Thanh tra Chính phủ đề nghị xử lý hình sự việc giao cấp đất cho 14 hộ ngoài ngành của Tổng Công ty đường sắt Việt Nam tại phường An Bình (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương).

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên đang kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm đối với sáu cán bộ liên quan đến việc đình chỉ điều tra không đúng quy định một vụ án tham ô.
Ngày 5-8, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên cho biết cơ quan này đã yêu cầu Ban Cán sự Đảng VKSND tỉnh chỉ đạo phục hồi điều tra vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ huyện Sông Hinh.
Kéo dài thời gian điều tra rồi đình chỉ
Kiến nghị trên của UBKT Tỉnh ủy Phú Yên được đưa ra sau khi tiến hành giám sát đối với Đảng ủy Công an huyện Sông Hinh trong việc lãnh đạo, chỉ đạo điều tra vụ án này. Theo một thành viên UBKT Tỉnh ủy, vụ án tham ô này do UBKT Tỉnh ủy phát hiện sau khi kiểm tra các sai phạm đối với ông Võ Trọng Bình, Phó ban phụ trách BQL rừng phòng hộ Sông Hinh.
Cuối năm 2013, UBKT Tỉnh ủy Phú Yên chuyển hồ sơ vụ sai phạm này cho Công an huyện Sông Hinh để điều tra, xử lý. Mãi đến đầu tháng 6-2014, Công an huyện Sông Hinh mới khởi tố vụ án tham ô tài sản tại BQL rừng phòng hộ Sông Hinh và xem xét khởi tố bị can đối với ông Bình. Tuy nhiên, đến đầu năm 2015, công an huyện lại ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án.
Trao đổi với PV, Đại tá Huỳnh Văn Tào, Trưởng Công an huyện Sông Hinh, giải thích vụ án bị đình chỉ điều tra là do hành vi của ông Bình không cấu thành tội phạm.
Trong khi đó, UBKT Tỉnh ủy khẳng định việc đình chỉ điều tra này là không đúng quy định pháp luật do hành vi sai phạm của ông Bình rất nghiêm trọng, không như nhận định của cơ quan điều tra.
“Đây là vụ tham nhũng gây bức xúc trong cán bộ, nhân dân địa phương do hành vi sai phạm nghiêm trọng, có hệ thống; cán bộ bảo vệ rừng lại ngang nhiên chiếm từ đất rừng đến đất ở, công khai trục lợi rừng trong suốt thời gian dài, coi rừng như tài sản riêng của mình… Ngay sau khi phát hiện, UBKT Tỉnh ủy đã chuyển hồ sơ, đề nghị Công an huyện Sông Hinh điều tra, xử lý. Thế nhưng cơ quan công an kéo dài thời gian xem xét, điều tra hơn một năm rồi lại đình chỉ điều tra” - một thành viên UBKT Tỉnh ủy bày tỏ.
Vụ án tham ô tại BQL rừng phòng hộ huyện Sông Hinh được phát hiện sau khi người dân bức xúc đến chặt phá khu rừng do ông Võ Trọng Bình chia chác cho cán bộ. Ảnh: TẤN LỘC
Khu đất của BQL rừng phòng hộ Sông Hinh thành cơ sở kinh doanh xăng dầu đứng tên anh rể ông Bình. Ảnh: TẤN LỘC
Hành vi sai phạm đã rõ
Cũng theo vị cán bộ UBKT trên, hành vi sai phạm của ông Bình bước đầu đã được UBKT Tỉnh ủy làm rõ, kết luận trong cuộc kiểm tra trước đây.
Theo đó, khi thực hiện chính sách giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp với thời hạn 50 năm của Chính phủ, thay vì ưu tiên giao cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, người dân tại chỗ theo quy định, BQL rừng phòng hộ Sông Hinh đã chia chác gần 230 ha đất rừng cho hầu hết cán bộ của ban. Trong đó, ông Bình được chia 18 ha.
Sau khi chia chác, những cán bộ này chặt dọn rừng, trồng cao su, cây ngắn ngày thay vì phải trồng rừng theo quy định. Mặt khác, nhiều cán bộ đã mua bán, chuyển nhượng hàng chục hecta đất rừng trái quy định. Trong khi người dân địa phương không có đất để trồng rừng thì ông Bình lợi dụng chủ trương trồng rừng bằng vốn nhà nước để biến rừng thành tài sản riêng của một số cán bộ. Thay vì lập dự án, thuê người trồng, chăm sóc rừng theo quy định, ông Bình tự ký hợp đồng khoán 226 ha cho một số cán bộ của BQL rừng phòng hộ Sông Hinh đứng tên thuê công trồng, chăm sóc; thực chất là làm chủ luôn diện tích rừng này. Trong đó, anh rể ông Bình đứng tên nhận hơn 100 ha đất rừng.
Ngoài ra, ông Bình còn tự tổ chức khai thác mủ cao su trồng thí điểm, bán lấy tiền bỏ túi riêng.
Khi được Nhà nước giao vốn để trồng mới hơn 420 ha đất rừng, BQL rừng phòng hộ Sông Hinh bỏ mặc cho người nhận khoán khiến toàn bộ cây trồng chính đều bị mất trắng, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng. Đã vậy, ông Bình tự đặt ra chủ trương thu tiền để tái tạo rừng, buộc các hộ nhận khoán phải nộp bồi thường cho BQL gần 4,5 tỉ đồng và phần lớn số tiền này đều chi trái quy định. Chưa hết, ông Bình còn “phù phép” biến 1.250 m2 đất của Nhà nước giao BQL rừng phòng hộ Sông Hinh xây dựng trụ sở làm việc, xưởng chế biến gỗ tại thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh) thành cơ sở kinh doanh của gia đình mình…
Từ các sai phạm trên, UBKT Tỉnh ủy đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Bình, đồng thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền buộc thôi việc đối với ông này. “Với hành vi sai phạm như vậy nhưng cơ quan công an lại đình chỉ điều tra là có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm” - một cán bộ UBKT Tỉnh ủy nói.
Kiểm tra sáu đảng viên liên quan việc đình chỉ
UBKT Tỉnh ủy Phú Yên đã yêu cầu Ban Thường vụ Huyện ủy Sông Hinh chỉ đạo Đảng ủy công an huyện này kiểm điểm thiếu sót, khuyết điểm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo điều tra vụ án tham ô xảy ra tại BQL rừng phòng hộ huyện Sông Hinh chưa sâu sát, dẫn đến việc đình chỉ điều tra không đúng quy định của pháp luật. Hiện UBKT Tỉnh ủy cũng đang kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm đối với sáu đảng viên liên quan đến việc đình chỉ, trong đó phần lớn là cán bộ công an, VKS, còn lại là giám định viên.
Chiều 5-8, Đại tá Huỳnh Văn Tào, Trưởng Công an huyện Sông Hinh, cho biết hiện chưa nhận được văn bản của VKS về kiến nghị phục hồi điều tra.
Thanh tra Chính phủ đề nghị xử lý hình sự việc giao cấp đất cho 14 hộ ngoài ngành của Tổng Công ty đường sắt Việt Nam tại phường An Bình (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương).
Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản DN, HTX, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-10.
Sau phán quyết của tòa án cho các ngân hàng được hưởng số tiền bán hàng tồn kho hơn 40 tỉ đồng mà ông Khuân đã bỏ lại, 3/5 ngân hàng đã tranh chấp số tiền này.
Trong số 20 người cho biết họ và người thân từng bị trộm, cướp thì có đến 11 người nói bị “đứng như trời trồng”, không dám và không biết phải làm gì trong tình huống ấy.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị vừa tống đạt cáo trạng truy tố đối với Nguyễn Văn Thúy ( tức cậu Thủy, 56 tuổi ) trú tại thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và đồng bọn trong đường dây lừa đảo tìm kiếm hài cốt liệt sĩ với các tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xâm phạm mồ mả, hài cốt.
Lãnh đạo ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Sóc Trăng, ngân hàng Liên doanh Việt Thái và ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng có thể sẽ ra tòa trong thời gian tới vì liên quan đến vụ "đại án" ở Sóc Trăng.
Ngày 5-8, trong báo cáo sơ kết sáu tháng thực hiện Chỉ thị 43 của Đà Nẵng về “Năm văn hóa, văn minh đô thị 2015” đã có ghi nhận một cách làm được cho là khá hiệu quả trong việc xóa nạn dán quảng cáo rao vặt. Đó là kêu gọi người dân phát hiện,chụp ảnh và bắt giữ người dán quảng cáo, rao vặt rồi báo cho UBND huyện hoặc các cơ quan chức năng đến xử lý.
Kêu gọi các nhà đầu tư nộp tiền mua cổ phiếu Lilama Land và có trong tay vài trăm tỷ đồng, Lê Trung Kiên (Giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Hà Nội - Hanoi Land) cắt đứt liên lạc và trốn ra nước ngoài.
Việt Nam đã dần chuyển từ biện pháp hành chính sang biện pháp dân sự đối với các vụ việc vi phạm sở hữu trí tuệ...
Từ một dân “chợ trời” Lâm Ngọc Khuân đã trở thành một “đại gia” thủy sản nức tiếng ở miền Tây. Với những mánh khóe tích lũy có được, Khuân đã có “cú lừa” ngoạn mục chiếm đoạt hơn 1.000 tỉ đồng sau đó cao chạy xa bay bỏ lại 27 “trợ thủ” (trong đó có 25 người là cán bộ ngân hàng) chia nhau ngồi tù hơn 100 năm.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự