Trái bơ ngày càng được quan tâm trên thị trường thế giới vì không chỉ là món ăn chơi mà còn là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, được dùng chế biến trong bữa ăn hàng ngày và sử dụng trong công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm.

Sử dụng thuốc Bắc làm thức ăn chăn nuôi, anh Đỗ Văn Chuyên (42 tuổi) ở thôn Trai Trang, thị trấn Yên Mỹ (Hưng Yên) đang từng bước xây dựng thương hiệu thịt lợn sạch, cho thu nhập mỗi tháng lên đến trăm triệu đồng.
Năm 2006, gia đình anh Chuyên bắt đầu nuôi lợn nhưng suốt những năm nuôi theo kiểu bán chuyên nghiệp kết quả vẫn bấp bênh, không tìm được thị trường ổn định. Trong một lần đọc được bài báo về mô hình chăn nuôi lợn bằng thuốc thảo dược trên vùng đất Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, anh Chuyên lặn lội tới tận nơi với mong muốn được học tập tham khảo và được chia sẻ những bí quyết chăn nuôi lợn dùng thảo dược."Khi trở về nhà, tôi đã áp dụng phương pháp mới này ngay. Vì chỉ có mạnh dạn, dám đổi mới thì mới mong có kết quả tốt được", anh kể.
Theo đó, đầu năm 2013 anh Chuyên áp dụng cho lợn ăn thức ăn bằng thuốc bắc. Lúc đó, để có nguồn thức ăn này, anh đã đến các đại lý thuốc Bắc trong tỉnh để tìm mua đủ loại thảo dược, nhưng thấy giá thành không rẻ, anh đã nảy ra ý tưởng trồng các cây thuốc ngay trong khu trang trại của gia đình. Ban đầu, anh trồng 3 sào cây thảo dược kim ngân hoa. Kết quả sau 2 năm trồng, thu hoạch lá cây thoải mái làm thức ăn cho 100 con lợn thịt nên đã giúp giảm chi phí đầu tư thức ăn một cách rõ rệt.
Anh Đỗ Văn Chuyên là người tiên phong của tỉnh Hưng Yên thực hiện mô hình chăn nuôi lợn sạch bằng thuốc Bắc.
Về quy trình chăn nuôi, anh cho hay, trong giai đoạn đầu, tức từ lúc lợn cai sữa đến khi đạt trọng lượng 50kg, vẫn chăm sóc và cho chế độ ăn giống cách nuôi lợn thông thường. Tới giai đoạn thứ 2, thì mới bắt đầu cho lợn ăn theo chế độ dinh dưỡng riêng, trong đó có sử dụng thuốc Bắc trong thành phần thức ăn”. Theo anh Chuyên, chế độ ăn riêng được áp dụng trong thời gian từ lúc lợn đạt 50kg đến lúc xuất chuồng bán, bởi đây là giai đoạn lợn bắt đầu sinh trưởng, phát triển mạnh nhất.
Thức ăn dinh dưỡng của lợn lúc này chủ yếu là cám được chế biến từ gạo, ngô, đậu tương trộn cùng với các loại thuốc Bắc như hoa kim ngân, bồ công anh, thổ phục linh, sơn tra. Đều là những thành phần dược liệu tốt cho sức khỏe con người, nếu được dùng làm thức ăn cho lợn cũng rất tốt. "Cho lợn ăn thuốc Bắc, cũng là một cách phòng trị bệnh, giúp tăng sức đề kháng cho lợn. Nhờ đó, đàn lợn của nhà tôi luôn khỏe mạnh và không hề mắc các dịch bệnh", anh Chuyên chia sẻ.
Hiện tại, trang trại lợn của gia đình anh Chuyên có diện tích hơn 300m2 với 20 con nái, 30 thịt choai, 100 lợn con. Tất cả đều được nuôi theo mô hình khép kín bao gồm các khâu: Sản xuất giống, chăm sóc và xuất bán.
Việc nuôi lợn bằng thuốc Bắc như cách làm của anh Chuyên tuy có chậm xuất chuồng so với các trang trại nuôi lợn công nghiệp 2 tháng, nhưng đổi lại mỗi con lợn lại cho chất lượng thịt ngon hơn, trọng lượng vẫn đạt trung bình đạt từ 100 - 120 kg mỗi con. Đặc biệt, giá bán của anh luôn cao hơn các hộ trong vùng với đầu ra luôn ổn định.
Anh cho biết, lợn giống đầu tiên là được Trạm khuyến nông huyện hỗ trợ. Sau đó, anh đã tự chọn, nuôi và chăm sóc lợn đến lúc xuất chuồng bán thịt. Bắt đầu khi lợn nái sinh con, phải luôn đảm bảo đủ độ ấm, chuồng trại sạch sẽ, có điều kiện tốt nhất để không dễ phát sinh các dịch bệnh.
Khi đến tuổi xuất chuồng, lợn thịt thành phẩm được gia đình anh đóng túi và vận chuyển theo đơn đặt hàng để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong xã, trong tỉnh và cả nước.
"Ngày đầu tiên đi giao hàng, có rất nhiều người đã hỏi rằng sao tôi dám khẳng định thịt lợn này là sạch. Lúc đó tôi đưa ra cách nhận biết là khi đem thịt chế biến chỉ nghe mùi đặc trưng thơm của thịt, nước luộc thịt trong và có độ ngọt tự nhiên. Nếu không giống như lời tôi nói, họ có thể điện đến số liên lạc của tôi trả lại", anh tâm sự.
Hiện tại giá thịt lợn sạch nuôi bằng thuốc Bắc của gia đình anh Chuyên bán ra thị trường có giá cao hơn khoảng 10.000 đồng mỗi kg so với lợn thường. Theo tiết lộ của ông chủ này, cứ với mỗi một con lợn sau khi bán xong, anh thu lãi được khoảng 1,5 triệu đồng. Hiện tại, một ngày mổ khoảng 2 con, thu về 3 triệu đồng, tức mỗi tháng anh lãi gần 100 triệu đồng. "Với số lợn này hiện vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Có những ngày đơn đặt hàng quá nhiều và nhà tôi không có đủ thịt để giao hàng. Tôi đang nghiên cứu sẽ mở rộng quy mô nuôi lên nhiều hơn nữa", anh cho biết.
Anh cho biết đang ôm ý định trong 3 năm phải xây dựng được thương hiệu riêng cho sản phẩm thịt lợn sạch. Tiếp đó là chuyển sang nuôi các giống lợn thuần chủng, siêu nạc, siêu cao sản để có nguồn thịt cung cấp mỗi ngày. "Tới đây, tôi cũng mở rộng thêm quy mô để trồng cây thảo dược nhằm cung cấp thức ăn sạch tại chỗ cho lợn", anh thông tin.
Trái bơ ngày càng được quan tâm trên thị trường thế giới vì không chỉ là món ăn chơi mà còn là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, được dùng chế biến trong bữa ăn hàng ngày và sử dụng trong công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm.
Từ khi cây dừa sáp ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh) được các nhà khoa học áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã mở ra hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng và giá trị cho loại trái cây đặc sản nổi tiếng cả nước. Nhờ đó, nông dân trồng dừa sáp tăng thu nhập gấp 2-3 lần, nhiều hộ trở thành triệu phú.
Khởi nghiệp từ những đồng vốn vay mượn, anh Phạm Năng Thành mạnh dạn đầu tư trồng chuối tiêu hồng trên chính quê hương của mình, thu về hơn 2 tỷ đồng một năm.
Cái ngông của người nông dân đã giúp anh tạo dựng cơ ngơi hàng chục tỉ đồng chỉ sau vài năm.
Trong khi nhiều nhà vườn ở ĐBSCL đang loay hoay với bài toán “chặt - trồng, trồng - chặt” thì ông Huỳnh Văn Sang (Hai Sang, 48 tuổi, ngụ xã Tam Ngãi, H.Cầu Kè, Trà Vinh) lại trở thành tỉ phú nhờ 20 năm gắn bó với cây cam sành.
Đó là khẳng định của ông Đặng Quốc Cương, Bí thư Huyện ủy Cẩm Xuyên liên quan đến việc thôn Tân An, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đề ra nhiều khoản thu bất hợp lý tại khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.
Nhà sáng chế hàng loạt máy móc nông nghiệp mới chỉ học hết lớp 7.
Với diện tích chỉ 5.000 m2, nhưng anh Nguyễn Thanh Hải ở làng hoa Thái Phiên (Lâm Đồng) thu về hơn một tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng hoa cúc kim cương.
Thời gian gần đây, trên những trang quảng cáo của các báo và mạng Internet xuất hiện thông tin về một giống dừa tên gọi dừa xiêm dây siêu trái.
Việt Nam đã cho phép trồng đại trà bắp biến đổi gen (GMO) sau nhiều năm cân nhắc và bước đầu mang lại hiệu quả.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự