác. (Ảnh: Việt Hòa)

Dọc quốc lộ 4A, xác lợn được bỏ lại rải rác. (Ảnh: Việt Hòa)

 Nguy cơ ô nhiễm hiện đang trở nên nhãn tiền, nhất là trong điều kiện thời tiết nắng nóng. (Ảnh: Việt Hòa)

Nguy cơ ô nhiễm hiện đang trở nên nhãn tiền, nhất là trong điều kiện thời tiết nắng nóng. (Ảnh: Việt Hòa)

 Vẫn còn nhiều xác lợn chết bị vứt rải rác dọc đường quốc lộ ở khu vực này. (Ảnh: Việt Hòa)

Vẫn còn nhiều xác lợn chết bị vứt rải rác dọc đường quốc lộ ở khu vực này. (Ảnh: Việt Hòa)


Động lực cho nghề cá phát triển

Chủ động vào cuộc

Thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ (NĐ 67), Ninh Thuận được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ chỉ tiêu 71 tàu. Trong đó, có 66 tàu khai thác và 5 tàu dịch vụ. Nỗ lực tạo điều kiện cho bà con ngư dân tiếp cận vốn vay, ngành Ngân hàng trên địa bàn đã tích cực vào cuộc. Trong đó, phải kể đến vai trò tiên phong, “đầu tàu” của Agribank Ninh Thuận.

Theo đó, ngay trong đợt đầu tiên khi UBND tỉnh phê duyệt danh sách 13 chủ tàu đủ điều kiện vay vốn theo NĐ 67, Agribank Ninh Thuận đã ký hợp đồng tín dụng với 8 ngư dân, với số vốn cam kết cho vay theo các hợp đồng tín dụng lên đến gần 80 tỷ đồng. Sau các đợt phê duyệt danh sách của UBND tỉnh Ninh Thuận, hiện có thêm 10 chủ tàu đăng ký vay vốn theo NĐ 67 tại Agribank Ninh Thuận…

nd 67 da va dang tao dong luc cho nghe ca o ninh thuan

NĐ 67 đã và đang tạo động lực cho nghề cá ở Ninh Thuận

Ông Trần Công Thành, trú phường Mỹ Đông (TP. Phan Rang - Tháp Chàm) chủ tàu cá NT 91199, một trong những ngư dân đầu tiên được vay vốn theo NĐ 67 tại Agribank Ninh Thuận. Giới thiệu với phóng viên con tàu gỗ có công suất 450CV, hành nghề lưới rê còn thơm mùi gỗ, ông Thành cho biết, con tàu trị giá 6,5 tỷ đồng, trong đó phần lớn là vốn vay từ Agribank với lãi suất ưu đãi.

Chia sẻ thêm với khách, ông Thành tâm sự, thời gian đầu thấy giấy tờ thủ tục khá phức tạp, thế nhưng được cán bộ ngân hàng động viên, hướng dẫn tận tình về các thủ tục nên ông mạnh dạn đăng ký, rồi tiến hành vay vốn đóng tàu. Đến nay, ước mơ sở hữu tàu lớn đã thành hiện thực, góp phần khai thác hiệu quả nguồn lợi từ biển, đồng thời bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Cũng từ vốn vay Agribank Ninh Thuận, ông Nguyễn Đức Hải ở xã Thanh Hải (Ninh Hải) cũng đã hạ thuỷ tàu dịch vụ hậu cần đầu tiên đóng mới với vỏ composite mang tên Việt Anh trị giá gần 8 tỷ đồng. Đây là tàu hậu cần lớn nhất và được hạ thủy sớm nhất theo NĐ 67 ở Ninh Thuận.

Theo đó, tàu có công suất 500 CV, chiều dài 21m, rộng 5,8m, cao 3m, được thiết kế hiện đại với 18 hầm chứa hải sản có sức chứa trên 50 tấn. Đặc biệt, trong quá trình đóng tàu, cán bộ tín dụng Agribank luôn quan tâm, theo sát tiến độ để giải ngân kịp thời bảo đảm tiến độ đóng tàu của nhà máy.

Để thực hiện tốt NĐ 67, ông Đặng Ngọc Ba - Giám đốc Agribank Ninh Thuận khẳng định, ngân hàng phải chủ động vào cuộc. Theo đó, ngay sau thời điểm NĐ 67 có hiệu lực, chi nhánh đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng ở địa phương, tham gia rà soát, xét duyệt lựa chọn các chủ tàu ngay từ cơ sở.

Do vậy, danh sách ngư dân đủ điều kiện được hưởng chính sách đóng tàu theo NĐ 67 ở các địa phương, được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo đúng đối tượng. Trong quá trình thực hiện chi nhánh tạo điều kiện tốt nhất để ngư dân triển khai dự án, để “tàu sáu bảy” sớm được vươn khơi.

Hỗ trợ cho ngư dân, ngân hàng còn xem xét ưu tiên khi chủ tàu tham gia liên kết chuỗi từ khâu khai thác, chế biến đến tiêu thụ; rút ngắn thời gian thẩm định cho vay. Ngoài ra, Agribank Ninh Thuận còn tổ chức đưa ngư dân đi tham quan các cơ sở đóng tàu tại Khánh Hòa, để khách hàng khảo sát, học tập kinh nghiệm tiết kiệm chi phí đóng tàu…

Chủ động tháo gỡ “nút thắt”

Trước đây, tại Ninh Thuận việc phát triển kinh tế biển nói chung và nghề cá nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, do những khó khăn từ thời tiết, tàu thuyền có công suất nhỏ… Hiện, với các tàu được đóng theo NĐ 67 hầu hết đều có công suất từ 450 đến 1.000 CV, giúp bà con yên tâm bám biển dài ngày, góp phần quan trọng tạo động lực để phát triển nghề cá…

Ngoài ra, với sự xuất hiện của các tàu làm dịch vụ hậu cần nghề cá như con tàu Việt Anh của ông Nguyễn Đức Hải, có sức chứa lên đến 50 tấn đã góp phần đẩy mạnh hoạt động hợp tác trong nghề đánh bắt và liên kết giữa các khâu nghề cá. Từ việc khai thác, chế biến, dịch vụ hậu cần thương mại ở các cảng cá, bến cá, tiêu thụ thuỷ hải sản cho bà con ngư dân ở địa phương cũng được nhanh hơn.

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Ninh Thuận đã có 25 ngư dân được UBND tỉnh phê duyệt đủ điều kiện vay vốn hỗ trợ đóng mới, nâng cấp tàu cá theo NĐ 67. Trong đó, những địa phương có nhiều chủ tàu được vay vốn như TP. Phan Rang - Tháp Chàm 13 chủ tàu, huyện Ninh Hải có 10 chủ tàu.

Trong số đó đến nay đã có 8 con “tàu 67” của ngư dân Ninh Thuận đã được hạ thuỷ và đang đánh bắt, làm dịch vụ hậu cần nghề cá ở những vùng biển xa bờ… Một số khó khăn vướng mắc khi thực hiện NĐ 67 đã được tháo gỡ bằng Nghị định 89/2015/NĐ-CP của Chính phủ (NĐ 89). Điều này, đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho bà con ngư dân ở địa phương, trong việc vay vốn ưu đãi để đóng mới, cải hoán các tàu thuyền...

Ông Lê Văn Cương, Giám đốc NHNN Chi nhánh Ninh Thuận cho biết, trong thời gian tới NHNN tỉnh tiếp tục chỉ đạo các chi nhánh NHTM triển khai kịp thời các chủ trương mới liên quan chính sách tín dụng theo NĐ 67 và NĐ 89; Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai của các NHTM.

Tuy nhiên, trong thực tế tại Ninh Thuận cũng như nhiều địa phương khác việc thực hiện NĐ 67 vẫn còn gặp những “nút thắt”. Trước những khó khăn trên, ngành Ngân hàng trên địa bàn đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng tháo gỡ. Đơn cử đối với các dự án đóng mới tàu cá theo NĐ 67, tiến độ triển khai vẫn còn chậm, do phải mất nhiều thời gian để lập hồ sơ thiết kế và thẩm định dự toán theo quy định.

Trong khi, địa phương không có điều kiện có quyền sử dụng các mẫu phù hợp để hướng dẫn cho ngư dân trong tỉnh áp dụng. Ngoài ra, nhiều ngư dân còn những băn khoăn về chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo hướng dẫn thuyền viên, vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới; hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên…

Để hạn chế tiêu cực trong quá trình lập dự án vay vốn, đồng thời để tiết kiệm vốn vay, rút ngắn thời gian làm thủ tục cho ngư dân, đại diện một số chi nhánh ngân hàng trên địa bàn cho rằng, chính quyền địa phương nên giới thiệu đơn vị tư vấn quản lý dự án để giúp ngư dân trong quá trình vay vốn đóng mới tàu cá theo NĐ 67.(TBNH)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục