tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-02-2016

  • Cập nhật : 14/02/2016

Ngành đóng tàu vượt “bão” khủng hoảng, sinh lời trong sản xuất

nganh dong tau vuot “bao” khung hoang, sinh loi trong san xuat

Ngành đóng tàu vượt “bão” khủng hoảng, sinh lời trong sản xuất


Sau gần 3 năm thực hiện tái cơ cấu và “khai tử” mô hình Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) được đổi thành Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) vào cuối tháng 10/2013, đến nay, các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đều hoàn thành, lỗ không phát sinh mà giảm rõ, công tác tái cơ cấu có kết quả khả quan.

Dù thị trường đóng tàu còn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức cạnh tranh, nhưng con tàu SBIC thực sự đã được “bẻ lái” đúng hướng và nhiệm vụ năm 2016 vẫn chú trọng xác định thị trường trong nước là lớn nhất, trong đó tàu cá là cơ bản.

Trọng tâm là tàu cá

Theo báo cáo của SBIC, năm 2015, tình hình thị trường vận tải đã có dấu hiệu phục hồi nhưng các đơn vị của Tổng công ty vẫn chưa tiếp cận được các đơn hàng với chủ tàu nước ngoài. Các chủ tàu trong nước vẫn đang chờ đợi thị trường vận tải “ấm lên” nên chưa có dấu hiệu dự án đầu tư mới.

“Việc các tổ chức tín dụng vẫn thắt chặt nguồn vốn cũng là nguyên nhân tạo ra những yếu tố bất lợi cho các đơn vị đóng tàu làm giãn tiến độ hợp đồng, trì hoãn thời gian bàn giao. Cùng với đó, nguồn vốn ngân sách Nhà nước gặp khó khăn nên không bố trí đủ vốn cho các dự án đóng tàu, dẫn đến nhiều sản phẩm đăng ký đóng trong năm chưa ký được hợp đồng như dự án 20 tàu kiểm ngư cỡ trung KN570 đợt 2, tàu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn...,” ông Nguyễn Ngọc Sự, Chủ tịch Hội đồng thành viên SBIC cho hay.

Bên cạnh đó, chính sách đóng tàu cá cho ngư dân vẫn còn nhiều bất cập nên chưa tạo điều kiện cho ngư dân và cơ sở đóng tàu thực hiện.

Đề cập đến kết quả kinh doanh của năm 2015, ông Sự cho biết, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính gồm đóng mới tàu các gam tàu vừa và nhỏ, sửa chữa tàu cho các đơn vị trong và ngoài nước, các sản phẩm của SBIC thực hiện đều có lãi.

Doanh thu của các sản phẩm đạt gần 5.800 tỷ đồng trừ đi chi phí sản xuất gần 4.800 tỷ đồng, lợi nhuận của SBIC đạt được trong năm 2015 gần 1.000 tỷ đồng. Mức lỗ của SBIC còn trên 4.000 tỷ đồng, như vậy cũng đã giảm một nửa sau gần 3 năm thực hiện tái cơ cấu.

Năm 2015, SBIC triển khai thi công 254 sản phẩm và bàn giao 178 sản phẩm, bằng 144% kế hoạch, trong đó có 15 tàu kiểm ngư, 20 tàu cá, 36 tàu xuất khẩu và các sản phẩm khác. Riêng với 8 đơn vị giữ lại của SBIC đã bàn giao 88 sản phẩm gồm 8 tàu kiểm ngư, 7 tàu cá và 73 sản phẩm khác.

Về kết quả này, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã biểu dương Tổng công ty thực hiện được thành công toàn bộ các nội dung tái cơ cấu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

“Trong điều kiện thị trường khó khăn, hàng loạt nhà máy đóng tàu phá sản, thì SBIC đang vươn lên, tập trung vào đóng tàu, vào những sản phẩm có chất lượng được thị trường chấp nhận, sản xuất kinh doanh bắt đầu có hiệu quả,” Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng cũng yêu cầu SBIC phải đổi mới tư duy, phải tập trung vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, không chạy theo doanh thu, tập trung vào thị trường trong nước đồng thời phải vươn ra nước ngoài. SBIC đã có mô hình rất tốt đó là Sông Cấm, phải nhân rộng lên.

“Bỏ ngay tư tưởng dựa dẫm”

Về kết quả tái cơ cấu doanh nghiệp, đại diện SBIC khẳng định, đến hết năm 2015, SBIC đã cơ bản hoàn thành việc tái cơ cấu doanh nghiệp. Cụ thể, đến 31/12/2015, Tổng công ty đã tái cơ cấu được 225/272 đơn vị, đạt tỷ lệ 82,7% so với Đề án. Đối với 47 đơn vị còn lại, SBIC sẽ tiếp tục tái cơ cấu trong năm 2016. Các đơn vị này đã được SBIC phân tích lựa chọn hình thức tái cơ cấu từng đơn vị và đã có báo cáo gửi Bộ Giao thông Vận tải xem xét, phê duyệt hình thức.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Công đánh giá cao thành tích mà SBIC đã đạt được trong thời gian qua, từ một Vinashin thua lỗ hiện nay công ty mẹ và 8 đơn vị được giữ lại của SBIC đã bắt đầu làm ăn có lãi, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện, thu nhập ổn định.

“Tuy nhiên, toàn Tổng công ty số lỗ vẫn còn nhiều, SBIC phải tập trung hơn nữa trong quá trình tái cơ cấu theo chỉ đạo của Chính phủ," Thứ trưởng Nguyễn Văn Công nói.

Bổ sung thêm, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, hiện, thị trường nước ngoài còn khó khăn nên phải xác định thị trường trong nước là lớn nhất, trong đó tàu cá là cơ bản. Phải chủ động đưa ra các loại mẫu mã, công nghệ với chi phí hợp lý. Tinh thần chung là phải làm theo thị trường, thuận mua vừa bán. Muốn bán được tàu cho ngư dân cần ăn chắc mặc bền. Tàu phải chịu được sóng gió, chi phỉ rẻ, an toàn.

Bộ trưởng nhấn mạnh, SBIC cần bỏ ngay tư tưởng dựa dẫm, xin cơ chế đặc thù mà phải đổi mới tư duy, chủ động, linh hoạt hơn.

“Đừng có cái gì cũng xin chỉ định, ỷ lại đặc thù, cái gì cũng xin-cho mãi. Khó khăn đây có cả khách quan, chủ quan, chúng ta phải biết phân tích đánh giá, để lựa chọn giải pháp phù hợp. Tranh thủ sự giúp đỡ là cần thiết nhưng nay phải đổi mới tư duy để phát triển xa hơn trên cơ sở cơ chế thị trường và không thể chung chung, mà phải đi vào từng việc rất cụ thể, quyết liệt thực hiện bằng được,” người đứng đầu ngành giao thông khẳng định


Ngẫm FDI, tủi phận doanh nghiệp Việt

ngam fdi, tui phan doanh nghiep viet

Ngẫm FDI, tủi phận doanh nghiệp Việt


Có vị trí lớn về chất, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam đã không thành công trong chiến lược dùng FDI để phát triển kinh tế.

Từ giữa thập niên 1990, nhất là từ khi gia nhập WTO vào năm 2007,FDI ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Những năm gần đây, vốn thực hiện FDI hàng năm khoảng 20 tỷ USD, chiếm trên dưới 20% trong tổng đầu tư toàn xã hội.

Theo phân tích của GS. Trần Văn Thọ, Chuyên gia kinh tế Đại học Waseda, Tokyo, tỷ lệ này cao cho thấy sự phụ thuộc vào FDI của Việt Nam rất lớn. Chẳng hạn ở Thái Lan, trong giai đoạn thu hút nhiều FDI, tỷ lệ tương ứng đó chỉ 5%. Ngoài ra, ở Việt Nam thì FDI còn chiếm khoảng 50% sản lượng công nghiệp và 70% tổng kim ngạch xuất khẩu.

“Tuy FDI có vị trí lớn như vậy về chất, có thể nói Việt Nam đã không thành công trong chiến lược dùng FDI để phát triển kinh tế” – GS. Thọ đánh giá.

Thu hút FDI chỉ đạt về chất

Theo nhìn nhận của vị Giáo sư kinh tế này, Việt Nam chưa xây dựng được một chiến lược phát triển công nghiệp năng động, trong đó có cả FDI và doanh nghiệp trong nước cùng liên kết làm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu sản xuất và xuất khẩu lên cao.

Dẫn chứng, từ thập niên 1990 dòng chảy chủ đạo của FDI tại châu Á là các ngành công nghiệp máy móc, với giá trị gia tăng cao và nhu cầu trên thị trường thế giới mạnh. Việt Nam đã nhiều lần đón đầu dòng chảy đó, nhưng đã không có sự chủ động về chính sách và sớm cải thiện môi trường đầu tư, nên đã bỏ lỡ các cơ hội này.

Trên thực tế, có một số dự án FDI trong lĩnh vực này đã đầu tư vào Việt Nam nhưng không thành công, không trở thành những sản phẩm Made in Vietnam trên thị trường thế giới, như ngành ô tô. Gần đây, Việt Nam có thu hút được dự án lớn trong ngành máy móc, công nghệ thông tin, điển hình là Samsung nhưng sự liên kết của các dự án này còn rất yếu.

FDI đã vào Việt Nam nhiều, nhưng chủ yếu là những ngành dùng nhiều lao động giản đơn như may mặc, giày dép, ngành xuất khẩu chủ đạo. Đó là những ngành không cần nhiều vốn, không cần công nghệ cao, lại bị phụ thuộc nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc.

Gần đây, với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, đầu tư vào dệt nhuộm của nước ngoài đang chảy mạnh vào Việt Nam, đặt ra nhiều câu hỏi tại sao phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng vẫn thu hút các ngành không đòi hỏi công nghệ cao như sợi, dệt?

Nhìn vào hình thái FDI, ta thấy hầu hết đều là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, liên doanh ngày càng ít đo. Tính chung các dự án có từ trước và đang còn hoạt động cho thấy, gần 80% dự án là 100% vốn nước ngoài. Theo GS. Thọ, trong khi doanh nghiệp tư nhân còn yếu chưa có khả năng liên kết, thì doanh nghiệp nhà nước lại không có xu hướng thích liên kết, liên doanh.

Đến nay, sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI rất yếu. Muốn liên kết, doanh nghiệp phải cung cấp các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đủ chất lượng với giá cả cạnh tranh. Nhưng ở Việt Nam, câu hỏi tại sao ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển vẫn chưa trả lời được.

Nguy cơ phân hóa nền kinh tế

Theo phân tích của GS. Thọ, trong khi các doanh nghiệp FDI đánh giá môi trường đầu tư kém hấp dẫn, thì doanh nghiệp nhà nước lại chỉ quan tâm đến những dự án lớn, thu lợi nhuận nhanh, còn doanh nghiệp nhỏ và vừa thì không tiếp cận được vốn để đầu tư. Do đó, tỷ lệ nội địa của các sản phẩm trung gian, ngành hỗ trợ trong dự án FDI rất thấp, như ngành ô tô chỉ 25%.

Chính sách thu hút FDI cũng chỉ chạy theo số lượng, thiếu sự lựa chọn chiến lược làm cho các FDI xuất hiện nhiều ở các lĩnh vực mà Việt Nam có thể đầu tư. Hình thái liên doanh cũng quá ít, sự liên kết giữa FDI và doanh nghiệp trong nước rất ít, tính lan tỏa không cao.

Theo GS. Thọ, kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào FDI, không phải chỉ xét trên các chỉ tiêu như tỷ lệ sản xuất công nghiệp hay xuất khẩu mà còn trên cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Trong khi đó, doanh nghiệp trong nước quá yếu không thể làm đối tác cho FDI.

“Nếu tình trạng này không thay đổi thì nền kinh tế Việt Nam sẽ bị phân hóa thành hai khu vực riêng biệt. Khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp trong nước không kết hợp thành thể thống nhất của nền kinh tế. Công nghệ và tri thức của FDI không lan tỏa đến cả nền kinh tế. Đó là thách thức lớn cho kinh tế Việt Nam hiện nay” – GS. Thọ cản báo.


Phòng vệ thương mại: Thua vì không dám đấu tranh?

nganh thep, mot trong nhung nganh bi kien chong ban pha gia nhieu trong thoi gian qua. anh minh hoa: internet.

Ngành thép, một trong những ngành bị kiện chống bán phá giá nhiều trong thời gian qua. Ảnh minh họa: Internet.


Liên quan đến việc thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) cho các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam thời gian qua, ông Nguyễn Phương Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT), Bộ Công Thương cho biết, có lúc chúng ta có thành tích, nhưng đa phần chịu trận là chính.

Dẫn những thành tích năm 2015, ông Nam cho biết năm qua Việt Nam đã đấu tranh thành công để Australia không áp dụng biện pháp CBPG đối với một số sản phẩm thép của Việt Nam, đồng thời loại bỏ máy biến thế điện của Việt Nam ra khỏi danh sách kiện PVTM; hay như đã đấu tranh thành công với Thổ Nhĩ Kỳ trong việc XK vào nước này dòng điện thoại thông minh...

“Hiện nay Trung Quốc là nước lớn nhất XK mặt hàng này vào Thổ Nhĩ Kỳ (kim ngạch XK 1,2 tỷ USD), Việt Nam đứng thứ 2 (kim ngạch đạt 900 triệu USD). Nếu họ áp dụng biện pháp tự vệ đánh vào sản phẩm này thì ta mất toàn bộ thị trường này vì mức thuế NK họ định đánh vào sản phẩm từ Việt Nam là 46%”, ông Nam thông tin thêm.

Nói về những thất bại trong việc đấu tranh với các biện pháp PVTM từ các nước, về nguyên nhân, ông Nam cho rằng là do chúng ta tự ti không thể thắng nên đã không dám đấu tranh. Điều này xuất phát từ nhận thức không đầy đủ, buông xuôi, dẫn đến DN, ngành hàng đó bị thiệt thân và mất thị trường.

Nói về những khó khăn trong thời gian tới, đại diện Cục QLCT cho rằng, hiện nay, trong WTO chúng ta chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường, Hoa Kỳ và EU cũng chưa công nhận điều đó, và nếu các thị trường này khởi xướng chống trợ cấp, họ sẽ không dùng số liệu của chúng ta đưa ra mà dùng số liệu của một nước khác (được cho là tương đồng) để áp dụng, từ đó đưa ra biên độ CBPG rất cao, dẫn tới chúng ta mất thị trường, điều này rất nguy hiểm.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự quyết tâm, đồng lòng của các DN trong quá trình thực hiện PVTM, theo ông Nam, chúng ta cần phải rất quyết tâm và đoàn kết.

“DN đừng ngần ngại, đừng nghĩ rằng lửa chưa cháy đến nhà tôi thì tôi không quan tâm. Khi các DN XK bị nước ngoài áp dụng biện pháp PVTM, cần phải có tinh thần hợp tác cao, không được tránh né. Đây là lĩnh vực khó, vì thế phải xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp để sẵn sàng chuẩn bị kế hoạch, đương đầu với cơ quan điều tra, bằng cách chuẩn hóa các số liệu để bảo vệ sản xuất của ngành mình”, ông Nguyễn Phương Nam khuyến nghị.


Khởi động mới ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

khoi dong moi o vung kinh te trong diem mien trung

Khởi động mới ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung


Miền Trung Việt Nam được xem là "mặt tiền" của đất nước trong quan hệ kinh tế toàn cầu. Thế nhưng, hiện miền Trung đã chuẩn bị được gì trước vận hội mới này? Đặc biệt Đà Nẵng, đô thị được xem là đầu tàu của cả khu vực?

Tiềm năng lớn, năng lực nhỏ

Miền Trung không chỉ ở trung độ trên các trục giao thông chính Bắc - Nam cả về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, có ý nghĩa chiến lược về giao lưu kinh tế Bắc - Nam và Đông - Tây, mà còn có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan và Myanmar, là cửa ngõ ra biển của các tuyến hành lang Đông - Tây nối với đường hàng hải quốc tế qua biển Đông và Thái Bình Dương.

Với lợi thế địa - kinh tế này, cộng thêm những tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên và lực lượng lao động dồi dào, đã tạo điều kiện thuận lợi hình thành một hành lang thương mại quan trọng nằm giữa 2 Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, cũng như kết nối giữa khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng với khu vực Đông Bắc Á và khu vực Đông Nam Á.

Nếu nhìn tiềm năng về kinh tế biển, thì chính địa bàn này là nơi tập trung nhất về thế mạnh của kinh tế biển; đóng vai trò "mặt tiền" của Việt Nam trong quan hệ kinh tế quốc tế, là địa bàn trọng yếu để bảo vệ chủ quyền biển của đất nước...

Thế nhưng, khu vực này hiện vẫn là vùng phát triển chậm. Trong chuỗi đô thị miền Trung, Đà Nẵng là địa chỉ mà cả nước đặt nhiều kỳ vọng nhất. Cả Bộ Chính trị cũng có riêng nghị quyết (NQ33) để tạo điều kiện cho Đà Nẵng phát triển, trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung.

Là đô thị động lực với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ, là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế... trung tâm bưu chính - viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm văn hoá - thể thao, giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nước...

Khởi động mới ở "đầu tàu"

Đã gần 20 năm kể từ ngày chia tách tỉnh, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, cũng là chừng đó năm Đà Nẵng đã bứt phá, phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, trở thành một địa phương năng động bậc nhất khu vực miền Trung, được cả nước và thế giới đánh giá cao. Tuy nhiên, thắng lợi đó không thể mãi duy trì nếu không có một hướng đổi mới.

Ngay từ khi nhậm chức, tân Bí thư TP.Đà Nẵng - Nguyễn Xuân Anh đã tỏ rõ quan điểm: Đã đến lúc Đà Nẵng phải tìm hướng đi mới, bứt phá lên để phát triển kinh tế xã hội, xứng đáng với sự mong chờ của Trung ương là trở thành đô thị "đầu tàu" của khu vực miền Trung. Cụ thể là sẽ tạo cơ chế đặc biệt, chính sách ưu đãi để những DN lớn vào đầu tư tại Đà Nẵng.

Sự tái khởi động này được Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho biết: Định hướng, bước đột phá đó về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 là phát triển các ngành dịch vụ, nhất là du lịch, thương mại; tập trung thu hút đầu tư vào công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin. Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và có trọng điểm...

Cũng theo Đảng bộ và chính quyền Đà Nẵng, phát triển kinh tế nhanh, bền vững phải gắn với tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tập trung nâng cao quy mô, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đến năm 2020, xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch chất lượng cao, thành phố sự kiện của khu vực và cả nước.  

Các giải pháp kèm theo là phải nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý đô thị; tiếp tục đầu tư phát triển nhanh, đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng văn minh, hiện đại, có môi trường sống tốt. Bổ sung quy hoạch phát triển không gian đô thị hợp lý. Nâng hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai; rà soát, xóa bỏ các dự án quy hoạch treo, thu hồi đất dự án chậm triển khai.... Nâng bình quân thu nhập đầu người lên 4.000-4.500USD. Dù đây vẫn là mức rất thấp so với bình quân thu nhập của các nước trên thế giới (12.000 USD), song cũng là mục tiều đầy khó khăn, đang kỳ vọng.

Đà Nẵng đã từng nổi bật cả nước về tốc độ chỉnh trang đô thị, phát triển hạ tầng, tự hào là địa phương thực hiện tốt quản lý đô thị, nâng cao ý thức, trách nhiệm của công dân TP, tạo thành niềm tự hào, sự hãnh diện riêng mang đậm thương hiệu "Đà Nẵng - TP đáng sống".

Tuy vậy, sự khởi động lần này (nhiệm kỳ này) nếu không thực chất, không đi vào thực tiễn cuộc sống thì sẽ có nguy cơ tụt hậu. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, môi trường quốc tế thuận lợi là cơ hội để phát huy vị trí và vai trò của "đầu tàu" Đà Nẵng nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức.


Bộ trưởng Công thương trải lòng về một năm khó khăn với xuất khẩu

bo truong cong thuong vu huy hoang

Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng


Năm 2015 là một năm hết sức khó khăn đối với xuất khẩu của Việt Nam do yếu tố khách quan như giá nhiều hàng hóa, sản phẩm có lợi thế bị giảm nhiều, đặc biệt như dầu thô giảm đến 70 % so với năm 2014 hay giá một số hàng hóa nông sản, thủy sản giảm sâu.

Bên lề Hội nghị Tổng kết ngành Công Thương diễn ra cuối tháng 12/2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã chia sẻ với báo chí về kế hoạch 2016, những nhiệm vụ chủ yếu Bộ Công Thương sẽ triển khai để hoàn thành kế hoạch Đảng, Chính phủ giao phó Bộ Công Thương.

Theo đó, Bộ trưởng cho biết, năm 2015 là một năm hết sức khó khăn đối với xuất khẩu của Việt Nam do yếu tố khách quan như giá nhiều hàng hóa, sản phẩm có lợi thế bị giảm nhiều, đặc biệt như dầu thô giảm đến 70 % so với năm 2014 hay giá một số hàng hóa nông sản, thủy sản giảm sâu.

“Nếu như những mặt hàng này, nhất là dầu thô không giảm giá sâu như vậy thì chắc chắn mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 2015 của Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được, thậm chí là cao hơn” – Bộ trưởng cho biết.

Bộ trưởng dẫn chứng, trừ kim ngạch xuất khẩu dầu thô còn lại thì tăng trưởng xuất khẩu của chúng ta cũng đạt trên 10% so với năm 2014.

Tuy nhiên, để năm 2016 đạt được mục tiêu mà Quốc hội đã giao cho ngành Công Thương là tăng trưởng xuất khẩu ít nhất 10%, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng, đầu tiên phải thực thi tốt các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết và tận dụng được những ưu đãi mà Hiệp định này mang lại cho xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong xuất khẩu. Các thủ tục về hải quan, các thủ tục về cấp phép phải được thông thoáng hơn, phải được dễ dàng hơn. Qua đó, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí, từ đó làm cho hàng hóa Việt Nam có tính cạnh tranh hơn.

Giải pháp thứ ba là phải tìm kiếm thêm những thị trường mới bên cạnh thị trường truyền thống. Lâu nay chúng ta vẫn tập trung vào Châu Âu, Hoa Kỳ, các nước Đông Bắc Á… nhưng thị trường Châu Phi hay thị trường Liên bang Nga, thị trường các nước thuộc khối SNG là những thị trường chúng ta cần phải coi trọng.

Ngoài ra, theo Tư lệnh ngành Công thương, nếu chúng ta thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành có liên quan đến kinh tế, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu thì chắc chắn hiệu quả của công tác xuất nhập khẩu sẽ tốt hơn.

Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận với các nguồn tín dụng thuận lợi, tỷ giá sao cho linh hoạt phù hợp, khuyến khích được việc xuất khẩu. Các thủ tục liên quan đến hải quan, thuế, liên quan đến cấp phép cần được thông thoáng hơn theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.

“Cuối cùng, chúng ta cần thực thi một cách nghiêm túc những cam kết khi Cộng đồng ASEAN đi vào hoạt động từ ngày 31/12/2015. Thực thi nghiêm túc thỏa thuận của Việt Nam đã đạt được thì chắc chắn năm 2016 xuất khẩu sẽ thuận lợi hơn năm 2015” – Bộ trưởng khẳng định.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-02-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-02-2016

    Từ 16/2, hết thời môi giới nhà đất lộng hành
    Trang mạng cho vay lớn nhất Trung Quốc bị điều tra gian lận
    ​Chứng khoán Trung Quốc giảm gần 3%
    Kinh tế Nhật lao đao, ảnh hưởng toàn cầu
    NH được gia hạn thời hạn thanh toán trái phiếu đặc biệt

  • Tin kinh tế đọc nhanh 16-02-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 16-02-2016

    Giá dầu lại giảm vì Iran, Trung Quốc
    NDT tăng mạnh nhất trong hơn một thập kỷ
    Nhật Bản lại tăng trưởng âm
    Eximbank báo lỗ 463 tỷ đồng quý cuối 2015
    Doanh thu của Vingroup đạt gần 34.000 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-02-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-02-2016

    Ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ Ấn Độ tăng mạnh
    Tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa để tăng cường xuất khẩu
    Google chuẩn bị khai tử dịch vụ 15 tuổi Picasa
    TPP “đánh thức” dệt may miền Trung
    Doanh nghiệp chuẩn bị hành trang để hội nhập thành công

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-02-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-02-2016

    Người giữ vàng thắng lớn
    Doanh nghiệp bán lẻ trước sức ép cạnh tranh khi hội nhập
    Công ty Thương mại điện tử lớn nhất Nhật Bản chưa kịp vào Việt Nam đã đóng cửa tại một loạt quốc gia Đông Nam Á
    Cựu Tổng giám đốc Agribank kháng cáo
    Ngừng lưu hành đồng tiền mệnh giá lớn nhất khu vực Eurozone?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-02-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-02-2016

    Thống đốc PBOC bác bỏ tin đồn kiểm soát vốn và nhân dân tệ
    Các công ty lo “giữ chân” lao động sau Tết
    Chứng khoán tháng Giêng: Tích cực trở lại?
    “Bêu tên” 8 doanh nghiệp nợ tiền thuê đất hàng trăm tỷ đồng
    Điện lực Khánh Hòa (KHP): Vượt 52% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-02-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-02-2016

    Những xu hướng nhà ở sẽ tăng tốc trong năm 2016
    Ấn Độ lần thứ 9 điều tra hàng hóa của Việt Nam
    Thiếu nguồn nguyên liệu, làng nghề chế biến hải sản gặp khó
    Vẫn cho xuất hóa đơn khi bị cưỡng chế thuế
    Cả ngành năng lượng bi quan về thị trường dầu mỏ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-02-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-02-2016

    Jack Ma vung tiền sở hữu cổ phần của công ty giải trí hàng đầu Hàn Quốc
    Trung Quốc đang lên “cơn sốt” mua lại thương hiệu quốc tế
    EU điều tra chống phá giá đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc
    Kinh tế Eurozone tăng trưởng 0,3% trong ba tháng cuối 2015
    Hà Nội tiếp tục “bêu tên” 110 doanh nghiệp nợ thuế

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-02-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-02-2016

    Nhà đầu tư nước ngoài chuyển tầm ngắm và dòng vốn vào BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam
    Hệ thống Big C Việt Nam chưa hoàn thành quá trình chuyển nhượng
    Doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại
    Chính sách tiền tệ “nhượng bộ” chính sách tài khóa?
    Phục hưng "con đường tơ lụa"

  • Tin kinh tế đọc nhanh 14-02-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 14-02-2016

    Thượng viện Kazakhstan phê chuẩn FTA giữa Liên minh kinh tế Á Âu với Việt Nam
    Trái cây miền Tây có “vé” xuất ngoại
    Dự báo lạm phát năm 2016 của Việt Nam chỉ khoảng 1,4%
    Thủ tướng Nga: 'EU hoặc tôn trọng lợi ích nước Nga, hoặc làm ăn ở nơi khác'
    Venezuela trên bờ vực vỡ nợ vì giá dầu quá thấp

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-02-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-02-2016

    Việt Nam là quốc gia đáng đầu tư thứ 3 thế giới
    Muốn trốn thuế, hãy sang Mỹ
    Volkswagen, Audi, BMW thu hồi gần 1,7 triệu xe do lỗi túi khí
    Quỹ Tiền tệ Quốc tế đề cử bà Christine Lagarde làm Tổng giám đốc
    Vinalines sẽ bán 13 tàu