Đối với thị trường Trung Quốc, nhiều sản phẩm của nước này đang cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam. Còn Hàn Quốc và Nhật Bản là thị trường xuất khẩu nông sản tiềm năng, nhưng khó tính do yêu cầu cao và khắt khe trong các quy định về SPS, TPT…

Đạt 63,5% dự toán tính cho đến giữa tháng 8/2015, song tình hình thu ngân sách sẽ không "dễ thở" khi giá dầu đang ngày càng giảm.
Đó là con số tính đến 15/8/2015 được Tổng cục Thống kê đưa ra, tức bằng 63,5% dự toán năm. Trong đó: thu nội địa 429,4 nghìn tỷ đồng, bằng 67,2% dự toán; thu từ dầu thô 44,8 nghìn tỷ đồng, bằng 48,2% dự toán; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 101,5 nghìn tỷ đồng, bằng 58% dự toán.
Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 136,3 nghìn tỷ đồng, bằng 61,7% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 85,8 nghìn tỷ đồng, bằng 60,2%;
Thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước đạt 80 nghìn tỷ đồng, bằng 67% dự toán; thuế thu nhập cá nhân 36,9 nghìn tỷ đồng, bằng 71,9% dự toán; thuế bảo vệ môi trường 11,8 nghìn tỷ đồng, bằng 91,5% dự toán; thu tiền sử dụng đất 35,2 nghìn tỷ đồng, bằng 90,2% dự toán.
Về chi ngân sách, tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/8/2015 ước tính đạt 690,8 nghìn tỷ đồng, bằng 60,2% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 106,7 nghìn tỷ đồng, bằng 54,7% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 103,7 nghìn tỷ đồng, bằng 54,4%);
Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể ước tính đạt 477,9 nghìn tỷ đồng, bằng 62,3%; chi trả nợ và viện trợ 100,5 nghìn tỷ đồng, bằng 67%.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 8 ước tính đạt 20.364 tỷ đồng, bao gồm: vốn Trung ương 3.968 tỷ đồng; vốn địa phương 16.396 tỷ đồng.
Tính chung 8 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 132,5 nghìn tỷ đồng, bằng 64,3% kế hoạch năm và tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2014, cụ thể:
- Vốn trung ương quản lý đạt 26 nghìn tỷ đồng, bằng 63,9% kế hoạch năm và giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước
- Vốn địa phương quản lý đạt 106,5 nghìn tỷ đồng, bằng 64,4% kế hoạch năm và tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 73699 tỷ đồng, bằng 60,8% và tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 26632 tỷ đồng, bằng 71,2% và tăng 2%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 6188 tỷ đồng, bằng 91,3% và giảm 1,1%.
Dầu thô giảm, thu ngân sách khó lường
Thu ngân sách trong năm nay dự báo sẽ còn tiếp tục căng thẳng, khi mà giá dầu thô liên tiếp giảm trong những ngày gần đây. Hôm qua, Venezuela đã tuyên bố sẵn sàng bán "phá giá" với 30 USD/thùng để củng cố thị phần. Nếu mức giá dầu thô xuống mức này thì thu ngân sách sẽ bị động rất lớn.
Những ngày đầu năm 2015, khi giá dầu thô sụt giảm có lúc về dưới mức 50USD/thùng đe dọa lớn đến dự toán thu ngân sách nhà nước, Quốc hội đã thông qua phương án thu ngân sách ở mức giá dầu thô là 100 USD/thùng.
Theo tính toán, nếu giá dầu thô giảm 1 USD/thùng thì chỉ riêng thu ngân sách từ dầu thô đã giảm khoảng 1.000 tỷ đồng, ngoài ra còn tác động làm giảm thu từ khâu chế biến dầu, khí trong nước và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đối với xăng dầu.
Trong một động thái khác, để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ huy động vốn cho năm 2015 và triển khai nhiệm vụ xây dựng dự toán ngân sách năm 2016, tháng trước, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Đinh Tiến Dũng đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước tạm ứng hoặc cho ngân sách Nhà nước vay khoảng 30 nghìn tỷ đồng, trình cấp có thẩm quyền cho phép phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn dưới 5 năm cho đầu tư phát triển và đảo nợ.
Với nhiều khó khăn, ngành Tài chính đã tập trung triển khai quyết liệt nhiều giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2015, như: tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển giá, trốn thuế; tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế, kiểm tra, rà soát chi phí của doanh nghiệp…/.
Đối với thị trường Trung Quốc, nhiều sản phẩm của nước này đang cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam. Còn Hàn Quốc và Nhật Bản là thị trường xuất khẩu nông sản tiềm năng, nhưng khó tính do yêu cầu cao và khắt khe trong các quy định về SPS, TPT…
Doanh nghiệp tư nhân hiện chiếm gần 90% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, đóng góp gần 50% GDP hàng năm và giải quyết tới 90% số công ăn việc làm cho người lao động.
Nếu chỉ đạt mức 5%/năm, thì năm 2035, kinh tế nước ta mới bằng 75% của Thái Lan hiện nay; bằng 30% của Trung Quốc bây giờ. Còn nếu đạt mức tăng tưởng 7% trở lên, thì ta mới đuổi kịp họ vào năm 2035...
Trung Quốc là bài toán khó nhất đối với Việt Nam trong hội nhập. Nếu nền kinh tế nước khổng lồ này xấu đi thì Việt Nam chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ
Cùng với sự chuyển biến tích cực của kinh tế thế giới, tình hình kinh tế trong nước có nhiều dấu hiệu phục hồi. Tăng trưởng kinh tế được dự báo sẽ tiếp tục ổn định và ở mức tốt hơn năm trước. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn còn chứa đựng nhiều yếu tố có tác động tiêu cực đến tăng trưởng.
Khi đã chấp nhận cuộc chơi hội nhập thì doanh nghiệp phải chấp nhận sự phân hóa, sàng lọc.
Phải đến năm 2038 Việt Nam mới bắt kịp năng suất lao động của Philipines, và phải đến năm 2069 mới bắt kịp năng suất lao động của Thái Lan; trong khi khoảng cách với Trung Quốc lại tiếp tục gia tăng đáng kể.
Với kịch bản xấu nhất, giá dầu có thể về 30 USD một thùng, khiến ngân sách năm 2015 hụt thu nặng và tạo áp lực lên tăng trưởng kinh tế.
Việt Nam hiện chỉ có 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động, con số này là quá thấp so với dân số 90 triệu dân và cũng quá thấp do với các nước, vùng lãnh thổ trong khu vực.
Con số này phần nào cho thấy, sau những bối rối ban đầu, doanh nghiệp đã dần bắt nhịp được với việc thực hiện đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp mới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự