tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-02-2016

  • Cập nhật : 14/02/2016

Jack Ma vung tiền sở hữu cổ phần của công ty giải trí hàng đầu Hàn Quốc

ty phu jack ma chi “khung” de nam 4% co phan tai cong y giai tri hang dau han quoc sm entertainment

Tỷ phú Jack Ma chi “khủng” để nắm 4% cổ phần tại công y giải trí hàng đầu Hàn Quốc SM Entertainment


Tỷ phú Trung Quốc Jack Ma vừa chi khoảng 30 triệu USD để nắm giữ cổ phần tại SM Entertainment - công ty giải trí hàng đầu Hàn Quốc.

Sau thương vụ này, Jack Ma – ông chủ của tập đoàn thương mại điện tử Alibaba lớn nhất Trung Quốc –sẽ sở hữu 4% cổ phần của SM Entertainment. Dù đây là con số không lớn nhưng điều này làm nảy sinh nhiều đồn đoán về tương lai của cả 2 công ty.

Với việc hợp tác cùng Alibaba, SM Entertainment sẽ được hưởng lợi từ mạng lưới phân phối nhạc trực tuyến và nguồn lực marketing dồi dào của “gã khổng lồ thương mại điện tử” tại Trung Quốc và nhiều nước khác.

Trước đó vào năm 2014, đã có tin đồn cho biết Alibaba đầu tư 90 triệu USD vào SM Entertainment nhưng công ty này sau đó đã phủ nhận.

SM Entertainment được thành lập bởi nhạc sỹ nổi tiếng Hàn Quốc là Lee Soo-Man. Rất nhiều ngôi sao, nhóm nổi tiếng của xứ sở Kim Chi đều thuộc quản lý của công ty này.


Trung Quốc đang lên “cơn sốt” mua lại thương hiệu quốc tế

trung quoc dang len “con sot” mua lai thuong hieu quoc te

Trung Quốc đang lên “cơn sốt” mua lại thương hiệu quốc tế


Một tập đoàn của các nhà đầu tư Trung Quốc lập kế hoạch mua toàn bộ công ty Opera Software ASA của Na Uy - nhà phát triển trình duyệt web Opera.

Một tập đoàn của các nhà đầu tư Trung Quốc lập kế hoạch mua toàn bộ công ty Opera Software ASA của Na Uy - nhà phát triển trình duyệt web Opera, hãng tin tài chính Bloomberg cho biết.

Nhóm công ty Internet của Trung Quốc đã thỏa thuận được với nhà cung cấp trình duyệt lớn thứ năm trên thế giới về những điều khoản của hợp đồng trị giá 1,2 tỷ USD. Chủ đầu tư dự án là tập đoàn Trung Quốc “Golden Brick Silk Road”, trong nhóm này còn có công ty phát hành các trò chơi điện tử “Beijing Kunlun Tech Co”, công ty phát triển phần mềm bảo mật “Qihoo 360”, công ty đầu tư Yonglian.

Các chủ sở hữu và ban lãnh đạo công ty Opera Software ASA đã phê duyệt giao dịch này và khuyến cáo các cổ đông nên chấp nhận nó. Trong năm 2015, giá cổ phiếu Opera đã giảm 47%, nhưng, đã tăng giá vào đầu tháng Hai sau khi có tin về việc Trung Quốc có thể mua lại công ty này. Ngày 5 tháng 2, giá cổ phiếu Opera trên thị trường giao dịch Oslo đã tăng 5,4%.

Trong khi đó, các nhà đầu tư Trung Quốc đề xuất mua mỗi cổ phiếu được định giá cao hơn 56% so với giá bình quân trong 30 ngày qua. Đặc biệt là, họ mua trọn gói số lượng cổ phiếu. Nhờ đó, các chủ sở hữu của Trung Quốc có thể bán các loại sản phẩm Opera cho người dùng trên mobile và máy tính, và được hưởng lợi từ kinh doanh quảng cáo trên trình duyệt Opera.

Trung Quốc đang tích cực tiếp cận không gian Internet toàn cầu. Trong khi đó, trở ngại chính trên con đường này là sự thống trị của các công ty phương Tây. Hợp đồng mua lại Opera là một nỗ lực thành công nhằm phá vỡ thế độc quyền của các tập đoàn nước ngoài đang đi đầu trong lĩnh vực Internet, cũng như để mở rộng quyền kiểm soát không gian mạng.

Chuyên gia Nga trong lĩnh vực tình báo cạnh tranh, trung tá Andrei Masalovich, trước đây là nhân viên của Cơ quan Liên bang Thông tin và Truyền thông Chính phủ, cho biết:

“Có thể giả định rằng, họ (Trung Quốc) sẽ ồ ạt mua sắm các loại tài sản có thể đảm bảo quyền thống trị thế giới. Và công ty cung cấp trình duyệt web Opera là một trong những tài sản như vậy. Điều quan trọng nhất không phải là bản thân trình duyệt, mà là hai thành phần khác. Trước hết đó là một công cụ để gây ảnh hưởng đến hàng triệu và hàng triệu người dùng Internet trên toàn thế giới.

