tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-12-2015

  • Cập nhật : 29/12/2015

Chủ tịch TP HCM lo khó vay nợ để đầu tư

Chủ tịch TP HCM cho rằng thành phố sẽ không có khả năng vay nợ mới để đầu tư phát triển một khi quy định của luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 có hiệu lực.

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương sáng 28/12, tân Chủ tịch UBND TP HCM - Nguyễn Thành Phong cho biết địa phương đang rất lo lắng cho việc huy động nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ đột phá mà đại hội Đảng bộ Thành phố vừa đề ra.

Cụ thể đó là thành phố cần một nguồn tiền lớn cho các công tác chỉnh trang đô thị, giảm ùn tắc giao thông, chống ngập, giảm thiểu ô nhiễm môi trường…“Tuy nhiên Luật Ngân sách 2015 (có hiệu lực từ năm ngân sách 2017) quy định dư nợ vay của TP HCM không vượt quá 60% thu ngân sách được hưởng theo phân cấp cộng thêm dư nợ vay các nguồn nước ngoài của Chính phủ. Như vậy, nếu tính thêm dư nợ vay nước ngoài vào tổng dư nợ vay của ngân sách địa phương thì thành phố không có khả năng vay mới”, ông Phong nói.

ong nguyen thanh phong kien nghi chinh phu tang bao lanh de thanh pho di vay no anh: huu cong

Ông Nguyễn Thành Phong kiến nghị Chính phủ tăng bảo lãnh để thành phố đi vay nợ Ảnh: Hữu Công

Do vậy, người đứng đầu thành phố kiến nghị Chính phủ quy định mức dư nợ vay của ngân sách địa phương không bao gồm dư nợ vay nước ngoài hoặc xem xét nâng mức giới hạn vay nợ của Hà Nội và TP HCM cho phù hợp thực tế tại địa phương.

“Địa phương cũng đề xuất được xem xét hỗ trợ cơ chế tạo vốn như bảo lãnh Chính phủ, tạo điều kiện cho phát hành trái phiếu đô thị để phục vụ xây dựng các công trình giao thông. Bên cạnh đó mong Chính phủ ưu tiên vay ODA cho thành phố nhằm thực hiện các dự án lớn như: xe buýt nhanh, trung tâm điều hành giao thông đô, dự án thị nạo vét luồng Soài Rạp giai đoạn 3, hay cho việc cải thiện môi trường nước”, ông Phong kiến nghị.

Trong một báo cáo gửi Quốc hội, Chính phủ cho biết tính đến cuối năm 2014, dư nợ của các chính quyền thông qua phát hành trái phiếu là hơn 24.000 tỷ đồng, trong đó TP HCM chiếm trên 50% với con số xấp xỉ 12.670 tỷ đồng.

Ngoài ra, người đứng đầu thành phố đề xuất Chính phủ chỉnh Nghị định 93  năm 2011 về phân cấp một số lĩnh vực cho chính quyền địa phương như thẩm quyền ban hành văn bản để cụ thể hóa quy định của trung ương cho sát với địa phương; thẩm quyền được ban hành chính sách với phí và lệ phí, xử phạt hành chính…

Ông Phong cũng cho rằng, các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước có thế chủ động trong cạnh tranh như xây dựng các hàng rào kỹ thuật, ứng phó với các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp còn hết sức hạn chế. Do vậy, nguy cơ nhiều doanh nghiệp ở không ít các ngành hàng non trẻ bị thua thiệt trong cạnh tranh hội nhập là điều khó tránh khỏi. Từ đó, theo Chủ tịch thành phố, Chính phủ cần có chỉ đạo các bộ đẩy mạnh tuyên truyền thông tin về hội nhập như: cộng đồng kinh tế ASEAN (EAC), hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái bình dương (PPP) và các hiệp tự do song phương được rộng rãi, đồng bộ, thường xuyên.

Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng thừa nhận việc tuyên truyền chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên ông cho biết với PPP thì đã dịch xong 32 chương và đã công bố. Bản cuối cùng sau khi có thống nhất với Bộ Ngoại giao dự kiến sẽ công bố vào đầu tháng 1/2016.

Trong khi đó hiệp định với Liên minh châu Âu cũng sẽ hoàn tất và công khai toàn bộ trong quý I/2016.


TP.HCM sẽ trở thành trung tâm kho vận lớn của châu Á

Công ty CBRE Việt Nam vừa công bố báo cáo về trung tâm kho vận tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đến năm 2030.

Báo cáo cho biết TP.HCM sẽ nằm trong danh sách những trung tâm kho vận quan trọng của khu vực này trong giai đoạn tới.

Dựa trên mô hình của CBRE, hiện có tám trung tâm kho vận tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương được xếp hạng là trung tâm toàn cầu, bao gồm: Hong Kong, Quảng Châu, Thượng Hải, Thâm Quyến, Thiên Tân của Trung Quốc; Tokyo, Osaka-Kobe của Nhật Bản; và Singapore.

Tuy nhiên, những trung tâm khu vực và địa phương mới nổi như Thành Đô, Phúc Châu, Hàng Châu, Ninh Ba của Trung Quốc; Delhi, Mumbai của Ấn Độ; Busan của Hàn Quốc; và TP.HCM của Việt Nam cũng đang dần trở nên quan trọng nhờ vào sự chuyển đổi trong sản xuất hàng bình dân, sức tiêu thụ tăng cao, cơ sở hạ tầng và các chính sách phát triển.


Hàn Quốc đã đầu tư 50 tỉ USD 
vào VN

Hàn Quốc đã vượt qua Nhật Bản và trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất về cả số lượng dự án và vốn đầu tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào VN kể từ tháng 10-2014. 

Cụ thể, theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), đến nay tổng vốn đầu tư đăng ký của Hàn Quốc vào VN đạt 43,64 tỉ USD, với 4.777 dự án còn hiệu lực.

Nếu tính cả các dự án của Samsung, Hyosung và một số tập đoàn khác đầu tư qua nước thứ ba, tổng vốn của các nhà đầu tư Hàn Quốc tại VN lên tới khoảng 50 tỉ USD, chiếm khoảng 18% tổng vốn FDI vào VN.

Trong lần trao đổi với các nhà đầu tư Hàn Quốc tại VN gần đây, ông Nguyễn Nội, phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, cho biết VN đang tiếp tục thúc đẩy thu hút đầu tư từ Hàn Quốc kèm theo tận dụng nguồn công nghệ, trình độ quản lý và cơ hội tiếp cận thị trường thứ ba.

Thông qua các dự án FDI, VN có điều kiện tham gia chuỗi sản xuất, cung cấp ở phạm vi khu vực và toàn cầu, phát triển công nghiệp hỗ trợ...

Các chuyên gia cũng nhận định vốn FDI từ Hàn Quốc vào VN sẽ còn tăng mạnh do tác động bởi hiệp định thương mại tự do VN - Hàn Quốc, có hiệu lực ngày 
20-12-2015.


Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc thật sự chậm đến mức nào?

Nhiều giấy mực đã tiêu tốn để viết về sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc trong năm nay, thế nhưng nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới vẫn đang đi đúng hướng, nhắm đến mục tiêu tăng trưởng khoảng 7%.

Theo khảo sát trên các nhà kinh tế của Bloomberg, số liệu tăng trưởng GDP 7% của Trung Quốc vẫn gần gấp ba lần dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ, gần gấp năm lần so với tăng trưởng kinh tế khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone) và hơn gấp 10 lần so với mức tăng trưởng dự kiến của Nhật Bản.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc thật sự chậm đến mức nào? - ảnh 1

Dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2015 vẫn vượt xa Mỹ, khu vực châu Âu và Nhật Bản

Dù vậy, tại sao mọi cảm giác lo lắng vẫn đều hướng về Trung Quốc?
Dự báo tăng trưởng 6,9% trong năm nay của kinh tế Đại lục vẫn thấp hơn 3,1 điểm phần trăm so với mức tăng 10% trong 10 năm trước. Điểm này khá giống với mức giảm trong tăng trưởng của Mỹ năm 2008 so với 10 năm trước, và của Nhật Bản vào những năm 1990 so với 10 năm trước.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc thật sự chậm đến mức nào? - ảnh 2

Về cơ bản, mức suy giảm trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc cũng giống với sự sụt giảm trong tăng trưởng của Nhật Bản và Mỹ trước đây

Từ quan điểm đó, các cuộc tranh cãi dấy lên khi thế giới vốn đã quen với mức tăng trưởng hai chữ số của con rồng châu Á. Nói cách khác, là một nền kinh tế lớn đang phát triển, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc được dự kiến là sẽ vượt xa các nước khác có nền kinh tế phát triển. 
Quan sát biểu đồ dưới đây, có thể thấy với các nước cũng là thành viên trong khối BRICS (nhóm các nền kinh tế lớn mới nổi Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), mức tăng trưởng trong năm nay so với 10 năm trước của Trung Quốc trông vẫn ổn định hơn.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc thật sự chậm đến mức nào? - ảnh 3

Khác biệt giữa dự báo tăng trưởng trong năm nay so với GDP thực tế 10 năm trước của Trung Quốc vẫn không lớn bằng một số nước bạn là thành viên trong khối BRICS

Câu hỏi chính được đặt ra hiện nay là khoảng thời gian từ bây giờ đến sau này sẽ ra sao. Trong khi sau thập niên 1990, kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng thấp hơn, thì kinh tế Mỹ lại bắt đầu đi lên kể từ năm 2010. 
Về phần Đại lục, các chuyên gia cho rằng mức tăng trưởng nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới sẽ thấp hơn trong những năm tới, theo cuộc khảo sát các nhà kinh tế mà Bloomberg thực hiện vào tháng 12. Một phần ý kiến cho rằng đây là mức tăng trưởng kinh tế thấp nhất kể từ thập niên 1970, trong khi một số khác lại cho biết đây là giai đoạn của việc mở rộng nền kinh tế mạnh mẽ và ổn định hơn.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 32,6% GDP

Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2015 theo giá hiện hành ước đạt 1,3672 triệu tỉ đồng, tăng 12% so với năm 2014 và bằng 32,6% GDP.
Trong đó, vốn từ khu vực nhà nước đạt 519.500 tỉ đồng, chiếm 38% tổng vốn và tăng 6,7% so với năm trước; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 318.100 tỉ đồng, chiếm 23,3% và tăng 19,9%. Tổng cục Thống kê nhận định, năm 2015 tiếp tục thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu đầu tư đi đôi với việc tiếp tục giảm dần đầu tư công, giảm tỷ trọng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, hoàn thiện thể chế về đầu tư nhằm huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, đã góp phần tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục