Bất động sản đón dự án FDI hàng tỷ USD
Lĩnh vực bất động sản vẫn tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 về thu hút vốn đầu tư trước tiếp nước ngoài (FDI) trong 8 tháng đầu năm với 1,82 tỷ USD cấp mới và tăng thêm.
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư) vừa công bố về tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2015.
Theo đó, lĩnh vực bất động sản vẫn tiếp tục thu hút được dòng vốn đầu tư mạnh mẽ từ nước ngoài. Trong tổng số vốn cả đăng ký cấp mới và tăng thêm là 13,33 tỷ USD đăng ký đầu tư vào Việt Nam, bất động sản với 18 dự án đăng ký mới và 7 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,82 tỷ USD, chiếm 13,7% tổng vốn đầu tư. Tiếp đó là bán buôn bán lẻ.
Đáng chú ý trong số 18 dự án bất động sản, có dự án với số vốn lên đến hàng tỷ USD.
Đó là Dự án Empire City (Thủ Thiêm) của Cty TNHH liên doanh thành phố Đế Vương tổng vốn đầu tư là 1,2 tỷ USD – Đây là liên doanh giữa Cty cổ phần bất động sản Tiến Phước và Cty TNHH bất động sản Trần Thái Liên doanh với nhà đầu tư Denver Power Ltd - Vương quốc Anh dự án đầu tư tại TP Hồ Chí Minh.
Với dự án này, Vương quốc Anh đứng vị trí thứ 2 với số vốn là 1,25 tỷ USD chiếm 9,39% tổng vốn đầu tư, chỉ đứng sau Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,26 tỷ USD, chiếm 39,5% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam.
Ngoài ra, còn có Dự án Cty TNHH Hyosung Đồng Nai tổng vốn đầu tư 660 triệu USD do nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư tại Khu công nghiệp Đồng Nai với mục tiêu sản xuất và gia công các loại sợi.
Dự án Cty TNHH Worldon (Việt Nam) tổng vốn đầu tư 300 triệu USD do nhà đầu tư BritishVirginIslands đầu tư tại TP Hồ Chí Minh với mục tiêu sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp.
Dự án Cty SamSung Display Việt Nam với số vốn đầu tư tăng thêm là 3 tỷ USD; dự án này được cấp phép năm 2014 với số vốn đầu ban đầu là 1 tỷ USD; dự án được đầu tư tại KCN Yên Phong 1, Bắc Ninh với mục tiêu sản xuất, lắp ráp, gia công, tiếp thị hoặc bán các loại màn hình.
ANZ: Người tiêu dùng cẩn trọng hơn khi tiền đồng giảm giá
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam giảm 4,9 điểm xuống còn 133,7 điểm trong tháng 8, thấp hơn 1,8 điểm so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo khảo sát của ANZ, sự suy giảm này đến từ việc số người cho rằng tình hình tài chính gia đình tốt hơn đã giảm đi, xuống thấp nhất kể từ tháng 11/2014. Thêm vào đó, chỉ 46% người tiêu dùng cho rằng tình hình tài chính Việt Nam sẽ ở trạng thái tốt trong vòng 12 tháng tới, mức thấp nhất được ghi nhận cho chỉ số này.
Ông Glenn Maguire - Kinh tế trưởng khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương của ANZ nhận định Việt Nam đang chống đỡ tốt với suy thoái thương mại trong khu vực và là nền kinh tế duy nhất ở châu Á có mức tăng trưởng tích cực về xuất nhập khẩu. Do vậy, việc niềm tin người tiêu dùng giảm mạnh trong tháng 8 là điều "khó giải thích".
Tuy nhiên, từ góc độ kinh tế, có thể thấy được những tác động dẫn đến sự sụt giảm này. Việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ đã làm dấy lên lo ngại về sự suy giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước trong tháng qua đã phải sử dụng đến những tác động chính sách như nới rộng biên độ tỷ giá và cuối cùng là giảm giá tiền đồng lần thứ ba trong năm.
"Sự giảm sút niềm tin về triển vọng nền kinh tế trong 12 tháng tới và 5 năm kế tiếp cho thấy rằng các hộ gia đình Việt Nam có thể đã cho rằng các động thái cẩn trọng của những nhà hoạch định chính sách là một dấu hiệu của sự suy giảm", chuyên gia của ANZ cho hay.
Tuy nhiên, vị này cho rằng đợt giảm giá tiền tệ này khác so với hồi năm 2000 - khi nền kinh tế suy yếu và vấp phải các vấn đề nội địa khác. Tỷ giá tăng là nhằm mục tiêu đảm bảo một nền kinh tế đang vững mạnh sẽ không bị suy yếu về khả năng cạnh tranh thương mại do sự không tương xứng về tỷ giá.
Thực tế, ANZ cho hay giá vàng trong nước vẫn giữ ở mức thấp, phản ánh sự sụt giảm niềm tin đã không thúc đẩy người tiêu dùng tìm kiếm một sự bảo đảm an toàn khác. Với nền kinh tế Việt Nam vẫn đang chắc chắn và ổn định, ngân hàng này lưu ý các hộ gia đình thường rất nhạy cảm với các tin tức kinh tế, nhưng cũng kỳ vọng cuối cùng niềm tin người tiêu dùng sẽ ổn định trở lại, song hành với một nền kinh tế vững vàng.
EVN thu về 981 tỷ đồng nhờ thoái vốn ngoài ngành
EVN thu về 981 tỷ đồng nhờ thoái vốn ngoài ngành
EVN đã hoàn thành thoái toàn bộ vốn tại ba công ty cổ phần bất động sản; giảm vốn tại Công ty CP Tài chính Điện lực xuống 16,5% vốn điều lệ... Đến thời điểm hiện tại, tổng số tiền thu về đạt trên 981 tỷ đồng.
Ngày 23/11/2012, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 1782/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Mục đích tái cơ cấu nhằm bảo đảm EVN có cơ cấu hợp lý, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh điện; hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cung ứng điện cho nền kinh tế và nhu cầu xã hội.
Sau gần 3 năm, EVN đã thoái toàn bộ vốn của Tập đoàn tại 3 công ty cổ phần bất động sản; giảm vốn tại Công ty Cổ phần Tài chính Điện lực xuống 16,5% vốn điều lệ, thoái vốn lần 1 tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm toàn cầu, Ngân hàng TMCP An Bình. Đến thời điểm hiện tại, tổng số tiền thu về đạt trên 981 tỷ đồng.
Trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu, EVN cho rằng, vướng mắc lớn nhất chính là việc thoái vốn tại các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và bất động sản. Tập đoàn này cho biết đang tiếp tục thực hiện các thủ tục thoái vốn tại các đơn vị còn lại theo quy định
Không cho hoàn thuế nhiều doanh nghiệp, dự án
Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ngày 25-8 công bố dự thảo Luật sửa đổi bổ sung các luật về thuế kèm bản thuyết minh mới nhất của Bộ Tài chính về dự án này.
Theo thuyết minh, Bộ Tài chính cho rằng các nước trên thế giới đã áp dụng nhiều phương thức khác nhau, trong đó chủ yếu là chuyển số thuế giá trị gia tăng chưa khấu trừ hết của kỳ này sang các kỳ tiếp theo để quản lý và hạn chế gian lận trong hoàn thuế.
Do đó Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi theo hướng không cho hoàn thuế đối với dự án đầu tư kinh doanh bất động sản; dự án đầu tư mới của cơ sở kinh doanh đang hoạt động; dự án đầu tư kinh doanh thương mại; dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản. Ngoài ra, doanh nghiệp kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện thì cũng không được hoàn thuế...
TPHCM thu hồi 298 dự án ngay trong năm 2015
Tại kỳ họp lần thứ 19 HĐND thành phố (kỳ họp bất thường), Ban kinh tế và ngân sách Tp.HCM đã chấp thuận tờ trình về việc thu hồi 298 dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn. Thời gian thực hiện thu hồi là từ nay đến hết năm 2015.
Theo đó, 298 dự án nằm trong danh mục bị thu hồi có tổng diện tích 1.602ha. Trong đó gồm 154 dự án với tổng diện tích 183ha đã có trong quyết định giao đất và giao vốn thực hiện trong năm 2015; 144 dự án có tổng diện tích 1.119ha đã có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư. Các dự án này hoặc đã bố trí hoặc chưa bố trí vốn đầu tư nhưng do tính cấp bách cần phải thực hiện các thủ tục thu hồi đất nên buộc phải thu hồi ngay trong năm.
Riêng đối với dự án khu công nghiệp Linh Xuân 3, đểđảm bảo tiến độ di dời các dự án ô nhiễm môi trường xen kẽ trong khu dân cư, HĐND cũng phải thu hồi. UBND thành phố xem xét kiến nghị với cấp có thẩm quyền về các thủ tục cần thiết để sớm thu hồi từng dự án cụ thể. Trong đó, thành phố phải buộc chủ đầu tư có cam kết về tiến độ thực hiện dự án theo đúng các quy định pháp luật về đầu tư công.
Đối với các dự án không sử dụng vốn nhà nước, các quận huyện tiếp tục rà soát về tiến độ và pháp lý đầu tư, dự án nào không triển khai phải thu hồi ngay lập tức.
Những dự án có chuyển đổi dưới 10ha đất trồng lúa, 20ha đất rừng phòng hộ có 209 dự án, tổng diện tích đất là 2.268ha. Trong đó, dự án có chuyển mục đíchđất trồng lúa là 1.577ha, gồm 207 dự án dưới 10ha và 2 dự ánđất rừng phòng hộ trên 20ha... Thành phố sẽ xem xét thu hồi các dự ánđầu tư sai mục đíchđể trả lại đất trồng lúa cho người dân.
Đối với dự án Trạm kiểm lâm An Thới Đông, diện tích 0,05ha, hiện trạng có rừng nên sẽ xem xét chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
(
Tinkinhte
tổng hợp)