Thứ hai, như tất cả chúng ta đều biết, bất kỳ trình duyệt là một cầu nối giữa các ứng dụng web. Mỗi ứng dụng giải quyết những vấn đề cụ thể, không phải lúc nào cũng vô hại, và không phải chỉ riêng quảng cáo. Nói một cách hình ảnh, trong máy tính lưu rất nhiều trang web có thể thực hiện những hành động khác nhau, từ việc quan sát cuộc sống của bạn và kết thúc với việc theo dõi các tài liệu trong công ty của bạn”.

Ban lãnh đạo công ty Opera Software ASA của Na Uy giải thích rằng, hợp đồng này là hữu ích bởi vì nó đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc vì hai công ty Kunlun và Qihoo cung cấp dịch vụ cho số lượng lớn người dùng Internet. Ngoài ra, tiềm năng của công ty Opera sẽ tiếp tục phát triển nhờ sự hỗ trợ tài chính và các hình thức hỗ trợ khác từ phía các tập đoàn Trung Quốc.

Động lực chính của Trung Quốc khi mua ồ ạt các thương hiệu quốc tếlà để hiện diện trên các thị trường mà trước đây Trung Quốc không có quyền tiếp cận cũng như để mở rộng hoạt động kinh doanh bằng tài sản nước ngoài.

Vào tháng 1 năm 2016, các công ty Trung Quốc đã đạt được một kỷ lục mới, họ đã thông báo về 82 hợp đồng sáp nhập và mua lại các công ty của đối thủ cạnh tranh nước ngoài tổng trị giá 73 tỷ USD. Trong cùng kỳ năm 2015, con số này là thấp hơn đáng kể - 55 hợp đồng tổng trị giá 6,2 tỷ USD, Sputnik cho hay.


EU điều tra chống phá giá đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc

eu dieu tra chong pha gia doi voi thep nhap khau tu trung quoc

EU điều tra chống phá giá đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc


Ngày 12/2, Liên minh châu Âu (EU) đã mở các cuộc điều tra mới đối với các mặt hàng thép nhập khẩu từ Trung Quốc, đồng thời cảnh báo sẽ không cho phép "sự cạnh tranh thiếu công bằng" đe dọa ngành công nghiệp của châu Âu vốn đang chao đảo do nguồn thép nhập khẩu giá rẻ.

Trong một tuyên bố, Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstroem nhấn mạnh "quyết tâm áp dụng mọi biện pháp có thể để đảm bảo các đối tác thương mại của EU chơi đúng luật."

Theo tuyên bố, Ủy ban châu Âu (EC) đã mở cuộc điều tra đối với các mặt hàng ống thép đúc, thép tấm và thép dẹt cán nóng nhập khẩu từTrung Quốc. EC đã áp đặt riêng thuế chống bán phá giá đối với thép dẹt cán nóng của Trung Quốc và Nga.

Hồi tháng trước, EC cho biết cũng đã áp đặt các biện pháp chống bán phá giá đối với thép thanh được sử dụng trong ngành công nghiệp xây dựng.

Trước đó, trong thư gửi Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành công bố ngày 5/2, bà Malmstrom đã kêu gọi Trung Quốc giảm sản lượng thép, đồng thời cảnh báo nước này sẽ bị điều tra nếu không có hành động nào trong bối cảnh sản lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc tăng 50% trong năm 2015 đã khiến thị trường thép toàn cầu và châu Âu mất ổn định.

Trung Quốc chiếm một nửa sản lượng thép thô toàn thế giới, tuy nhiên trong tình trạng nền kinh tế chững lại hiện nay, Trung Quốc không thể tiêu thụ phần lớn sản lượng như trước đây.

Các nhà sản xuất châu Âu đang tìm cách giải quyết tình trạng dư thừa nguồn cung thép toàn cầu.

Hãng sản xuất thép hàng đầu thế giới ArcelorMittal có trụ sở tại Luxembourg cho rằng Trung Quốc gây thiệt hại tới 8 tỷ USD trong năm 2015 và hàng nghìn nhân công ngành này bị mất việc.

Trung Quốc đã thông báo kế hoạch cắt giảm sản lượng tới 150 triệu tấn thép trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, lượng cắt giảm này kém xa so với mức dư thừa mỗi năm của nước này mà các chuyên gia ước tính vào khoảng 340 triệu tấn./


Kinh tế Eurozone tăng trưởng 0,3% trong ba tháng cuối 2015

cong nhan lam viec tai nha may playmobil, duc. (nguon: afp/ttxvn)

Công nhân làm việc tại nhà máy Playmobil, Đức. (Nguồn: AFP/TTXVN)


Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) ngày 12/2 công bố số liệu chính thức cho thấy tăng trưởng kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong ba tháng cuối năm 2015 đạt 0,3%, không thay đổi so với quý trước đó và tương ứng với dự đoán của giới phân tích.

Các nhà phân tích cho rằng mức tăng trưởng 0,3% của Eurozone trong quý 4/2015 là "dấu hiệu củng cố niềm tin," sau khi số liệu gần đây cho rằng tăng trưởng kinh tế khu vực này đang giảm sút trong bối cảnh thị trường toàn cầu bất ổn và gia tăng các lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Số liệu thống kế của Eurostat cho thấy trong cả năm 2015, tăng trưởng kinh tế của 19 nước Eurozone đạt 1,5%, không chênh lệch nhiều so với mức dự đoán 1,6% mà Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra hồi tuần trước.

Trong các nền kinh tế lớn của Eurozone, nền kinh tế đầu tàu Đức đạt mức tăng trưởng 0,3% trong quý 4/2015, không thay đổi so với quý 3, trong khi tăng trưởng của Pháp giảm 0,1% xuống còn 0,2%. Kinh tế Italy cũng giảm nhẹ từ 0,2% xuống 0,1%, trong khi Tây Ban Nha đạt mức tăng trưởng 0,8%.

Bên ngoài Eurozone, kinh tế Anh tăng trưởng thêm 0,1% lên mức 0,5%. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của toàn Liên minh châu Âu (EU) gồm 28 nước trong quý 4/2015 đạt 0,3%, giảm 0,1% so với quý trước đó; tăng trưởng cả năm của khu vực này đạt 1,8%.

Trước đó, trong dự báo tăng trưởng kinh tế mùa Đông công bố hôm 4/2, EC hy vọng một sự phục hồi chung về kinh tế cho tất cả các quốc gia thành viên EU từ nay đến năm 2017.

Theo dự đoán của EC, tăng trưởng của EU sẽ ở mức 1,9% trong năm nay và khoảng 2% trong năm 2017, trong khi Eurozone sẽ đạt mức tăng trưởng dự kiến khoảng 1,7% trong năm nay và 1,9% trong năm 2017


Hà Nội tiếp tục “bêu tên” 110 doanh nghiệp nợ thuế

Cục Thuế Hà Nội vừa tiếp tục công bố danh sách đợt II năm 2016 với 110 đơn vị nợ thuế, phí kéo dài với tổng số tiền nợ hơn 156,5 tỷ đồng.

Cục Thuế Hà Nội vừa tiếp tục công bố danh sách đợt II năm 2016 các đơn vị nợ thuế, chây ì tiền thuế kéo dài.

Theo đó, danh sách công khai đợt II năm 2016 gồm tổng số 110 đơn vị nợ thuế, phí với tổng số tiền nợ hơn 156,5 tỷ đồng.

Trong đó, một số đơn vị nợ thuế với số tiền lớn đáng kể như: CTCP Xây dựng dân dụng công nghiệp PVV nợ hơn 25,3 tỷ đồng; CTCP Xây dựng và hợp tác đầu tư Đất Việt nợ hơn 10 tỷ đồng; CTCP Đầu tư SICO nợ hơn 9,66 tỷ đồng;

CTCP Đầu tư tài chính Việt Tín nợ hơn 4,89 tỷ đồng; CTCP Đầu tư phát triển nhà Trường Linh nợ hơn 3,77 tỷ đồng; CTCP Tập đoàn Thành Nam nợ hơn 6 tỷ đồng; CTCP Tư vấn đầu tư và phát triển công nghệ nợ hơn 3,65 tỷ đồng....

Trước đó, đầu tháng 1/2016, Cục Thuế TP. Hà Nội cũng đã công bố danh sách đợt I năm 2016 các đơn vị nợ thuế chây ì kéo dài tính đến ngày 30/11/2015 với tổng số tiền nợ hơn 382 tỷ đồng.

Trong năm 2015, Cục Thuế Hà Nội đã tiến hành 7 đợt công khai danh sách nợ thuế với danh sách 588 đơn vị và 40 dự án nợ tiền sử dụng đất lớn.

Kết quả, Cục Thuế Hà Nội đã thu về ngân sách số tiền gần 1.771 tỷ đồng, trong đó có 30 đơn vị nộp hết nợ (12/40 dự án nộp hết nợ tiền sử dụng đất và 18/588 doanh nghiệp nộp hết nợ thuế, phí).

Thống kê của Cục Thuế Hà Nội cho thấy, tính đến 31/10/2015, tổng nợ thuế là 21.850 tỷ đồng, trong đó nợ khó thu là 2.557 tỷ đồng, nợ có khả năng thu là 19.292 tỷ đồng.

Để thực hiện tốt kế hoạch quản lý nợ thuế năm 2016, Cục Thuế Hà Nội khuyến cáo các doanh nghiệp nợ thuế cần chủ động trong việc thu xếp tài chính và khẩn trương nộp thuế vào ngân sách nhà nước, trường hợp cố tình chây ì, cơ quan thuế sẽ áp dụng các biện pháp quyết liệt hơn.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 16-02-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 16-02-2016

    Giá dầu lại giảm vì Iran, Trung Quốc
    NDT tăng mạnh nhất trong hơn một thập kỷ
    Nhật Bản lại tăng trưởng âm
    Eximbank báo lỗ 463 tỷ đồng quý cuối 2015
    Doanh thu của Vingroup đạt gần 34.000 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-02-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-02-2016

    Ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ Ấn Độ tăng mạnh
    Tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa để tăng cường xuất khẩu
    Google chuẩn bị khai tử dịch vụ 15 tuổi Picasa
    TPP “đánh thức” dệt may miền Trung
    Doanh nghiệp chuẩn bị hành trang để hội nhập thành công

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-02-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-02-2016

    Người giữ vàng thắng lớn
    Doanh nghiệp bán lẻ trước sức ép cạnh tranh khi hội nhập
    Công ty Thương mại điện tử lớn nhất Nhật Bản chưa kịp vào Việt Nam đã đóng cửa tại một loạt quốc gia Đông Nam Á
    Cựu Tổng giám đốc Agribank kháng cáo
    Ngừng lưu hành đồng tiền mệnh giá lớn nhất khu vực Eurozone?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-02-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-02-2016

    Thống đốc PBOC bác bỏ tin đồn kiểm soát vốn và nhân dân tệ
    Các công ty lo “giữ chân” lao động sau Tết
    Chứng khoán tháng Giêng: Tích cực trở lại?
    “Bêu tên” 8 doanh nghiệp nợ tiền thuê đất hàng trăm tỷ đồng
    Điện lực Khánh Hòa (KHP): Vượt 52% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-02-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-02-2016

    Những xu hướng nhà ở sẽ tăng tốc trong năm 2016
    Ấn Độ lần thứ 9 điều tra hàng hóa của Việt Nam
    Thiếu nguồn nguyên liệu, làng nghề chế biến hải sản gặp khó
    Vẫn cho xuất hóa đơn khi bị cưỡng chế thuế
    Cả ngành năng lượng bi quan về thị trường dầu mỏ

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-02-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-02-2016

    Ngành đóng tàu vượt “bão” khủng hoảng, sinh lời trong sản xuất
    Ngẫm FDI, tủi phận doanh nghiệp Việt
    Phòng vệ thương mại: Thua vì không dám đấu tranh?
    Khởi động mới ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
    Bộ trưởng Công thương trải lòng về một năm khó khăn với xuất khẩu

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-02-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-02-2016

    Nhà đầu tư nước ngoài chuyển tầm ngắm và dòng vốn vào BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam
    Hệ thống Big C Việt Nam chưa hoàn thành quá trình chuyển nhượng
    Doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại
    Chính sách tiền tệ “nhượng bộ” chính sách tài khóa?
    Phục hưng "con đường tơ lụa"

  • Tin kinh tế đọc nhanh 14-02-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 14-02-2016

    Thượng viện Kazakhstan phê chuẩn FTA giữa Liên minh kinh tế Á Âu với Việt Nam
    Trái cây miền Tây có “vé” xuất ngoại
    Dự báo lạm phát năm 2016 của Việt Nam chỉ khoảng 1,4%
    Thủ tướng Nga: 'EU hoặc tôn trọng lợi ích nước Nga, hoặc làm ăn ở nơi khác'
    Venezuela trên bờ vực vỡ nợ vì giá dầu quá thấp

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-02-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-02-2016

    Việt Nam là quốc gia đáng đầu tư thứ 3 thế giới
    Muốn trốn thuế, hãy sang Mỹ
    Volkswagen, Audi, BMW thu hồi gần 1,7 triệu xe do lỗi túi khí
    Quỹ Tiền tệ Quốc tế đề cử bà Christine Lagarde làm Tổng giám đốc
    Vinalines sẽ bán 13 tàu

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-02-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-02-2016

    "Cuối năm 2015, tỷ lệ nợ xấu ước tính còn khoảng 2,5%"
    Lộ diện 2 cá nhân chi hơn 280 tỷ đồng mua 7% vốn tại ngân hàng Phương Đông
    Việt Nam sẽ có sàn giao dịch mua bán nợ?
    Tổng giám đốc Google nhận khoản tiền thưởng kỷ lục
    Chính phủ Nga không xem xét khả năng làm suy yếu đồng ruble