Tương tự máy ép bún bằng cối ép gỗ truyền thống, điểm khác biệt của chiếc máy này nằm ở cơ chế hoạt động bằng bơm thủy lực và được điều khiển bằng mắt quang học tự động.

Nhờ sống giữa dòng suối mát lành, sau tám tháng nuôi thí điểm, cá tầm ở huyện vùng cao Sơn Tây (Quảng Ngãi) tăng trọng gấp đôi so với nhiều vùng miền khác.
Sau thời gian học hỏi kỹ thuật, phân tích điều kiện khí hậu, nguồn nước tại địa phương, cuối năm 2014, Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây bắt đầu nuôi thí điểm loài cá tầm xứ lạnh bên cạnh dòng suối Mang He (xã Sơn Bua).
Từ nguồn vốn 300 triệu đồng, Trạm Khuyến nông Sơn Tây đầu tư xây bể, đấu nối ống nhựa lớn dẫn nước suối trong vắt vượt đường rừng hơn 400m dẫn về khu vực hồ nuôi cá tầm bên dưới chân núi.
Vụ đầu tiên, Trạm mua 500 cá tầm giống (mỗi con nặng 70gram) từ Lâm Đồng về nuôi trong năm hồ lót phủ bạt. Mỗi hồ nuôi rộng 100m vuông, có độ sâu 1m nước.Ông Trần Qúy, Trưởng Trạm Khuyến nông Sơn Tây cho biết, nhờ khí hậu ôn hòa, môi trường nước suối trong lành, nước trong hồ liên tục thay đổi nên sau tám tháng nuôi, trung bình mỗi con cá tầm tăng trọng hơn 3 kg.
Từ vụ thí điểm ban đầu thành công, Trạm Khuyến nông Sơn Tây tiếp tục thả nuôi 2.000 con giống bên dòng suối Mang He. "So sánh cùng thời gian nuôi ở Sapa, Đà Lạt, cá tầm ở huyện vùng cao Sơn Tây trọng lượng tăng gần gấp đôi. Đây là tín hiệu vui mở ra cơ hội xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương", ông Qúy lạc quan.
Theo ông Qúy, nhiệt độ nóng hoặc lạnh quá đều khiến cho cá tầm chậm lớn, dễ sinh dịch bệnh. Nhiệt độ nước suối đầu nguồn xã Sơn Bua (huyện vùng cao Sơn Tây) luôn ổn định, mùa đông thấp nhất chỉ 16 độ C, mùa hè cao nhất cũng chỉ 25 độ, là điều kiện lý tưởng để cá tầm lớn nhanh.
Thức ăn của cá tầm là các loại cá nhỏ hoặc trùn quế, trùn hương, tôm, tép nhỏ... Thông thường, mỗi ngày cá tầm loại nhỏ dưới 1kg được cho ăn 6 lần, cá lớn ăn ba lần mỗi ngày.
Sau 8 tháng nuôi, cá tầm nuôi trong môi trường nước suối Mang He đạt đến 3 kg. Ông Lê Văn Tùng, Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây chia sẻ: "Sau nhiều tháng nuôi thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy loài cá tầm đã phát triển tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu ở địa phương. Huyện đang kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ người dân đầu tư nuôi loài cá này nhằm xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình".
Theo các chuyên gia thủy sản, hiện, các nhà hàng trong nước có nhu cầu tiêu thụ loài cá này rất lớn. Mỗi kg cá tầm có giá dao động từ 250.000 đến 300.000 đồng.
Từ lâu, cá tầm được biết đến là một loại thực phẩm có thành phần dinh dưỡng cao, dễ hấp thu và tiêu hoá. Thịt cá tầm chứa nhiều vitamin A, phốt pho, selen và vitamin B6, B12 ngoài ra còn chứa nhiều omega 3 và omega 6 tốt cho sức khỏe mọi lứa tuổi.
Tương tự máy ép bún bằng cối ép gỗ truyền thống, điểm khác biệt của chiếc máy này nằm ở cơ chế hoạt động bằng bơm thủy lực và được điều khiển bằng mắt quang học tự động.
Huyện Tiền Hải (Thái Bình) là vùng nuôi ngao lớn nhất miền Bắc. Cách đây vài năm, khi con ngao “lên ngôi”, nhiều hộ nơi đây thành tỷ phú. Nhưng hiện nay, “vựa ngao” không còn được như trước
Ba kích tỏ ra thuận với đất rừng Thần Sa - Phượng Hoàng. Cây lớn nhanh, xanh tốt và đặc biệt là số cây sống đạt tỷ lệ tuyệt đối 100%
Cây xạ đen mang lại giá trị kinh tế cao gấp 3 – 4 lần so với canh tác lúa hoặc các loại hoa màu khác. Đặc biệt, người dân trồng cây xạ đen không cần phải mang đi xa mà thương lái vào tận vườn thu mua.
Anh Nguyễn Thành Tân ở xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành (Tiền Giang) là một trong những người đã gắn bó và gặt hái được nhiều thành công từ nghề nuôi cá tai tượng.
Mặc dù năng suất, sản lượng lúa tăng liên tục nhưng người nông dân trồng lúa thu nhập vẫn thấp và chịu rủi ro cao so với các tác nhân khác trong chuỗi giá trị…
Việc nông dân đốn quýt trồng gừng là cách làm tự phát, thiếu quy hoạch, dễ rơi vào tình trạng rớt giá, thậm chí lập lại cảnh 2.000 đồng/kg như năm 2012.
Từ trước đến nay người nông dân đều sản xuất lúa theo phương thức tự cung tự cấp, và hiện vẫn chưa phá vỡ được phương thức sản xuất này. Giải pháp chính là nâng cao khả năng sản xuất lúa gạo, hướng đến xuất khẩu.
Nếu những vướng mắc về mặt chính sách có liên quan đến các bộ, ngành khác mà được tích cực phối hợp giải quyết, thì tỷ lệ tín dụng cho tam nông sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự