tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 10-05-2016

  • Cập nhật : 10/05/2016

Xuất khẩu dệt may, da giày đã thu về 10,5 tỷ USD

Hai ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực là dệt may và da giày đã đem về giá trị xuất khẩu 10,5 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2016.

kim ngach xuat khau giay, dep 4 thang dau nam  uoc dat 3,68 ty usd, tang 4,8% so voi cung ky.

Kim ngạch xuất khẩu giầy, dép 4 tháng đầu năm  ước đạt 3,68 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt và may mặc tháng 4 ước đạt 1,7 tỷ USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ. Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt và may mặc đạt 6,82 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ.

Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), các đơn hàng vẫn tập trung vào một số thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, dù kim ngạch xuất khẩu của ngành có tăng, nhưng giá đơn hàng lại không tăng.

Lý giải về vấn đề này, Vitas cho rằng là do giá xăng dầu giảm - một trong những yếu tố tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhưng giá dầu giảm xuống, khiến giá cả một số thị trường cũng giảm nhất định. Như vậy, cùng lượng hàng xuất đi, nhưng giá trị thu về không tăng.

Giá dầu cũng ảnh hưởng đến đầu vào như giá sợi, giá bông hiện đang tương đối thấp, mà giá thành khách hàng đặt cũng không cao so với mọi năm, thập chí giảm hơn chút ít.

Theo Bộ Công Thương, nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đủ đơn hàng xuất khẩu đến hết quý II, thậm chí một số doanh nghiệp, lịch sản xuất đã lên kín đến cuối năm. Đây là tín hiệu lạc quan để ngành dệt may đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2016.

Trong khi đó, ngành da giày cũng duy trì kết quả sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu ở mức tăng ấn tượng.

Sản lượng giầy dép da tháng 4 ước đạt 21,5 triệu đôi, tăng 4% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu giầy, dép các loại tháng 4 ước đạt 900 triệu USD, giảm 7,8% so với cùng kỳ.

Tính chung 4 tháng đầu năm, sản lượng giầy dép các loại ước đạt 77,9 triệu đôi, tăng 2,4% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu giầy, dép các loại ước đạt 3,68 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ.

Theo Hiệp hội Da giầy Việt Nam (Lefaso), nhiều doanh nghiệp trong ngành đã có đơn hàng xuất khẩu ổn định đến tháng 5, tháng 6 và đang chuẩn bị cho mùa sản xuất mới.


Tôm Việt được mua với giá cao tại Mỹ

 theo hiep hoi che bien va xuat khau thuy san viet nam (vasep) xuat khau tom sang thi truong my tang truong kha tot.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ tăng trưởng khá tốt.

Kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tính từ đầu năm đến ngày 15-4 đạt gần 177 triệu USD, tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm trước.

Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của tôm Việt Nam, chiếm 24% tổng giá trị xuất khẩu tôm và cũng là thị trường có mức tăng trưởng cao nhất.

Giá xuất khẩu tôm của Việt Nam cao hơn khoảng 20% so với mặt bằng chung trên thị trường Mỹ. Cụ thể giá tôm nhập khẩu từ Việt Nam cao hơn so với hầu hết các đối thủ cạnh tranh (Indonesia, Ấn Độ, Ecuador, Thái Lan, Trung Quốc) trên thị trường này.

Theo VASEP, xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ tăng trong những tháng đầu năm là do doanh nghiệp xuất khẩu vẫn được hưởng lợi từ mức thuế chống bán phá giá của đợt rà soát lần thứ 9 - POR9 với mức thuế trung bình 0,91% (giảm mạnh so với mức thuế 6,37% của POR8). Bên cạnh đó, nhu cầu tôm từ thị trường Mỹ năm nay nhích lên.

“Dự báo xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tiếp tục tăng trong quý hai năm nay” - VASEP dự báo.


NT2 nghiên cứu sản xuất CO2 lỏng từ khí thải nhà máy Nhơn Trạch 2

Hiện Việt Nam chủ yếu phải nhập khẩu CO2 lỏng thương mại từ Trung Quốc với chi phí vận chuyển rất cao.

Ngày 5/5/2016, Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (mã NT2) và Công ty cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hóa chất (CECO) đã ký kết Hợp đồng Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) dự án thu hồi và sản xuất CO2 lỏng thương mại từ khí thải Nhà máy điện Nhơn Trạch 2.

Theo đó, CECO sẽ thực hiện tất cả các bước từ khảo sát, thu thập số liệu, tính toán, phân tích lựa chọn công nghệ phù hợp, lập thuyết minh, lập thiết kế cơ sở, xác định tổng mức đầu tư và tính toán hiệu quả kinh tế dự án… và sẽ trình NT2 toàn bộ hồ sơ FS dự án sau 3 tháng thực hiện.

Thông báo của NT2 cho hay, quá trình thu hồi sản xuất CO2 từ khí thải của quá trình cháy (post-combustion gases) có thể được thực hiện theo một số bản quyền và quy trình công đã được ứng dụng trên thế giới. Tại Việt Nam, CO2 lỏng từ lâu đã được thu hồi từ khí thải trong một số công trình hóa chất (nhà máy đạm, đường, ethanol,…), nhưng chưa có đơn vị phát điện nào thực hiện công đoạn này.

Hiện nhu cầu sử dụng CO2 lỏng trong công nghiệp chế tạo cơ khí, tàu thuyền, kết cấu thép, sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống trong nước là rất đáng kể, nhưng Việt Nam chủ yếu phải nhập khẩu CO2 lỏng thương mại từ Trung Quốc với chi phí vận chuyển rất cao. NT2 sẽ tận dụng lợi thế sẵn có là nguồn khí thải sạch không lẫn tạp chất và tro bụi, cùng với hạ tầng kỹ thuật và mặt bằng. Ngoài ra thị trường tiêu thụ CO2 lỏng chủ yếu là khu vực miền Đông Nam Bộ gần với nhà máy Nhơn Trạch 2.


Lọc dầu Dung Quất xin tự tính giá xăng dầu

Đó là đề xuất của Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR-đơn vị quản lý Nhà máy lọc dầu Dung Quất) được ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch BSR, gửi Bộ Tài chính.

Mặc dù đang được Nhà nước hỗ trợ, cho phép cộng vào giá bán xăng dầu 3-7% thuế nhập khẩu (tùy sản phẩm), tuy nhiên BSR cho biết sau hỗ trợ công ty này vẫn phải chịu mức thu điều tiết với xăng là 13%, dầu là 7%.

Trong khi đó, thuế nhập khẩu xăng từ Hàn Quốc, do VN đã ký hiệp định thương mại tự do, lại chỉ phải nộp có 10%, dầu nhập từ ASEAN đã được hưởng thuế 0%.

Vì vậy, BSR khẳng định họ vẫn lâm vào khó khăn do phải chịu thuế cao hơn xăng dầu nhập khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan từ ASEAN, Hàn Quốc.

BSR dẫn số liệu cho thấy thực tế các doanh nghiệp khác đã giảm tiêu thụ xăng dầu trong nước và quay đi nhập khẩu: Petrolimex năm 2015 đã nhập khẩu tới 90% dầu từ ASEAN, riêng tháng 12-2015 nhập hoàn toàn từ ASEAN. Saigon Petro nhập khoảng 62% từ ASEAN; PVOil nhập 70-80%; Mipeco nhập khoảng 83% từ ASEAN...

Với xăng, theo BSR, Petrolimex cũng đã nhập từ Hàn Quốc tới 20.000-30.000 tấn/tháng từ đầu năm 2016. Các khách hàng khác như Saigon Petro, Thanh Lễ, Petimex cũng đã bắt đầu tìm mặt hàng xăng từ Hàn Quốc để hưởng thuế thấp hơn.

Khẳng định các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối không còn mặn mà tiêu thụ sản phẩm cho Dung Quất mà đi nhập khẩu để được hưởng thuế thấp hơn, ông Nguyễn Hoài Giang đề nghị Bộ Tài chính cho Dung Quất được quyền tính toán và quyết định giá bán, trong đó có tự tính thuế nhập khẩu ở mức hợp lý, Nhà nước không cần hỗ trợ (cho BSR cộng vào giá bán 3-7% thuế nhập khẩu) nhưng Nhà nước cũng không thu điều tiết với xăng dầu Dung Quất.


Xu thế dỡ bỏ các đập trên sông khắp thế giới

Trong khi Việt Nam đang có đề xuất xây dựng 6 đập dọc sông Hồng thì nhiều nước đang bỏ tiền tháo dỡ các đập để trả lại dòng chảy cho sông.

Việc dỡ bỏ các đập thủy điện trên sông đang là xu hướng ở nhiều nước trên thế giới, nhằm trả lại môi trường sống cho khu vực.

Hàng nghìn đập bị tháo dỡ

Từng tự hào là quốc gia sở hữu nhiều đập thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc, ngày nay chính quyền Mỹ đang phải trả giá vì những sai lầm của một kỷ nguyên xây đập ồ ạt bằng việc tháo dỡ hàng loạt các con đập xuống cấp, kém hiệu quả hoặc gây tác động nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái.

dong elwha dang hoi sinh sau quyet dinh thao do dap thuy dien duoc xay doc song nay. anh national geographics. 

Dòng Elwha đang hồi sinh sau quyết định tháo dỡ đập thủy điện được xây dọc sông này. Ảnh National Geographics. 

Tính đến nay, cả nước Mỹ đã tháo gỡ 1.300 đập trên sông. Chỉ tính riêng 2 thập kỷ qua đã có trên 500 đập ở Mỹ, đa phần là đập nhỏ, bị tháo dỡ. Đến năm 2020, gần 4.400 đập sẽ không còn hiệu quả và Hiệp hội Giới chức An toàn Đập ước tính sẽ phải mất 21 tỷ USD cho hoạt động bảo trì, sửa chữa.

Hai con đập Elwha và Glines Canyon trên sông Elwha được tuyên bố tháo dỡ trong một trong những dự án phục hồi hệ sinh thái tham vọng nhất của Mỹ. Bộ Nội vụ nước này đã được chính phủ trao quyền mua các con đập với giá 29,5 triệu USD để thực hiện dự án phục hồi sông Elwha – một trong những dòng sông dồi dào nguồn cá hồi ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương. Tổng chi phí dỡ bỏ 2 đập này lên tới 350 triệu USD. 

Sông Elwha từng là kho tài nguyên giàu có của khu vực tây bắc nước Mỹ, nhưng những con đập ngăn dòng đã nhanh chóng phá hủy các hệ sinh thái tự nhiên của dòng sông... Các con đập đẩy những giống cá hồi bản địa, trong đó có cá hồi vua, cá hồi lưng gù và cá hồi chó, vào nguy cơ tuyệt chủng.

Ngay khi dòng chảy của sông Elwha trở nên thông thoáng hơn, những đàn cá hồi đã bắt đầu quay về đẻ trứng tại nơi cư trú của tổ tiên chúng cách đây hơn 1 thế kỷ, cây cỏ đã mọc đầy những vỉa đất cao hình thành sau khi hồ Mills và Aldwell xả hết nước...
dap glen canyon tren song klamath la du an thao do dap moi nhat duoc thong qua, du kien hoan thanh vao nam 2020. 

Đập Glen Canyon trên sông Klamath là dự án tháo dỡ đập mới nhất được thông qua, dự kiến hoàn thành vào năm 2020. 

Xu hướng này không chỉ ở Mỹ. Từ đầu thế kỷ XI, nhiều dự án dỡ bỏ các đập thủy điện trên sông đã được triển khai trên khắp thế giới. Tại Pháp, tổ chức SOS Loire Vivante đã vận động thành công việc tháo dỡ 2 đập thủy điện ở thượng nguồn dòng Loire, để khôi phục môi trường sinh thái cho cá hồi Atlantic. 

Pháp và Canada cũng hoàn thành một loạt các dự án khác, trong khi Nhật Bản cũng đã khởi động dự án dỡ bỏ đập thủy điện Arase trên sông Kuma vào năm 2012, dự kiến hoàn thành vào năm 2018. 

Vì sao dỡ bỏ?

Trong hầu hết các trường hợp, việc dỡ bỏ các đập xuất phát từ những tác hại đáng kể mà các đập này gây ra với các dòng sông. Các đập làm cạn kiệt thủy sản, suy thoái hệ sinh thái và làm cắt giảm khả năng đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân trên sông. 

Cụ thể, theo Hiệp hội sông ngòi Mỹ, các đập gây ra các tác hại chính với các sông như làm giảm mực nước, chặn hoặc làm chậm dòng chảy, thay đổi nhiệt độ nước và thời gian dòng chảy, thay đổi mực nước hồ chứa và giảm lượng oxy trong nước. 

dap lon nhat the gioi cung se bi do bo.

Đập lớn nhất thế giới cũng sẽ bị dỡ bỏ.

Dùng nước làm thủy điện, đập loại bỏ lượng nước cần thiết cho hệ sinh thái lành mạnh trong dòng. Điều này làm giảm lượng nước ở lưu vực phía dưới. Đập ngăn chặn dòng chảy của thực vật và các chất dinh dưỡng, làm cản trở sự di cư của cá và động vật hoang dã khác, và ngăn chặn con người sử dụng để giải trí.

Rất nhiều loài cá như cá hồi, phụ thuộc vào dòng chảy ổn định để  di chuyển về khu vực hạ lưu và ngược dòng trở lại để đẻ trứng. Hồ chứa nước tù đọng làm mất phương hướng di cư của cá và làm tăng đáng kể thời gian di chuyển của chúng.

Bởi dòng chảy chậm lại, đa số các đập làm tăng nhiệt độ nước. Cá và các loài khác rất nhạy cảm với những bất thường nhiệt độ, khiến chúng bị tuyệt chủng.

Hoạt động tích trữ và xả nước khiến cho khu vực hạ lưu của sông đối mặt luân phiên giữa tình trạng không có nước hoặc ngập mạnh, gây xói mòn đất và thực vật, và lũ lụt.

Bởi dòng chảy chậm lại, đập cho phép phù sa tích tụ ở đáy sông và vùi lấp môi trường sống sinh sản cá. Phù sa bị mắc kẹt trên đập tích lũy kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác. Sỏi, gỗ và các mảnh vụn khác cũng bị mắc kẹt bởi các con đập, khiến chúng không di chuyển được về hạ lưu sông để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho khu vực này. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 12-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 12-05-2016

    Mỹ, EU lo ngại thiếu hụt cá tra ở Việt Nam
    Khai thác tiềm năng, phát triển logistics
    Xuất khẩu gần 1,9 triệu tấn gạo trong 4 tháng đầu năm
    Thay đổi mức thuế tự vệ đối với dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu
    Paul Singer: Đà tăng của vàng mới chỉ bắt đầu

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-05-2016

    Công dân các nước đang phát triển giấu diếm lượng tài sản khổng lồ
    Hơn 1 năm rưỡi nữa, kinh tế Nga mới hết suy thoái
    Châu Âu tiến tới một xã hội không cần tiền mặt
    Thái Lan xả gạo, thị trường của Việt Nam có thể bị xáo trộn
    Việt Nam xuất khẩu điện thoại đạt gần 10 tỉ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-05-2016

    Người Việt uống hơn một tỷ lít bia trong 4 tháng
    Người Việt mua hơn 4.500 xe Toyota trong tháng 4
    Ngành thuế điều tra cá nhân, tổ chức trong Hồ sơ Panama
    Đằng sau hàng tỷ USD ngân hàng gửi ra nước ngoài
    VAFI muốn Chính phủ bán hết cổ phần tại 2 hãng bia lớn

  • Tin kinh tế đọc nhanh  trưa 11-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 11-05-2016

    Tôm sú VN đang cạnh tranh tốt trên thị trường Mỹ
    Thị trường đang quá tập trung vào FED
    Cái "bắt tay" giữa Vingroup và Tân Hoàng Minh
    Bớt đầu cơ, tiêu thụ thép giảm hẳn
    Trung Quốc: Giá quặng sắt, thép rơi tự do

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 11-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 11-05-2016

    Những thị trường ngách triệu đô của ngành thực phẩm
    Sẽ kiểm tra hoạt động chuyển giá tại Big C Việt Nam
    Cửa ải kinh tế Đông Nam Á
    Central Group bán hết cổ phần Big C Thái Lan để dồn sức vào Việt Nam
    Bank of America đối mặt nhiều sức ép

  • Tin kinh tế đọc nhanh 11-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 11-05-2016

    Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: Có tên trong hồ sơ Panama là bình thường
    Công ty quản lý sân bay Thổ Nhĩ Kỳ để mắt tới Việt Nam
    Ông Nguyễn Duy Hưng giải thích việc có tên trong danh sách Panama
    Phó TGĐ Samsung: 'Việt Nam đã thành bản doanh sản xuất smartphone số 1 thế giới'
    Nên làm rõ vụ 189 cá nhân người Việt liên quan “Tài liệu Panama”

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-05-2016

    Tài sản ngân hàng quốc doanh tiếp tục 'bốc hơi'
    Apple dính đòn hiểm của công ty Trung Quốc: Đòn ngầm
    Xuất nhập khẩu Trung Quốc nảy sinh thêm dấu hiệu đáng ngại
    Thêm hai mặt hàng Việt bị kiện bán phá giá
    'Face book' thành tên đồ ăn tại Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-05-2016

    Nhiều doanh nghiệp kiện chính phủ Hàn Quốc vụ đóng KCN Kaesong
    Tàu chở hàng ngàn tấn đâm nhau trên biển Hoa Đông
    50% trẻ vị thành niên Mỹ ghiền điện thoại di động
    Sau hơn 2.000 năm, Trung Quốc sắp bỏ độc quyền ngành muối
    Trung Quốc và cuộc chiến quặng sắt

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 10-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 10-05-2016

    Nóng cuộc đua giành thị phần bán lẻ
    Phát hiện lượng lớn thực phẩm chức năng nghi hàng Trung Quốc giả hàng Mỹ
    Vì sao đội tàu du lịch tiền tỷ Hà Nội đắp chiếu?
    Tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng tăng trở lại
    Ông chủ mới của Big C đang có những gì tại Việt Nam?

  • Tin kinh tế đọc nhanh 10-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 10-05-2016

    Ngành than được xuất khẩu trên 2 triệu tấn
    Chuyển nhượng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Chờ cụ thể hóa khoản hỗ trợ hàng trăm triệu USD
    HSBC hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam, lạc quan với Sri Lanka
    Lời hứa giảm lãi suất cho vay bị thách thức
    Nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày có đơn hàng đến hết quý II