Chưa thống nhất về mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019; Trung Quốc sử dụng thuế thu từ hàng hóa Mỹ để giảm tác động của cuộc chiến thương mại; Bộ Công Thương: Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung không thể là cơ hội cho Việt Nam

Chính phủ cần cập nhật danh mục hàng hóa bị áp thuế của Mỹ và Trung Quốc cũng như tỉ giá USD và nhân dân tệ để doanh nghiệp có phản ứng kịp thời
Thuế nhập khẩu 25% của Mỹ lên số hàng hóa trị giá 34 tỉ USD của Trung Quốc chính thức đi vào hiệu lực ngày 6-7, báo hiệu phát súng bắt đầu cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tác động sẽ rất lớn
Phía Trung Quốc nhanh chóng trả đũa bằng gói thuế quan 25% tương tự nhằm vào 545 hàng Mỹ - từ ô tô tới nông phẩm, cũng trị giá 34 tỉ USD. Bắc Kinh cáo buộc Washington khởi động cuộc chiến tranh thương mại có quy mô lớn nhất lịch sử. "Trung Quốc đã hứa không nổ súng trước nhưng phải bảo vệ quyền lợi cốt lõi của quốc gia và người dân. Chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc phản công khi cần thiết" - thông báo của Bộ Thương mại Trung Quốc nêu rõ.
Xe tải vận chuyển hàng tấp nập ở cảng Savannah trong thành phố cùng tên thuộc bang Georgia, Mỹ.Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ đe dọa sẽ đánh thuế 10% lên thêm 200 tỉ hàng hóa Trung Quốc nếu Bắc Kinh từ chối thay đổi chính sách. Ông chủ Nhà Trắng còn cảnh báo tổng giá trị số hàng Trung Quốc chịu thuế có thể lên hơn 500 tỉ USD trong tương lai.
Nhận định rằng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã chính thức bắt đầu, nhà kinh tế học Chen Feixiang tại ĐH Shanghai Jiaotong (Trung Quốc) hôm 6-7 nhấn mạnh nếu cuộc chiến leo thang lên 500 tỉ USD như ông Trump nói, tác động sẽ rất lớn.
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) bày tỏ lo ngại chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bùng nổ trên diện rộng sẽ tác động nghiêm trọng lên nền kinh tế toàn cầu. Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể giảm tốc rất nhanh. Đặc biệt, các nền kinh tế dựa trên xuất khẩu của châu Á đối mặt với nguy cơ mắc kẹt ở giữa nếu cuộc chiến thương mại leo thang.
TS Trần Toàn Thắng, Trưởng Ban Kinh tế thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nhận định chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế thế giới. Sự tác động sẽ lớn dần vào các năm 2019, 2020 và đỉnh điểm là năm 2021-2023. Việt Nam có thể chịu tác động 2 chiều trước diễn biến này.
Xuất khẩu có thể giảm
Ông Thắng phân tích tác động tích cực với Việt Nam là cơ hội đưa hàng vào thị trường Mỹ nếu hàng Trung Quốc bị hạn chế. Tuy nhiên, tác động này không lớn do các sản phẩm Trung Quốc bị đánh thuế cao lại không phải sản phẩm chủ lực của Việt Nam. Tương tự, cơ hội với thị trường Trung Quốc của chúng ta cũng không nhiều.
Ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Khối kinh doanh tiền tệ và Thị trường vốn, Ngân hàng HSBC Việt Nam, cũng có chung nhận định việc thuế quan tăng thêm từ chính quyền Trump đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc là cơ hội để Việt Nam tăng cường năng lực sản xuất trong các lĩnh vực như lắp ráp điện tử, đang là xu hướng cạnh tranh của quốc gia trong thời gian qua. "Việt Nam nên tận dụng cơ hội này để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài" - ông Khoa nhận xét.
Với mặt hàng nông sản, theo đánh giá của nhiều tổ chức thương mại, khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra, Trung Quốc lại càng không nhập khối lượng hàng nông sản rất lớn từ Mỹ mà tìm đến các thị trường khác (trong đó có châu Á) để mua. Đây là thời cơ không thể tốt hơn cho nông sản Việt Nam. Theo chuyên gia kinh tế GS-TS Trần Ngọc Thơ, thật tiếc nếu doanh nghiệp (DN) Việt không tận dụng được cơ hội này, bởi nông nghiệp cũng là một trong những động lực quan trọng cho tăng trưởng của Việt Nam trong dài hạn.
Về tác động tiêu cực, Trưởng Ban Kinh tế thế giới TS Trần Toàn Thắng cho rằng tốc độ tăng trưởng chung toàn cầu bị giảm đi sẽ kéo theo nhu cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm. "Dự báo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm 0,3 điểm % vào năm 2019 và thậm chí còn giảm mạnh hơn trong năm đỉnh điểm là 2021-2023. Tốc độ tăng nhập khẩu sẽ giảm khoảng 0,6 điểm %, phản ánh sản xuất của các DN, đặc biệt khu vực FDI bị ảnh hưởng" - ông Thắng nêu rõ.
Về giải pháp, ông Thắng cho rằng Chính phủ cần cập nhật danh mục hàng hóa bị áp thuế của Mỹ và Trung Quốc cũng như động thái tỉ giá của đồng USD và nhân dân tệ để DN có phản ứng kịp thời và có thể tìm kiếm cơ hội xuất khẩu thêm sang Mỹ những mặt hàng trước đây Việt Nam không cạnh tranh được với Trung Quốc.
"Tiếp cận nhanh với các nhà đầu tư lớn trên thế giới, tranh thủ thời cơ thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng để xúc tiến đầu tư vào Việt Nam cũng là việc cần làm. Ngoài ra, nghiên cứu kỹ các hàng hóa của Trung Quốc có thể nhập vào Việt Nam để đề phòng trường hợp do xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ bị hạn chế, nước này sẽ chuyển hàng sang Việt Nam…" - ông Thắng lưu ý thêm. (NLĐ)
-----------------------
Ngân sách Nga đã tăng thêm hơn 4.000 tỉ rúp (63,5 tỉ USD) nhờ thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa Tổ chức Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước ngoài OPEC do Nga dẫn đầu nhằm nâng giá dầu.
Thông tin trên đã được ông Kirill Dmitriev, chủ tịch Hội đồng Quản trị Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF), tiết lộ khi trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Nga NTV gần đây.
"Nhờ sự hợp tác của Tổng thống Vladimir Putin với Quốc vương và Thái tử Ả Rập Saudi, mối quan hệ giữa 2 nước đang ở trong giai đoạn đặc biệt và điều này làm tăng mạnh nguồn thu cho ngân sách. Chúng tôi tin rằng ngân sách Nga đã thu nhận thêm 4.000 tỉ rúp nhờ vào thỏa thuận với Ả Rập Saudi" – ông Dmitriev nói.
OPEC và Nga đã thỏa thuận tăng sản lượng thêm 1 triệu thùng dầu/ngày. Ảnh: REUTERS
Xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt chiếm khoảng 40% nguồn thu ngân sách Liên bang Nga. Do giá dầu tăng cao ngoài dự kiến, Nga hiện có cơ hội đạt thặng dư ngân sách lần đầu tiên kể từ năm 2011, ở mức 0,45% tổng sản phẩm nội địa (GDP), so với dự kiến trước đây là thâm hụt ngân sách 1,3% GDP.
Cuối tháng 6 vừa qua, Nga và Ả Rập Saudi, quốc gia sản xuất lớn nhất và là thủ lĩnh trên thực tế của OPEC, đã nhất trí gia tăng sản lượng dầu nhằm xoa dịu nỗi lo của thị trường và người tiêu dùng về giá dầu cao.
Theo Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak, hạn ngạch của Nga trong thỏa thuận tăng thêm 1 triệu thùng dầu/ngày của OPEC có thể vào khoảng 200.000 thùng/ngày.
Trong khi đó, trên trang Twitter hôm 30-6, Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận Quốc vương Salman của Ả Rập Saudi đã đồng ý với lời đề nghị của ông và sẽ sớm tăng sản lượng dầu lên đến 2 triệu thùng dầu/ngày. Tuy nhiên, Ả Rập Saudi sau đó cho hay đã diễn ra cuộc điện đàm giữa 2 nhà lãnh đạo nhưng đã không đề cập bất kỳ mục tiêu sản lượng nào.
Quốc vương Ả Rập Saudi (phải) tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Riyadh hôm 20-5-2017. Ảnh: REUTERS
Chuyên gia Beat Wittmann, chủ tịch tổ chức tư vấn tài chính Porta Advisors (Thụy Sĩ), nhận xét: "Sự việc liên quan đến Ả Rập Saudi và chính quyền Mỹ chỉ là lời đồn đại… Anh không thể đặt hàng 2 triệu thùng dầu giống như gọi ly cà phê ở đâu đó".
Động thái đáng ngạc nhiên trên diễn ra 1 tuần sau khi giá dầu tăng lên mức cao kỷ lục kể từ cuối năm 2014. Dầu thô Brent hôm 2-7 đã có lúc giao dịch ở mức giá 78,86 USD/thùng, còn dầu WTI của Mỹ ở mức 74,05 USD/thùng.
Trong bối cảnh đó, ông Wittmann dự báo giá dầu sẽ tăng trở lại mức 100 USD/thùng và thậm chí còn có thể cao hơn nữa.(NLĐ)
-------------------------
Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm đạt 145.934 tỷ đồng, đạt 51,57% dự toán, đạt 49,8% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2017.
Tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm đạt 145.934 tỷ đồng, đạt 51,57% dự toán. Ảnh: TTXVN
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố bám sát các phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 để đảm bảo thu ngân sách Nhà nước vượt chỉ tiêu 293.000 tỷ đồng được Bộ Tài chính giao.
Theo đó, các đơn vị cần chủ động và linh hoạt thực hiện các giải pháp thu ngân sách Nhà nước, tăng cường công tác chống thất thu; thực hiện nghiệm thu đúng, thu đủ, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất hập khẩu; không vì áp lực chỉ tiêu thu mà gây ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm đạt 145.934 tỷ đồng, đạt 51,57% dự toán, đạt 49,8% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, nguyên nhân thu ngân sách đạt khá là do trong tháng 6/2018 các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều có tốc độ tăng trưởng khá như: máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện...
Đáng chú ý, hàng dệt may xuất khẩu đạt 13,42 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước; hàng giày dép ước đạt 7,79 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước...
Kim ngạch nhập khẩu nhiều mặt hàng cũng tăng so với tháng trước như: xăng dầu các loại tăng 3,5%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 5,2%; hóa chất tăng 1,5%...
Tổng cục Hải quan ước tính trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam dự kiến đạt 225,29 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó xuất khẩu ước đạt 113,93 tỷ USD, tăng 16%; nhập khẩu ước tính 111,36 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2017.
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu năm 2018 đang thặng dư hơn 2,57 tỷ USD.
Cùng với đó, lực lượng Hải quan đã phát hiện, bắt giữ 7.879 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính gần 389,6 tỷ đồng và số thu ngân sách Nhà nước hơn 115,5 tỷ đồng.
Đồng thời, Tổng cục Hải quan quyết liệt kiện toàn bộ máy tổ chức, sắp xếp lại các tổ, đội theo hướng tinh gọn, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hải quan.
Theo đó, Tổng cục đã ban hành 35 quyết định quy định cơ cấu tổ chức của các Chi cục Hải quan, Đội kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương trực thuộc 34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Cục Kiểm định Hải quan, qua đó đã cắt giảm được 209 đội (tổ).(Bnews)
Chưa thống nhất về mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019; Trung Quốc sử dụng thuế thu từ hàng hóa Mỹ để giảm tác động của cuộc chiến thương mại; Bộ Công Thương: Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung không thể là cơ hội cho Việt Nam
Làm vua 12 năm, ngành điều đang xin 'giải cứu'; Nhập khẩu sắt thép vụn gặp khó, doanh nghiệp 'ngồi trên lửa'; Vấn đề Brexit: Kế hoạch của Thủ tướng May trước nguy cơ "tan thành mây khói"
Nga chính thức áp thuế bổ sung đến 40% với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ; Gần 9 tỷ USD đầu tư vào các khu công nghiệp nửa đầu năm; Những điểm đáng chú ý của kinh tế nửa đầu năm 2018
Nhiều sai phạm trong quản lý Nhà nước về đất đai tại Phú Quốc; Chính sách tiền tệ vào giai đoạn quyết liệt; Bất động sản lộ diện nhiều dấu hiệu giảm tốc
Phát hiện hàng ngàn sản phẩm dởm tại 10 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở Hà Nội; Xuất khẩu vẫn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam; Thị trường chứng khoán chờ mảnh ghép khối ngoại
Fed quan ngại về triển vọng niềm tin kinh doanh và đầu tư tại Mỹ; Vietcombank lại tăng phí rút tiền ATM từ 15-7; Dệt may Việt Nam nhiều cơ hội mở rộng thị trường
Có xăng dầu Nghi Sơn, hải quan thất thu đến 15.000 tỉ đồng; Hàng loạt đơn hàng ô tô nhập khẩu bị hủy; Nhọc nhằn xuất khẩu tôm
Chuyên gia nhận định chiến tranh thương mại đang là "mối đe dọa số một" đối với TTCK; Xuất khẩu vải thiều đã thu về 153 triệu USD; Nửa đầu 2018, quỹ VEIL mất hơn 3,5% tài sản trên thị trường chứng khoán Việt
TS. Nguyễn Đức Thành: Việt Nam nằm trong vòng xoáy cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung; Đại gia bất động sản nào đang nợ nhiều nhất?; Căng thẳng thương mại: Cẩn trọng hàng Trung Quốc "đội lốt" Việt Nam xuất qua Mỹ
Các khoản chi của Quỹ tích lũy trả nợ; Giá vàng giảm nhẹ sau báo cáo thất nghiệp của Mỹ; Nguồn chi bổ sung thu nhập tại đơn vị sự nghiệp được quy định thế nào?; Zuckerberg vượt Buffett thành người giàu thứ 3 thế giới
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự