Đó là một trong những cảnh báo đáng lo ngại trong báo cáo tình hình quan hệ lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) do Bộ KH-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH tổ chức

Người lao động (NLĐ) bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động.
Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo đó, trong lĩnh vực đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, dự thảo Nghị định đưa ra quy định mức xử phạt đối với những vi phạm điều kiện hoạt động của doanh nghiệp (DN) dịch vụ từ 5 triệu đến 200 triệu. Trong đó, mức phạt cao nhất từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với DN có một trong các hành vi: Sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài của DN khác để tổ chức đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài của DN mình để đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cho người đã từng quản lý một DN dịch vụ khác bị thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài hoặc cho người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp DN vi phạm quy định về đăng ký hợp đồng, báo cáo việc đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài chịu mức phạt từ 5 triệu đến 180 triệu đồng; Vi phạm quy định về tuyển chọn, ký kết và thanh lý hợp đồng, mức phạt từ 20 triệu đến 80 triệu đồng.
Doanh nghiệp vi phạm quy định về bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết cho NLĐ chịu mức phạt từ 20 triệu đến 180 triệu đồng; vi phạm quy định về thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền môi giới, tiền ký quỹ, tiền dịch vụ và các khoản tiền thu của NLĐ; đóng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, mức phạt từ 20 triệu đến 200 triệu; vi phạm quy định về tổ chức đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài và quản lý NLĐ ở ngoài nước mức phạt từ 20 triệu đến 200 triệu. Ngoài ra, DN còn chịu hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ việc thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động từ 1 tháng đến 12 tháng tùy hành vi vi phạm.
Đối với những vi phạm của NLĐ; phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động, hết hạn cư trú; bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng mà không phải do bị cưỡng bức lao động; sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng; lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định. Đồng thời, buộc về nước, cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn từ 2 đến 5 năm tùy hành vi vi phạm.
Theo T.Ngôn
Người lao động
Đó là một trong những cảnh báo đáng lo ngại trong báo cáo tình hình quan hệ lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) do Bộ KH-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH tổ chức
Do phải đối mặt với cuộc khủng hoảng dân số già, chính phủ Nhật Bản rốt cuộc đã có những thay đổi trong chính sách nhập cư nghiêm ngặt để tiếp nhận nhiều hơn lao động phổ thông nước ngoài.
Bà Trần Thị Bích Trâm (TP. Hồ Chí Minh) hỏi: Tiền tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) là lương Net (ghi trên hợp đồng lao động) hay tự quy đổi ra lương Gross và lấy lương Gross đó đóng BHXH?
Trường hợp ông Nguyễn Đăng Khoa có bằng thạc sĩ sau thời điểm nộp hồ sơ tuyển dụng nên không được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch Chuyên viên và Kiểm tra viên thuế.
Nhiều lao động người Việt cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc bị trục xuất về nước khiến hàng nghìn lao động bị liệt vào danh sách cấm xuất cảnh. Họ mong lệnh cấm sớm được dỡ bỏ.
Cấm xuất khẩu lao động sang Hànlao động việt nam tại hàn quốc
Các băng đảng tội phạm đang bóc lột lao động trẻ em và rửa tiền bán ma túy thông qua một mạng lưới tiệm làm móng của người gốc Việt ở Vương quốc Anh.
Chính sách tiền lương ở nước ta đã trải qua 4 lần cải cách (năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003) nhưng đến nay vẫn còn rất nhiều bất cập.
Năng suất lao động bình quân của Việt Nam có sự tăng trưởng đáng kể trong một thập niên qua.
Mức tăng lương phổ biến trong doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam từ 5 - 10%/năm (chiếm 62%). Mức thưởng trung bình tại các doanh nghiệp Nhật khoảng 1 tháng lương.
Theo số liệu của địa phương, giai đoạn 2010-2017, Hà Tĩnh có 50.270 người đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng, bình quân mỗi năm có 6.300 người. Trong đó, tập trung chủ yếu tại các huyện Kỳ Anh, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc... Hoạt động xuất khẩu lao động đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho người lao động và nguồn ngoại tệ cho địa phương, chỉ tính riêng số tiền người lao động gửi về cho gia đình đạt trên 4.000 tỉ đồng/năm.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự