Ngày 21-7, tại phiên xét xử Phạm Công Danh và 35 đồng phạm gây thiệt hại hơn 9.000 tỉ đồng của Ngân hàng Xây dựng (VNCB), đại diện VKS đọc cáo trạng hành vi vi phạm của ông Danh và các bị cáo.

Từ là một trong những tập đoàn có tham vọng lớn trong lĩnh vực bất động sản, với hàng loạt kế hoạch đầu tư các "siêu" dự án tại Tp.HCM và Đà Nẵng, nhưng với "biến cố" Phạm Công Danh tương lai của những đại dự án này đang trở nên mù mịt.
Tập đoàn Thiên Thanh tiền thân là Hãng Gạch bông Hương Sơn được thành lập từ năm 1964, hoạt động tại Quảng Ngãi. Sau đó, tập đoàn này được hình thành, phát triển tại Tp.HCM và mở rộng mạng lưới trên toàn quốc từ năm 2000.
Sau khi nguyên chủ tịch Thiên Thanh - Phạm Công Danh vướng vòng lao lý khi dính đại án cùng 35 bị bị cáo làm thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng của Ngân hàng Xây dựng (VNCB), trong đó liên quan đến rất nhiều dự án BĐS "khủng" ở nhiều tỉnh, thành phố. Đáng chú ý nhất là dự án tại khu đất vàng sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) và lô đất 209 Trường Chinh, TP. Đà Nẵng.
Cuối năm 2010, tập đoàn Thiên Thanh đã tính chuyện lập dự án đầu tư ở Đà Nẵng, gồm 6ha khu đất vàng sân vận động Chi Lăng và lô đất 2ha tại số 209 đường Trường Chinh.
Tiếp cận với chính quyền thành phố và khi giới thiệu về quy mô đầu tư dự án Chi Lăng, tập đoàn Thiên Thanh thể hiện ý tưởng đầu tư, tạo dựng “nóc nhà mới” cho đô thị Đà Nẵng với tòa tháp trung tâm cao từ 50-60 tầng.
Theo đó, giai đoạn 1 xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn, cung hội nghị; giai đoạn 2 xây dựng bệnh viện và trường học quốc tế và giai đoạn 3 xây dựng 6 block căn hộ cao cấp.
Tổng đầu tư cho dự án này của tập đoàn Thiên Thanh dự kiến là 1 tỷ USD và TP. Đà Nẵng đồng ý sẽ bàn giao mặt bằng cho từng giai đoạn từ tháng 8/2014. Đúng lúc đang hoàn thiện các thủ tục đầu tư, hồ sơ quy hoạch 1/500, GPMB hồi tháng 7/2014 thì Phạm Công Danh bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt tạm giam.
Ngoài ông Phạm Công Danh, nhiều cá nhân khác công tác tại tập đoàn Thiên Thanh cũng bị bắt tạm giam để cơ quan Công an thụ lý vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165 Bộ luật Hình sự” xảy ra tại tập đoàn Thiên Thanh.
Dự án SVĐ Chi Lăng nằm trong những nội dung sai phạm của tập đoàn Thiên Thanh nên bị phong tỏa tài sản, phục vụ công tác điều tra. Từ đây, dự án đi vào ngõ cụt và hiện nay tài sản trên đất, giá trị quyền sử dụng đất được quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tại phiên tòa xử Phạm Công Danh ngày 20/7, thông tin cho biết 13 lô đất Sân vận động Chi Lăng và lô đất 209 Trường Chinh, TP. Đà Nẵng đã được Phạm Công Danh chỉ đạo sử dụng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay 5.000 tỷ tại VNCB. Đáng nói, các tài sản này trước đó được Danh chỉ đạo định giá nâng lên gấp nhiều lần để vay vốn tại BIDV.
Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu, chính quyền Đà Nẵng thời gian dài qua đã có rất nhiều cuộc họp bàn giải pháp tháo gỡ cho dự án này để tránh lãng phí. Theo quan điểm của thành phố, chủ đầu tư là Thiên Thanh phải chịu trách nhiệm trước UBND TP. Đà Nẵng về tiến độ triển khai dự án. Về quản lý nhà nước trên địa bàn, theo Luật đất đai thì dự án không triển khai, cơ quan chức năng sẽ trình tự xử lý theo đúng quy định pháp luật là tiến tới thu hồi.
Vào thời điểm cuối năm 2015, chính quyền Đà Nẵng tuyên bố xem xét để sớm thu hồi dự án sân vận động Chi Lăng để sửa chữa, nâng cấp, phục vụ các hoạt động thể thao của địa phương trong vòng 5 năm tới.
Ngoài ra, Thiên Thanh hiện còn đầu tư ở nhiều dự án BĐS khác như Khu Du lịch nghỉ dưỡng Long Hải Bearch Resort (Bà Rịa – Vũng Tàu); Khu phức hợp TM-DV Thiên Thanh Đà Nẵng; Khách sạn Thiên Thanh Tam Kỳ (Quảng Nam); Dự án Tổ hợp TM – DV – KS Thiên Thanh Quảng Ngãi; Dự án Trung tâm Kinh doanh Dịch vụ Oto Thiên Thanh; Khu cao ốc Khách sạn - văn phòng Green Plaza Đà Nẵng...
Một trong những dự án đình đám nhất của tập đoàn này tại Tp.HCM phải kể tới là TTTM và VLXD – trang thiết bị nội thất tại 302 Tô Hiến Thành (TP.HCM) với 4 mặt tiền đường Thành Thái - Đồng Nai - Tô Hiến Thành - Bắc Hải;
Thiên Thanh còn sở hữu mặt bằng gần 30.000m2 tại 298 đường Tô Hiến Thành (quận 10); một khu đất vàng tại 816 Sư Vạn Hạnh (nối dài) với hàng chục ngàn m2 đang cho thuê, trong đó có trụ sở Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam thời ông Phạm Công Danh còn tại vị.
Đa số những khu đất này đang được cho nhiều hộ kinh doanh thuê lại hoạt động giữ xe, cafe hoặc quán ăn uống...
Bên cạnh đó, Thiên Thanh cũng đang nắm trong tay một dự án có quy mô gần 50.000m2 là khu cao ốc - văn phòng - TTTM Thịnh Thanh tại số 2 đường Tây Thạnh (quận Tân Phú); Khách sạn - Nhà hàng 43 Nguyễn Văn Giai (quận 1)... Tuy nhiên, sau đó thị trường bất động sản ảm đạm nên các dự án này hầu như không được đề cập đến.
Danh mục dự án Thiên Thanh đầu tư bao gồm:
- Khu phức hợp Thiên Thanh Sài Gòn Plaza: 27.000 m2
- Khu phức hợp TM-DV Thiên Thanh Đà Nẵng: 21.914 m2
- Khu phức hợp TM-DV Thiên Thanh Chi Lăng Plaza (sân vận động Chi Lăng - Đà Nẵng): 60.000 m2
- Khách sạn - Nhà hàng 43 Nguyễn Văn Giai - Quận 1 - TP.HCM: 850 m2
- Khu dân cư, văn phòng cao cấp Thiên Thanh Tây Thạnh - Quận Tân Phú - TP.HCM: 43.500 m2
- Trung tâm Kinh doanh Dịch vụ Ô tô Thiên Thanh: 31 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
- Khách sạn - văn phòng Green Plaza Đà Nẵng
- Tổ hợp TM – DV – KS Thiên Thanh Quảng Ngãi
- Khách sạn Thiên Thanh Tam Kỳ (Quảng Nam)
- ......
Đăng Khải
Theo Trí thức trẻ/CafeF
Ngày 21-7, tại phiên xét xử Phạm Công Danh và 35 đồng phạm gây thiệt hại hơn 9.000 tỉ đồng của Ngân hàng Xây dựng (VNCB), đại diện VKS đọc cáo trạng hành vi vi phạm của ông Danh và các bị cáo.
Trong vụ án này còn có Phạm Thị Trang (Trang Phố Núi đã xuất cảnh khỏi Việt Nam từ 29/7/2014) có liên quan đến hành vi phạm tội của Phạm Công Danh.
Số tiền này đến nay được xác định là không có khả năng thu hồi và gây thiệt hại cho Ngân hàng Xây dựng.
Chỉ trong vòng 7 tháng, đã có 16 lần với 122 khoản vay bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm của Nhóm Trần Ngọc Bích với tổng số tiền VNCB đã giải ngân là 17.761,5 tỷ đồng. Trong số tiền giải ngân ra có 16.260,5 tỷ đồng được chuyển đến tài khoản Phạm Công Danh.
Để có tiền trả nợ cho Tập đoàn Thiên Thanh và trả lãi vay ngoài (chăm sóc khách hàng), Phạm Công Danh đã chỉ đạo việc lập khống hợp đồng thuê mặt bằng tại số 268 Tô Hiến Thành và số 816 Sư Vạn Hạnh.
13 lô đất Sân vận động Chi Lăng và lô đất 209 Trường Chinh, TP. Đà Nẵng đã được Phạm Công Danh chỉ đạo sử dụng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay 5.000 tỷ tại VNCB. Đáng nói, các tài sản này trước đó được Danh chỉ đạo định giá nâng lên gấp nhiều lần để vay vốn tại BIDV.
Để rút tiền của ngân hàng Xây Dựng (VNCB), Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ khống về việc thuê mặt bằng tại số 268 Tô Hiến Thành và số 816 Sư Vạn Hạnh – TP.HCM thông qua công ty Trung Dung và công ty Hương Việt rút ra 601,6 tỷ đồng để trả nợ cho Tập đoàn Thiên Thanh và trả lãi vay ngoài.
Ngày 19/7/2016 khai mạc xét xử vụ án Phạm Công Danh và 35 bị cáo gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng ở Ngân hàng Xây dựng.
Sau hàng loạt biến cố, cái tên “Thiên Thanh Group” và ông Phạm Công Danh vốn không có nhiều người biết đến, bỗng dưng trở thành tâm điểm chú ý của dư luận.
Hôm nay 19/7, Tòa án Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh chính thức đưa ra xét xử vụ án Phạm Công Danh và các đồng phạm gây thiệt hại hơn 9.100 tỷ đồng của Ngân hàng Xây dựng (VNCB).
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự