tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-04-2016

  • Cập nhật : 14/04/2016

IMF: Myanmar sẽ là nền kinh tế sẽ tăng trưởng mạnh nhất thế giới trong năm 2016

Nền kinh tế Myanmar đã chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực khi chính quyền quân sự còn nằm quyền. Tuy nhiên, với những bước tiến đáng khích lệ khi chính quyền dân sự tại nước này được thành lập, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng nền kinh tế này sẽ tăng trưởng mạnh nhất trong năm nay với 8,6%.

Đặc biệt, nền nông nghiệp của Myanmar có tiềm năng vô cùng lớn khi nước này đã từng là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

 

Thêm vào đó, lực lượng lao động dồi dào tại đây có thể thu hút nhiều nhà máy cũng như doanh nghiệp đến đầu tư, tương tự như những gì đang diễn ra tại Việt Nam trong ngành dệt may và da giày.

Dẫu vậy, Myanmar vẫn còn rất nhiều việc phải làm khi GDP bình quân đầu người năm 2015 chỉ đạt 1.300 USD và là một trong những nước nghèo nhất thế giới.

Theo dự báo của IMF, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,3% trong năm 2016.


Phố Wall tiếp tục thăng hoa nhờ Trung Quốc và cổ phiếu ngân hàng

pho wall tiep tuc thang hoa nho trung quoc va co phieu ngan hang

Phố Wall tiếp tục thăng hoa nhờ Trung Quốc và cổ phiếu ngân hàng

Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh ngày thứ hai liên tiếp để chạm mốc cao nhất 4 tháng. T

Thị trường được hỗ trợ bởi số liệu xuất nhập khẩu khả quan của Trung Quốc và kết quả kinh doanh tốt hơn dự báo của JPMorgan Chase.

Kết thúc phiên hôm qua (13/4), chỉ số S&P 500 tăng 1%, lên 2.082,42 điểm, cao nhất kể từ ngày 4/12. Với 25 trên 30 cổ phiếu tăng điểm,Dow Jones cũng có được mức tăng 1,1%, lên 17.908,28 điểm.

Hôm qua Trung Quốc công bố kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong tháng 3, đồng thời mức suy giảm của nhập khẩu cũng thu hẹp. Cuối cùng thì nền kinh tế Trung Quốc cũng đã có những dấu hiệu ổn định trở lại.

Cổ phiếu của JPMorgan tăng 4,2% sau khi báo cáo lợi nhuận quý I tăng trưởng tốt nhờ cắt giảm nhân công và doanh thu từ mảng tự doanh giảm ít hơn so với dự báo. Các cổ phiếu Bank of America, Wells Fargo và Citigroup đều tăng ít nhất 2,6%. Họ sẽ công bố kết quả kinh doanh trong tuần này.

Các chuyên gia phân tích dự báo lợi nhuận quý I của các công ty trong chỉ số S&P 500 sẽ giảm 10% trong quý I, đặc biệt lợi nhuận của các ngân hàng giảm 20%. Điều này khiến nhà đầu tư lo ngại về triển vọng của thị trường chứng khoán trong bối cảnh mức giá đang ở cao hơn so với mức trung bình 5 năm.

Trên thị trường hàng hóa, giá dầu giảm nhẹ và tuột khỏi mốc cao nhất 4 tháng sau khi những bình luận của Bộ trưởng Năng lượng Nga khiến thị trường thêm hoài nghi về khả năng cuộc họp sắp tới ở Doha sẽ đạt được kết quả tích cực.

Dầu thô biển Bắc giảm 51 cent, xuống còn 44,18 USD/thùng trong khi dầu WTI của Mỹ giảm 41 cent, xuống còn 41,76 USD/thùng.


Vào TPP coi chừng "bội thực"!

Với TPP, sẽ có làn sóng bùng phát đầu tư vào Việt Nam nhưng phải kiểm soát được kỳ vọng, giống như đứng trước một bàn ăn tựchọn với quá nhiều món, nếu không có chiến lược chọn món thì nguy cơ bội thực sẽ rất cao.

Đây là chia sẻ được TS Huỳnh Thế Du, Giám đốc đào tạo Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, đưa ra tại hội thảo về cơ hội và thách thức của lĩnh vực tài chính khi vào Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Bộ Công thương vừa tổ chức tại TP HCM.

Vào TPP coi chừng "bội thực"!

Ông Huỳnh Thế Du đã đưa ra một nghiên cứu của mình về các kênh đầu tư trong giai đoạn từ năm 2007-2015 (sau khi Việt Nam vào WTO) và kết quả gây bất ngờ là “không suất sinh lợi bình quân của kênh đầu tư chính nào (vàng, chứng khoán, bất động sản, gửi tiết kiệm) cao hơn mức lạm phát bình quân”. Có nghĩa là bỏ tiền vào các kênh đầu tư này không có suất sinh lợi thực dương trong suốt 10 năm.

Tại sao vào WTO, Việt Nam mở cửa đón dòng vốn ngoại nhưng khu vực doanh nghiệp trong nước lại không được hưởng lợi, vậy lợi nhuận đi đâu? Theo ông Du, thời điểm Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO kỳ vọng của mọi người là nền kinh tế sẽ tăng trưởng gấp nhiều lần khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) “khổng lồ” lên tới 50-60 tỉ USD đổ vào.

Nhưng khi có WTO, sự thay đổi kỳ vọng quá lớn khi dòng vốn FDI đổ vào, dòng vốn bong bóng nổi lên khiến những người đầu cơ kỳ vọng tạo ra lợi nhuận vài trăm phần trăm. Kết quả, các doanh nghiệp có lợi nhuận lớn chỉ nằm trong một số ít đầu tư vào bất động sản, khai thác tài nguyên, trong khi giá trị gia tăng của các lĩnh vực sản xuất hàng hóa, dịch vụ gần như phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI. Bởi khu vực này vẫn tăng trưởng đều đặn chứ không “lao” vào kỳ vọng lớn và chuyển sang đầu cơ như doanh nghiệp trong nước.

“Dòng vốn từ ngân hàng cũng chảy mạnh vào bất động sản. Không ít nhà đầu tư hình thành tâm lý "tôi thông minh hơn thị trường, sẽ biết bong bóng nổ lúc nào" nên ai cũng ôm bất động sản. Nhưng điều đó cũng giống như họ đang "ôm bom" trong người, nên khi bong bóng xì hơi thì họ không thể nào thả ra và chuyển giao cho người khác vì lúc đó trong tay ai cũng có một quả bom” - ông Du ví von.

Và giờ triển vọng của TPP. Theo ông Du, sẽ có làn sóng bùng phát đầu tư vào Việt Nam do chúng ta đang là nước phát triển quy mô nhỏ so với các thành viên TPP. Nhưng nếu việc quản lý kinh tế vĩ mô của Việt Nam không khéo, các doanh nghiệp không có chiến lược dài hạn mà chuyển sang định hướng kỳ vọng thì bài học WTO vẫn còn.

“Phải kiểm soát được kỳ vọng, giống như đứng trước một bàn ăn buffet với quá nhiều món, nếu không có chiến lược chọn món thì nguy cơ bội thực sẽ rất cao” - ông Du đúc kết.


Thế giới đang "bội thực" thép Trung Quốc

Việc thép Trung Quốc giá rẻ được nhập với số lượng lớn ở nhiều thị trường đã khiến cho không ít các tập đoàn lớn sản xuất thép trên thế giới có nguy cơ phá sản.

Trước sứ ép đến từ thép Trung Quốc, chính phủ nhiều quốc gia đã buộc phải gia tăng sức ép đối với Trung Quốc trong việc chung tay giải quyết tình trạng nguồn cung thép “gây lụt” thị trường này.

Tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc, mới đây, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về cuộc khủng hoảng thừa trong ngành thép, đồng thời đề nghị phía Trung Quốc tăng cường nỗ lực nhằm giảm sản lượng.

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh ngành công nghiệp thép ở Anh đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng sau khi Tập đoàn Thép Tata của Ấn Độ thông báo sẽ bán toàn bộ doanh nghiệp sản xuất tại Anh sau gần một thập kỷ hoạt động. Nguyên nhân xuất phát bởi chi phí cao và sự cạnh tranh khốc liệt của thép giá rẻ Trung Quốc. Chính điều này đang được lấy làm lý do để vận động bỏ phiếu ủng hộ đưa Anh rời khỏi EU.

Trong khi đó, tại Đức, hơn 40.000 công nhân ngành thép đã xuống đường biểu tình do lo ngại về khả năng thất nghiệp trong tương lai. Họ yêu cầu Chính phủ của Thủ tướng Merkel mạnh tay hơn đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc.

Phản ứng trước tình trạng này, Chủ tịch Ủy ban châu Âu ngay hôm qua đã phải lên tiếng khẳng định, EU sẵn sàng áp đặt các biện pháp mạnh tay nếu phát hiện dấu hiệu bán phá giá thép của các nhà sản xuất Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chính Trung Quốc cũng đang phải hứng chịu "cơn lụt" thép khi nước này cho biết sẽ cắt giảm 500.000 việc làm trong ngành thép một vài năm tới đây. Hiện các doanh nghiệp thép lớn tại Trung Quốc đang thua lỗ hơn 15.5 tỷ USD. Tính từ năm 2008 đến nay, giá thép thế giới đã giảm 70% giá trị.


Giáng chức 357 quan chức Trung Quốc trong bê bối vaccine

vaccine duoc bao quan va van chuyen khong dung cach co the gay ra nhung tac dung phu khong mong muon tham chi khien benh nhan tu vong. anh minh hoa:science photo library.

Vaccine được bảo quản và vận chuyển không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn thậm chí khiến bệnh nhân tử vong. Ảnh minh họa:Science Photo Library.

Theo Nhóm điều tra liên ngành về vụ bê bối vaccine, đến nay đã có 202 đối tượng bị bắt giữ, lập hồ sơ án hình sự đối với 192 trường hợp.
 

Nhà chức trách Trung Quốc ngày 13/4 cho biết, cơ quan chức năng nước này đã bắt giữ hơn 200 đối tượng liên quan đến đường dây buôn lậu vaccine quy mô. Vụ việc đang gây ra làn sóng phẫn nộ trên khắp nước này.

Cơ quan chức năng đã kiểm tra 45 doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm và kiểm tra trách nhiệm đối với hàng chục đơn vị tiêm chủng có liên quan.

Hội đồng quốc gia Trung Quốc cũng đã sa thải và giáng chức 357 quan chức dính líu đến vụ đường dây buôn lậu vaccine kém chất lượng này.

Bê bối vaccine giả được đưa ra ánh sáng lần đầu tiên vào tháng 4/2015 sau khi cơ quan chức năng bắt giữ 2 mẹ con ở tỉnh Sơn Đông với tội danh buôn bán trái phép từ năm 2010 hàng chục loại vaccine hết hạn hoặc kém chất lượng với giá trị lên tới 570 triệu nhân dân tệ (tương đương 88 triệu USD).

Các loại vaccine giả bao gồm bại liệt, viêm gan B, bệnh dại, vaccine cúm cho trẻ em và người lớn.


Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 16-04-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 16-04-2016

    Kinh tế Trung Quốc được dự đoán tăng trưởng chậm nhất 25 năm
    Tòa nhà Keangnam Hanoi sắp về tay công ty chứng khoán Hàn Quốc?
    Bà Phạm Chi Lan: “Nhà nước cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp”
    Mỏ Thạch Khê “ngủ say”, doanh nghiệp phải nhập khẩu quặng sắt quy mô lớn
    “Niềm tự hào toàn cầu” của Viettel ngậm trái đắng, lợi nhuận giảm 80%

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-04-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-04-2016

    Yêu cầu tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu
    Châu Âu thoát khỏi “ác mộng” giảm phát
    Xuất siêu 1,36 tỷ USD trong quý đầu năm
    “Thế giới sắp thoát cảnh thừa dầu”
    Phải có cách dẫn vốn hiệu quả

  • Tin kinh tế đọc nhanh  chiều 15-04-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-04-2016

    Tương lai ảm đạm của đất nước có lạm phát gần 500%
    Cửa hàng, tạp hóa nhỏ vẫn chi phối thị trường
    Số người nước ngoài có tay nghề cao muốn ở lại Mỹ lên kỷ lục
    Trung Quốc tiếp tục bơm hơn 6 tỷ USD vào thị trường
    Báo cáo mới cho thấy Zalora đã cạn sạch tiền

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-04-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-04-2016

    Hãng xe tải KAMAZ của Nga nói sẽ “nhấn ga tăng tốc” ở Việt Nam
    OPEC vẫn tăng bơm dầu ra thị trường
    Xuất khẩu mực, bạch tuộc giảm
    Các công ty hàng đầu của Mỹ giấu hàng tỉ đô ở nước ngoài
    Indonesia vượt mặt Trung Quốc về tiêu thụ gạo Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-04-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-04-2016

    “Cơn bội thực” thép Trung Quốc giá rẻ
    TP.HCM cấp phép cho siêu dự án 30.000 tỷ cùng hàng loạt dự án
    Cường đô la lấy tiền ở đâu để thâu tóm tài sản công ty bầu Đức?
    Trong 2 năm, người tham gia đã nộp hơn 3.400 tỷ đồng cho Thiên Ngọc Minh Uy
    Google lại mất tướng về tay Facebook

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-04-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-04-2016

    Sản phẩm vàng cần có một thị trường riêng?
    Xuất khẩu tăng đột ngột, Trung Quốc nâng tỷ giá đồng nhân dân tệ mạnh nhất từ đầu năm
    Giá dầu đảo chiều giảm sau số liệu nguồn cung mâu thuẫn
    Huy động thêm 7.467 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
    Đồng USD “leo dốc” so với một loạt đồng tiền chủ chốt

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-04-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-04-2016

    WB, AIIB có chương trình cho vay vốn chung đầu tiên
    Xuất khẩu của Trung Quốc phục hồi trở lại trong tháng 3
    Nên đặt văn phòng đại diện ở đâu tại châu Á?
    Trung Quốc ồ ạt thâu tóm doanh nghiệp Thụy Sĩ
    Việt Nam-EU đạt thỏa thuận về xuất khẩu gỗ

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-04-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-04-2016

    Số liệu GDP của Trung Quốc “đáng ngờ” như thế nào?
    IMF lại hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
    Cuộc chiến mới giữa Uber và Lyft
    Thương hiệu Viettel được định giá gần 1 tỷ USD
    Trung Quốc đổ hàng chục tỷ USD vào Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-04-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-04-2016

    Mark Zuckerberg vạch kế hoạch 10 năm cho Facebook
    Facebook, Google và Amazon phải công khai thuế tại EU
    Trung Quốc hạ giá 0,22% tỷ giá tham chiếu nhân dân tệ qua 3 phiên
    Học từ WTO, hệ thống ngân hàng nên cẩn trọng trong TPP
    Lộ diện những “cỗ máy kiếm tiền” thầm lặng trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 2015

  • Tin kinh tế đọc nhanh 14-04-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 14-04-2016

    VEPR: Lãi suất 0%, hàng tỷ USD đang được tuồn ra nước ngoài
    Thương mại toàn cầu có nhiều thay đổi
    Chọn chiến lược tăng trưởng mạo hiểm
    Giá nhà ở tiếp tục tăng 5 -7%
    Ra mắt Tổng công ty Dệt may miền Bắc