Ông Vũ Minh Tân nhập ngũ tháng 12/1974, công tác tại Đồn Biên phòng Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Tháng 12/1981, ông chuyển ngành đi học tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Cấp bậc khi ông chuyển ngành là chuẩn úy, Trung đội trưởng.

Các băng đảng tội phạm đang bóc lột lao động trẻ em và rửa tiền bán ma túy thông qua một mạng lưới tiệm làm móng của người gốc Việt ở Vương quốc Anh.
Cơ quan Phòng chống tội phạm quốc gia Anh (NCA) hiện đang tiến hành khoảng 500 cuộc điều tra liên quan đến nô lệ hiện đại trên khắp cả nước.
Họ tình nghi hệ thống tiệm làm móng của người Việt mọc lên như nấm ở Anh là tấm bình phong công khai cho các băng nhóm tội phạm có tổ chức.
Người Việt là nhóm người nước ngoài dễ trở thành nạn nhân bị bóc lột lao động nhất tại Anh. Từ năm 2017, chính quyền phát hiện hơn 550 người Việt là nạn nhân nô lệ hiện đại.
NCA cho biết các thanh thiếu niên người Việt thường bị ép làm việc quần quật trong các tiệm làm móng với mức thù lao ít ỏi hoặc thậm chí không có xu nào.
Để lừa đồng hương sang Anh, thủ đoạn của đám tội phạm là hứa hẹn những khoản thu nhập cao gấp 10 lần thu nhập ở Việt Nam. Sau đó chúng đưa người vượt biên bất hợp pháp vào Anh và chặt một khoản "tiền công" lớn để bắt nạn nhân làm việc không công.
Bơ vơ giữa xứ người, đa phần người Việt chỉ biết chấp nhận sống và làm việc trong môi trường nghèo nàn để có tiền gửi về cho gia đình.
Năm 2016, khi cảnh sát Anh kiểm tra tiệm làm móng Nail Deluxe ở thành phố Bath thuộc Hạt Somerset, họ phát hiện hai thiếu nữ Việt Nam ngủ trên một gác xép trong tiệm và phải làm việc không công cho chủ.
Kiểm tra nhà ở của một thành viên băng tội phạm gốc Việt, cảnh sát còn tìm thấy 60.000 bảng Anh giấu trong một con gấu nhồi bông trong tủ quần áo.
Cặp vợ chồng Viet Hoang Nguyen và Huong Tran bị kết án 4 và 2 năm tù giam vì tội ép người khác lao động cưỡng bức.
Nghi phạm Thu Huong Nguyen bị tuyên 5 năm tù giam vì tội tổ chức, di chuyển người cho hoạt động bóc lột.
"Tiệm làm móng là nơi phổ biến nhất chúng tôi phát hiện nạn nhân Việt Nam. Thông tin chúng tôi có gợi ý rằng có nhiều mạng lưới như vậy hoạt động trên khắp Vương quốc Anh" - thanh tra Andy Thomson thuộc NCA cho biết.
PHÚC LONG
Theo Tuoitre.vn
Ông Vũ Minh Tân nhập ngũ tháng 12/1974, công tác tại Đồn Biên phòng Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Tháng 12/1981, ông chuyển ngành đi học tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Cấp bậc khi ông chuyển ngành là chuẩn úy, Trung đội trưởng.
Đó là một trong những cảnh báo đáng lo ngại trong báo cáo tình hình quan hệ lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) do Bộ KH-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH tổ chức
Do phải đối mặt với cuộc khủng hoảng dân số già, chính phủ Nhật Bản rốt cuộc đã có những thay đổi trong chính sách nhập cư nghiêm ngặt để tiếp nhận nhiều hơn lao động phổ thông nước ngoài.
Bà Trần Thị Bích Trâm (TP. Hồ Chí Minh) hỏi: Tiền tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) là lương Net (ghi trên hợp đồng lao động) hay tự quy đổi ra lương Gross và lấy lương Gross đó đóng BHXH?
Trường hợp ông Nguyễn Đăng Khoa có bằng thạc sĩ sau thời điểm nộp hồ sơ tuyển dụng nên không được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch Chuyên viên và Kiểm tra viên thuế.
Nhiều lao động người Việt cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc bị trục xuất về nước khiến hàng nghìn lao động bị liệt vào danh sách cấm xuất cảnh. Họ mong lệnh cấm sớm được dỡ bỏ.
Cấm xuất khẩu lao động sang Hànlao động việt nam tại hàn quốc
Người lao động (NLĐ) bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động.
Chính sách tiền lương ở nước ta đã trải qua 4 lần cải cách (năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003) nhưng đến nay vẫn còn rất nhiều bất cập.
Năng suất lao động bình quân của Việt Nam có sự tăng trưởng đáng kể trong một thập niên qua.
Mức tăng lương phổ biến trong doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam từ 5 - 10%/năm (chiếm 62%). Mức thưởng trung bình tại các doanh nghiệp Nhật khoảng 1 tháng lương.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự