Bí quyết để người nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Khánh Hòa thu lãi hàng trăm triệu đồng, thậm chí lên đến cả tỷ đồng mỗi năm là nhờ áp dụng công nghệ cao trong nuôi trồng.

Sản phẩm Nấm Việt của chị Lê Hà Mộng Ngọc (ngụ H.Củ Chi, TP.HCM) vừa xuất khẩu thành công lô hàng đầu tiên đi Nhật.
Chị Ngọc đang đẩy mạnh khâu chế biến sản phẩm sau nấm để nâng cao giá trị sản phẩm - Ảnh: Chí NhânKhởi nghiệp với nấm từ năm 1998, đến nay chị đã sản xuất nhiều sản phẩm như: bào ngư xám, vàng, trắng, hoa hồng; nấm mèo và cả nấm linh chi.
Dù học nghề đàng hoàng nhưng khi bắt tay vào việc, chị Ngọc gặp không ít khó khăn. Nấm bào ngư chỉ trồng 1 tháng rưỡi là cho thu hoạch, nhưng chị Ngọc phải mất 6 tháng mới ra những tay nấm đầu tiên. Khi có sản phẩm lại bí đầu ra, hoặc giá quá rẻ không thể bán được. Chị Ngọc phải chạy vạy nhiều nơi, nhờ Trung tâm tư vấn và hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn TP.HCM) giúp đỡ. Cuối cùng sản phẩm nấm của chị từng bước xâm nhập thị trường qua hệ thống siêu thị như: Co.opmart, Citimart, Lotte Mart, MaxiMark...
“Ngay từ đầu tôi đã xác định hướng đi của mình sản xuất sản phẩm sạch, tuyệt đối không dùng phân, thuốc hóa học”, chị Ngọc nói và cho biết để làm được việc này không đơn giản. Thời gian đầu, sốt ruột vì nấm lâu ra, nhiều công nhân lén sử dụng hóa chất. Khi phát hiện, chị đã đóng cửa trại một thời gian để thay lực lượng công nhân mới. Nhờ xác định đúng hướng từ ban đầu, nên khi sản phẩm ra thị trường thì nhanh chóng được khách hàng ưa chuộng. Chị thành lập hợp tác xã sản xuất thương mại nông sản Nấm Việt, đứng ra cung cấp phôi, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất theo đúng tiêu chuẩn và thu mua lại sản phẩm hoặc họ có thể tự tiêu thụ. “Nếu xã viên nào trồng không đúng theo tiêu chuẩn sạch mình ngừng cung cấp phôi ngay”, chị Ngọc chia sẻ.
Hiện nay hợp tác xã của chị có trên 100 xã viên ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Năng lực sản xuất mỗi tháng đến 125 tấn nấm bào ngư, khoảng 20 tấn nấm mèo và 5 tấn linh chi. Để mở rộng đầu tư sản xuất, xây dựng thương hiệu, chị thành lập Công ty cổ phần công nghệ sinh học Nấm Việt.
Xuất ngoại
Năm 2012, trong một lần tham gia hội chợ tại Lào, khách hàng nước này rất ưa chuộng sản phẩm Nấm Việt. Sau lần đó, chị bắt đầu xuất khẩu nấm linh chi sang Lào. Sau Lào chị tiếp tục mở rộng sang Thái Lan và Campuchia. Năm 2013, khách hàng Nhật đã tìm đến tận trại của chị để tìm hiểu và đặt vấn đề thu mua. Đến tháng 11.2014, chị đã xuất thử nghiệm thành công 200 kg nấm mèo. Sắp tới, chị chuẩn bị xuất tiếp 4 tấn. “Người Nhật rất thích ăn nấm. Nếu làm tốt mình chỉ cần xuất một mặt hàng nấm mèo thôi cũng là một số lượng rất đáng kể. Họ đã đặt vấn đề sẽ nhập 4 tấn nấm mèo mỗi tháng, bên cạnh đó là 8.000 tấn nấm hương khô (10 tấn tươi bằng một tấn khô) nhưng tôi chưa dám nhận lời vì năng lực mình không đủ. Trước đây Nhật mua nấm của Trung Quốc, nay họ muốn chuyển sang nhập của mình nếu đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng của họ thì VN sẽ xuất được một lượng hàng rất lớn vào thị trường này”, chị Ngọc nhận định.
Đặc biệt, chị Ngọc đang đầu tư khoảng 500 triệu đồng để xây dựng cơ sở, máy móc chế biến nấm xuất khẩu và đặc biệt là những sản phẩm nấm “ăn liền” như: nấm bào ngư rim, nấm mèo chiên giòn, nấm bào ngư sơ chế, nấm dược liệu (2 - 3 sản phẩm), nấm dành cho trẻ em. Ý tưởng chế biến sản phẩm sau nấm của chị Ngọc đến từ thực tế “được mùa mất giá” và những lần học tập kinh nghiệm ở các nền nông nghiệp tiên tiến.
Bí quyết để người nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Khánh Hòa thu lãi hàng trăm triệu đồng, thậm chí lên đến cả tỷ đồng mỗi năm là nhờ áp dụng công nghệ cao trong nuôi trồng.
Chán sự gò bó, suốt ngày quanh quẩn trong nhà máy khi làm công nhân, anh Quách Thành Nguyên (32 tuổi, ngụ KP.12, xã Long Đức, H.Long Thành, Đồng Nai) quyết định khởi nghiệp với nghề nuôi bồ câu.
Tính đến 20/8/2014, Đài Loan nổi lên như một đối tác lớn nhất với 183 dự án, chiếm 35,7% số dự án FDI trong nông nghiệp và 20% về giá trị đầu tư.
Các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đang và sẽ tiếp tục là động lực để thương hiệu chè Việt Nam có thể đánh dấu trên bản đồ chè thế giới.
Chị Phạm Thị Minh Linh ở Hóc Môn đã thành công trong việc xuất khẩu bánh tráng truyền thống qua Pháp, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.
Dù nông nghiệp TP.HCM chịu áp lực của xu hướng đô thị hóa, không có lợi thế về đất đai nhưng vẫn có rất nhiều nông dân sáng tạo, áp dụng khoa học kỹ thuật, tổ chức những mô hình sản xuất hiệu quả, trở thành những tỉ phú giữa đô thị phồn hoa.
Cá ăn không hết, bán cũng không kịp, người ta phơi khô, làm mắm, nhưng vẫn còn nhiều quá phải đổ cá thành đống cho thối, rồi trộn tro làm phân bón rau màu, cây thuốc lá...
Nhiều nông dân đã có những phát minh đem lại lợi ích thiết thực trong lao động, sản xuất và cuộc sống hàng ngày khiến nhiều người phải “ngả mũ” thán phục. Dù đã thành công bước đầu, thu được tiền tỷ nhưng những hai lúa chính hiệu vẫn mong muốn được tư vấn, hợp tác với các nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu để hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm của mình.
Đã từng là một sỹ quan, bác sĩ quân y, thuộc biên chế của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cách đây 15 năm ông Nguyễn Công Suất đã tự nguyện xin giải ngũ khỏi ngành để theo đuổi việc trồng, chế biến và đưa cây gấc thành một thứ dược liệu quý.
Hơn 10 năm khởi nghiệp, anh Nguyễn Quốc Việt (35 tuổi, ngụ ấp Kinh Mới, xã Mỹ Thuận, H.Bình Tân, Vĩnh Long) đã trở thành tỉ phú và tạo việc làm cho hàng chục thanh nhiên địa phương.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự