Nếu Việt Nam tạo không gian cạnh tranh tốt và điều kiện vĩ mô thuận lợi doanh nghiệp không lo vì họ đủ khôn ngoan và mạnh mẽ để xoay chuyển tình thế, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết.

Lo doanh nghiệp đối mặt thời kỳ đen tối, không còn lợi nhuận vì chính sách bảo hiểm mới; chính sách bảo hiểm có thể khiến doanh nghiệp không còn lãi…là ý kiến nhiều chuyên gia.
Lo doanh nghiệp đối mặt thời kỳ đen tối, không còn lợi nhuận vì chính sách bảo hiểm mới; chính sách bảo hiểm có thể khiến doanh nghiệp không còn lãi… Đó là cảnh báo tại hội thảo về tăng trưởng bền vững xuất khẩu sản phẩm công nghiệp do Cục Xuất nhập khẩu, Báo Công thương tổ chức ngày 5-11.
Theo ông Bùi Việt Quang, phó Tổng giám đốc Công ty May Sông Hồng, doanh nghiệp sẽ đối mặt “thời kỳ đen tối”, bị đóng sập cánh cửa trước hội nhập vì chính sách bảo hiểm mới.
Theo ông Quang, hiện công ty ông có 8000 công nhân, chi phí bảo hiểm nếu tính theo thu nhập thực tế chứ không phải lương cơ bản hiện nay sẽ khiến 2016 doanh nghiệp phải đóng tới 120 tỷ, năm 2018 tăng lên tới khoảng 258 tỷ.
Cho rằng chi phí bảo hiểm, công đoàn tăng 5 lần trong khoảng 5 năm doanh nghiệp nào chịu được?
Ông Quang hỏi và cho rằng với chính sách như vậy doanh nghiệp sẽ không còn lãi bao nhiêu để có thể đầu tư, tái sản xuất, cạnh tranh.
Vì vậy, ông Quang đề nghị cần giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội vì “mức hiện nay quá lớn trong chi phí doanh nghiệp”.
Ông Quang nêu nếu có thể cởi bỏ một số chính sách như trên… thì ông không hề lo lắng bị doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm, thậm chí tin rằng doanh nghiệp VN sẽ năng động nhất Châu Á Thái Bình Dương.
Ông Bùi Việt Quang cũng cảnh báo hiện tượng lãng phí trong đào tạo khi nêu hiện nay có rất nhiều cử nhân đại học đang vào xin làm… công nhân may ở nhà máy may mà ông công tác.
Ông Trần Thanh Hải, Cục phó Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương thì nêu kinh nghiệm nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ trước đây làm từ bàn ghế, tủ, giường. Nhưng sau khi đi tiếp xúc với các doanh nghiệp ngoại, họ về chỉ làm cái bản lề, đã thu được giá trị gia tăng lớn…
Nếu Việt Nam tạo không gian cạnh tranh tốt và điều kiện vĩ mô thuận lợi doanh nghiệp không lo vì họ đủ khôn ngoan và mạnh mẽ để xoay chuyển tình thế, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết.
Trao đổi với Thanh Niên, đại biểu Bùi Đức Thụ (ảnh), Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, lo ngại nếu không tính toán, giám sát kỹ các khoản vay sẽ làm tăng nợ công, dồn hết gánh nặng nợ lên đời con, đời cháu sau này.
Trong 2 ngày Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và giai đoạn 2011-2015, nhiều đại biểu Quốc hội cảnh báo nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế và hệ số ICOR cao cho thấy đầu tư của nền kinh tế chưa thực sự hiệu quả.
Trong thời gian vừa qua, dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về sự cần thiết của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Cụ thể có ý kiến cho rằng nên bãi bỏ thu Quỹ Bình ổn giá xăng dầu vì việc thu Quỹ không mang lại lợi ích gì cho người tiêu dùng, trong khi việc sử dụng Quỹ này chưa công khai, minh bạch. Vậy nên hiểu như thế nào cho đúng về vai trò của Quỹ bình ổn giá xăng dầu?
Nền kinh tế đang có hàng loạt các thách thức và nghịch lý với tình trạng tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát thấp nhưng cả doanh nghiệp và người dân đều khó khăn hơn, theo các chuyên gia kinh tế.
DN nước ngoài đổ đến Việt Nam để hưởng lợi nhân công giá rẻ. Các địa phương vui mừng báo cáo thành tích thu hút vốn tỷ đô. Nhưng, liệu họ có đầu tư công nghệ hiện đại hay Việt Nam chỉ hưởng những đồng gia công rẻ mạt để rồi lãnh đủ hệ quả ô nhiễm môi trường trong tương lai?
Bên cạnh những kỳ vọng, doanh nghiệp Việt Nam nên nhìn nhận lại những vấn đề còn vướng mắc và chuẩn bị hành trang hội nhập FTA nói chung, mà TPP là một trong số đó.
"Năng suất lao động Việt Nam năm 2013 được xếp vào nhóm thấp nhất của khu vực châu Á-Thái Bình Dương".
Cục Hàng không Việt Nam có thông cáo báo chí về lễ công bố Đề án điều chỉnh quy hoạch điều chỉnh chi tiết cảng Hàng không Quốc Tân Sơn Nhất và Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được tổ chức ngày 9 và 10/10.
Những mặt hàng Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực bao gồm: động vật sống, thức ăn gia súc, một số sản phẩm sữa, gạo, da, cao su, dược phẩm...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự