Phát hiện hàng ngàn sản phẩm dởm tại 10 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở Hà Nội; Xuất khẩu vẫn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam; Thị trường chứng khoán chờ mảnh ghép khối ngoại

Ngày 26/6/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2018/NĐ-CP về quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ, trong đó, các khoản chi của Quỹ đã được quy định rõ.
Quỹ Tích lũy trả nợ là quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước.Chính phủ thành lập Quỹ Tích lũy trả nợ và giao Bộ Tài chính thực hiện quản lý theo quy định tại Điều 56 của Luật Quản lý nợ công trên cơ sở Quỹ Tích lũy trả nợ được thành lập theo quy định tại Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14/10/2010 của Chính phủ.
Theo đó, các khoản thu của Quỹ Tích lũy trả nợ gồm: Thu hồi nợ cho vay lại; Thu dự phòng rủi ro đối với khoản cho vay lại; Thu phí quản lý cho vay lại (phần Bộ Tài chính được hưởng theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cho vay lại vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ); Phí bảo lãnh và lãi phạt chậm trả đối với khoản phí bảo lãnh (nếu có); Thu hồi các khoản ứng vốn từ Quỹ Tích lũy trả nợ; Thu từ nghiệp vụ cơ cấu lại nợ, danh mục nợ; Thu lãi tiền gửi, cho vay, ủy thác quản lý vốn và đầu tư của Quỹ và các khoản thu hợp pháp khác.
Bên cạnh việc quy định rõ các khoản thu, Nghị định số 92/2018/NĐ-CP cũng đã quy định cụ thể các khoản chi của Quỹ gồm:
Thứ nhất, chi trả nợ nước ngoài (gốc, lãi), phí (nếu có) đối với khoản vay về cho vay lại. Trường hợp ngân sách nhà nước đã ứng nguồn chi trả nợ nước ngoài, Quỹ Tích lũy trả nợ có trách nhiệm hoàn trả ngân sách nhà nước phần đã ứng.
Thứ hai, ứng vốn để trả nợ nước ngoài đối với các khoản vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ ba, chi xử lý rủi ro theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ tư, chi nghiệp vụ quản lý nợ công từ nguồn thu phí quản lý cho vay lại, phí bảo lãnh theo quy định của Thủ tướng Chính phủ theo nguyên tắc không trùng lắp với dự toán chi thường xuyên được ngân sách nhà nước đảm bảo.
Sau khi cân đối sử dụng cho các khoản chi theo quy định nêu trên, Quỹ được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để cho ngân sách nhà nước vay, đầu tư vốn nhàn rỗi, mua trái phiếu chính phủ theo quy định của Luật Quản lý nợ công.
Nghị định số 92/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2018. (TCTC)
---------------------------------
Giá vàng giao ngay trên sàn New York giảm 2,8 USD xuống 1.254,5 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 giảm 3 USD, tương đương 0,2%, xuống 1.255,8 USD/ounce.
Đồng USD suy yếu sau khi số liệu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ gia tăng và lương tăng ít hơn mức dự báo hồi tháng 6 dù nền kinh tế tạo ra nhiều việc làm hơn. Tăng trưởng lương là một trong những dấu hiệu về lạm phát, từ đó xác định Fed có quyết định tăng lãi suất hay không.
Giá vàng giao ngay trên sàn New York ngày 6/7. Ảnh: Kitco
USD suy yếu thường giúp hỗ trợ vàng, giúp kim loại quý này trở nên rẻ hơn đối với các nhà đầu tư không dùng đồng bạc xanh.
Mỹ ngày 6/7 chính thức bắt đầu áp thuế lên 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Bộ Thương mại Trung Quốc cũng đáp trả tương xứng, áp thuế 25% lên 34 tỷ USD hàng hóa Mỹ.
Thị trường phản ứng khá bình tĩnh với thông tin trên, cổ phiếu đều tăng giá. Thị trường chứng khoán đi lên khiến nhu cầu mua vàng giảm, gây sức ép lên giá vàng.
“Diễn biến thuế đã có ảnh hưởng”, Josh Graves, tại RJO Futures, nói. “Vàng cần nhiều hơn một cuộc chiến thương mại để tăng giá. Vàng cần cổ phiếu biến động mạnh, số liệu kinh tế yếu đi và Fed có chính sách mềm mỏng”.
Ngày 5/7, báo cáo chi tiết về nội dung cuộc họp hôm 12 – 13/6 của Fed đã được công bố, cho thấy các nhà lập chính sách Mỹ lo ngại căng thẳng thương mại toàn cầu có thể tác động mạnh đến nền kinh tế.
Giá bạc giao ngay giảm 0,2% xuống 16,01 USD/ounce, nhìn chung cả tuần giảm 0,3%.
Giá platinum giảm 0,1% xuống 841,24 USD/ounce, nhìn chung cả tuần cũng giảm 0,3%.(NDH)
---------------------------
Bộ Tài chính đã hướng dẫn cụ thể những vướng mắc của bà Nguyễn Thị Hồng Thoa (Đồng Nai) về việc chi tăng thu nhập cho cán bộ của đơn vị được giao quyền tự chủ tự bảo đảm chi thường xuyên.
Theo Bộ Tài chính, chi tăng thu nhập cho cán bộ của đơn vị được giao quyền tự chủ tự bảo đảm chi thường xuyên được quy định tại Nghị định số 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Cụ thể, tại Điểm 11, Mục 2 Phụ lục số 1 Hướng dẫn nội dung quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác ban hành kèm theo Thông tư số 145/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác thì đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác phải quy định trích lập và sử dụng các quỹ, gồm: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Quỹ bổ sung thu nhập; Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi; Quỹ khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Trong đó, Quỹ bổ sung thu nhập để chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm và dự phòng chi bổ sung thu nhập cho người lao động năm sau trong trường hợp nguồn thu nhập bị giảm.
Theo đó nguồn chi bổ sung thu nhập cho cán bộ của đơn vị được sử dụng từ Quỹ bổ sung thu nhập (trong phạm vi nguồn Quỹ bổ sung thu nhập được trích lập của đơn vị).(TCTC)
----------------------------
Hôm 6/7, Mark Zuckerberg - CEO Facebook - leo lên vị trí thứ 3 của bảng xếp hạng người giàu thế giới khi tài sản đạt 81,6 tỷ USD, theo số liệu từ Bloomberg. Ông có nhiều hơn tỷ phú đầu tư Warren Buffett 373 triệu USD.
Lần đầu tiên 3 người giàu nhất thế giới đều thuộc ngành công nghệ. Đứng đầu là Jeff Bezos - CEO Amazon - với 141 tỷ USD, tiếp theo là Bill Gates.
Zuckerberg giàu thêm là nhờ cổ phiếu Facebook tăng 2,4% trong ngày, hay 15% từ đầu năm. Cổ phiếu ngành này đang nóng lên dù thị trường chứng khoán Mỹ khá biến động. hãng phim trực tuyến Netflix tăng hơn 2 lần, Amazon lãi 46%, Apple lên 11% và Google 9%.
Buffett cũng đang chọn cổ phiếu công nghệ. Công ty đầu tư Berkshire Hathaway của ông mua 75 triệu cổ phiếu Apple trong 3 tháng đầu 2018 thêm vào 165 triệu cổ phiếu sẵn có.(NDH)
Phát hiện hàng ngàn sản phẩm dởm tại 10 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở Hà Nội; Xuất khẩu vẫn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam; Thị trường chứng khoán chờ mảnh ghép khối ngoại
Fed quan ngại về triển vọng niềm tin kinh doanh và đầu tư tại Mỹ; Vietcombank lại tăng phí rút tiền ATM từ 15-7; Dệt may Việt Nam nhiều cơ hội mở rộng thị trường
Chiến tranh thương mại, Việt Nam dễ "vạ lây"; Giá dầu tăng, Nga hưởng lợi 4.000 tỉ rúp; Hải quan thu ngân sách đạt gần 146.000 tỷ đồng
Có xăng dầu Nghi Sơn, hải quan thất thu đến 15.000 tỉ đồng; Hàng loạt đơn hàng ô tô nhập khẩu bị hủy; Nhọc nhằn xuất khẩu tôm
Chuyên gia nhận định chiến tranh thương mại đang là "mối đe dọa số một" đối với TTCK; Xuất khẩu vải thiều đã thu về 153 triệu USD; Nửa đầu 2018, quỹ VEIL mất hơn 3,5% tài sản trên thị trường chứng khoán Việt
TS. Nguyễn Đức Thành: Việt Nam nằm trong vòng xoáy cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung; Đại gia bất động sản nào đang nợ nhiều nhất?; Căng thẳng thương mại: Cẩn trọng hàng Trung Quốc "đội lốt" Việt Nam xuất qua Mỹ
Tôm tạm thời bị cấm xuất khẩu sang Kuwait; Thủy sản “nhắm” 10 tỷ USD, không dễ!; Xuất khẩu nông, thủy sản sang Trung Đông, Châu Phi còn quá nhiều rào cản; Hàng tiêu dùng tăng giá
Hơn 30 triệu thẻ ngân hàng khóa hủy, lãng phí 1.500 tỷ đồng; Tỉnh, thành không được trực tiếp vay vốn nước ngoài; Hà Nội và Tp.HCM được cho vay lại 100% vốn ODA; Ngân hàng Thế giới: Tương lai việc làm của Việt Nam phụ thuộc vào 3 yếu tố này
Ông Lê Văn Vọng thoái toàn bộ vốn khỏi Tập đoàn Lã Vọng; Trung Nguyên chi 5 tỷ USD để tặng sách, số tiền xấp xỉ tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng?; Tỉ giá nổi sóng: Chọn đôla Mỹ hay tiền Việt có lợi?
Australia dự báo giá quặng sắt giảm hơn 10% vào năm 2020; Hàn Quốc dừng nạp dầu Iran trong tháng 7 lần đầu tiên kể từ năm 2012; Chứng khoán Trung Quốc lại rơi ngay trước thời điểm thuế quan của Mỹ chính thức có hiệu lực; Trung Quốc gay gắt cảnh báo Mỹ trước “giờ G” xung đột thương mại
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự