tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 10-05-2016

  • Cập nhật : 10/05/2016

Nóng cuộc đua giành thị phần bán lẻ

Gần đây, dư luận quan tâm đến một tập đoàn của Thái Lan đã mua lại toàn bộ hệ thống bán hàng của Big C- một thương hiệu nổi tiếng với hàng chục điểm phân phối tại Việt Nam. Đây là diễn biến mới nhất thể hiện sự nóng lên trong cuộc đua giành thị phần bán lẻ ở Việt Nam.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Làn sóng đầu tư
Không chỉ các doanh nghiệp Thái Lan mà các nhà bán lẻ từ nhiều nước như Nhật Bản, Pháp, Đức… đã ngày càng chứng tỏ sự quyết tâm tham gia hệ thống bán lẻ của Việt Nam.
Theo lý giải của một doanh nhân chuyên phân phối hàng gia dụng Thái Lan, việc các doanh nghiệp Thái Lan đổ bộ vào lĩnh vực bán lẻ Việt Nam là do sức mua lớn; Thái Lan lại gần Việt Nam và có tập quán tiêu dùng, khẩu vị, thẩm mỹ giống người Việt. Hơn nữa, hàng Thái Lan lại có ưu điểm là giá hợp lý, chất lượng bảo đảm, mẫu mã đa dạng nên được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp Thái Lan còn được Chính phủ nước này hỗ trợ vay vốn sản xuất, kinh doanh với lãi suất 1%, thậm chí 0%, trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam phải chịu lãi vay 6 - 7% nên rất khó cạnh tranh.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội nhận định, không nên quá “lăn tăn” trước việc các doanh nghiệp nước ngoài mua lại các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, vì đó là xu hướng tất yếu đã được báo trước và điều đó phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như các cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam.
Phân tích rõ hơn về vấn đề này, ông Vũ Vinh Phú cho hay, cần nhìn vấn đề theo hướng tích cực hơn trong cuộc mua bán này bởi cả bên bán và bên mua đều có mục đích riêng của họ. Về phía doanh nghiệp Việt, họ chọn cách bán lại hệ thống để bảo toàn vốn hoặc cân đối tài chính. Ngược lại, bên mua chỉ cần vài tháng là có thể sở hữu ngay một địa điểm đắc địa để chiếm lĩnh thị trường 90 triệu dân.
Dưới cái nhìn của giới phân tích, Big C được ví như “cô gái đẹp” khiến nhiều đại gia dòm ngó và thèm khát được chiếm lĩnh. Cùng với đó, các doanh nghiệp nước ngoài chẳng khác nào các đại gia muốn khẳng định sức mạnh của mình nhờ ưu thế trường vốn, năng lực quản lý tốt cũng như kinh nghiệm và thương hiệu nổi bật trên thương trường. Vì thế, đây là việc hết sức ngẫu nhiên giữa bên mua và bên bán trong kinh doanh. Tuy nhiên, điều mà chúng ta cần lưu tâm nhất ở đây là cơ quan chức năng cần theo dõi và hướng dẫn để họ triển khai kịp thời, đúng luật cũng như tránh trốn thuế, lách luật của các doanh nghiệp nước ngoài.
Chậm đổi mới
Một điều đáng buồn hiện nay là các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đang ngày càng bộc lộ những yếu kém mang tính cố hữu, do chậm đổi mới, phát triển manh mún, quy mô nhỏ lẻ. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự đuối sức trong cuộc tranh đua với các đại gia nước ngoài.
Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Nhà nước chỉ có thể hỗ trợ chứ không làm thay cho các doanh nghiệp tìm hướng đi và tự lớn lên trước cơn bão này. Không còn cách nào khác, ngoài việc bản thân doanh nghiệp phải chủ động xây dựng và bảo vệ thương hiệu của mình. Không những thế, các doanh nghiệp lớn phải đảm bảo được vai trò dẫn dắt các doanh nghiệp nhỏ để tạo sự liên kết chuỗi và tạo thế vững chắc trước làn sóng hội nhập.
Để doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam không thua trên sân nhà, theo ông Vũ Vinh Phú, các doanh nghiệp Việt Nam phải liên kết lại và khắc phục nhanh điểm yếu của mình. Do vậy, các doanh nghiệp cần đổi mới, tổ chức sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, chất lượng. Các doanh nghiệp đã liên doanh, liên kết hoặc bán một phần vốn có các doanh nghiệp nước ngoài cần tỉnh táo điều hành, nắm thông tin chính xác, chủ động trong quản trị doanh nghiệp, nắm bắt những kinh nghiệm của doanh nghiệp nước ngoài để từng bước phát triển không đánh mất thương hiệu.
Bà Đinh Thị Mỹ Loan khuyến cáo các doanh nghiệp cần vượt qua các thách thức từ mô hình mua sắm truyền thống sang hình thức mua sắm hiện đại và đầu tư vào chuỗi các cửa hàng, siêu thị bán lẻ, liên kết để phát triển các hình thức bán lẻ mới. Ngoài ra, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước và các siêu thị lớn nhỏ của Việt Nam phải có những biện pháp kiểm soát hàng nhập để kích thích sự phát triển của hàng Việt Nam chất lượng cao, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước phát triển.(BTT)

Phát hiện lượng lớn thực phẩm chức năng nghi hàng Trung Quốc giả hàng Mỹ

Công an thu giữ hàng ngàn hộp thực phẩm chức năng, thuốc Viagra, cùng dụng cụ kích dục nam, nữ và nhiều tem chống giả...
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Ngày 8/5, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (PC46, Công an TP.HCM) cho biết vừa bắt Lê Thế Roan (47 tuổi, ngụ quận 8), Giang Kim Cường (44 tuổi), Trần Huệ San (cùng ngụ quận 11) để điều tra làm rõ về hành vi buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.
Theo thông tin ban đầu, qua công tác quản lý địa bàn, trinh sát Đội 7 (PC46) phát hiện đường dây quy mô lớn cung cấp thực phẩm chức năng nghi là hàng giả, hoạt động khép kín. Ngày 5/5, trên QL50 đoạn thuộc ấp 3, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, trinh sát bắt quả tang Cường đang giao gần 600 hộp sâm (được gắn nhãn hiệu khá nổi tiếng trên thị trường) cho Roan.
Khám xét kho hàng của Roan cũng nằm trên QL50, ấp 3, xã Bình Hưng và nhà của Cường trên đường Phú Thọ, phường 1, quận 11, trong đó nhiều loại mang nhãn hiệu khá nổi tiếng của Mỹ. Bước đầu, Roan khai đặt mua số hàng trên của Cường với giá 110.000 đồng/hộp, sau đó bỏ mối cho các trình dược viên tung ra thị trường tiêu thụ. Trong khi đó, các sản phẩm chính hãng nhập từ Mỹ giá từ 1 - 5 triệu đồng/hộp (tùy loại). Theo cơ quan công an, số hàng nghi là giả được đặt sản xuất từ Trung Quốc, sau đó đưa về Việt Nam, rồi nhóm người nói trên dán tem giả hàng của Mỹ.

Vì sao đội tàu du lịch tiền tỷ Hà Nội đắp chiếu?

Hà Nội hiện có duy nhất đội tàu chở khách du lịch thăm quan sông Hồng, Đuống nhưng lại đang trong tình trạng buộc phải đắp chiếu hoặc hoạt động chui.
doi tau du lich duy nhat tren song hong cua ha noi bi dinh chi chua biet den khi nao vi khong co noi don khach (anh chup nam 2013, thoi diem doi tau dang hoat dong).

Đội tàu du lịch duy nhất trên sông Hồng của Hà Nội bị đình chỉ chưa biết đến khi nào vì không có nơi đón khách (ảnh chụp năm 2013, thời điểm đội tàu đang hoạt động).

Đắp chiếu hoặc chạy chui

Cách đây không lâu, lực lượng liên ngành cảng vụ, thanh tra, cảnh sát đường thủy Hà Nội đã lập biên bản vi phạm và đình chỉ hoạt động đối với 3 tàu du lịch chuyên chạy tuyến sông Hồng, Đuống của Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng. Lý do duy nhất là các phương tiện này neo đậu, đón trả khách trên sông Hồng tại vùng nước trước chùa Bồ Đề (phường Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội) vốn không phải là cảng, bến khách.

Có mặt tại buổi làm việc, PV rất ngạc nhiên bởi đại diện của đơn vị trên “xung phong” nộp phạt vi phạm hành chính vì… không tránh được vi phạm. Tuy nhiên, họ cũng lại mong lực lượng thi hành công vụ xem xét điều kiện thực tế để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho phương tiện được hoạt động để đảm bảo việc làm cho người lao động. Bởi, doanh nghiệp không còn cách lựa chọn nào khác ngoài việc đắp chiếu phương tiện vô thời hạn hoặc liều chạy chui.

"Dọc sông Hồng chưa có bến tàu khách nào nên chúng tôi cũng chưa biết xoay xở thế nào. Nếu không hoạt động thì đời sống người lao động rất khó khăn. Tàu có chạy chui được tôi cũng nơm nớp lo sợ”.
Ông Nguyễn Chí Thành, Giám đốc Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng.

Ông Nguyễn Chí Thành, Giám đốc Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng nêu lý do: “Chúng tôi đã kinh doanh vận chuyển du lịch bằng phương tiện thủy trên sông Hồng, Đuống được 14 năm. Trước kia, xí nghiệp thuê bến phà Chương Dương cũ làm nơi phương tiện neo đậu, đón trả khách, nhưng từ năm 2014 đến nay do khu vực này bị bồi lấp cạn nên không được cấp phép nữa. Chúng tôi cũng đã tìm nơi neo đậu khác, nhưng dọc sông Hồng, Đuống qua Hà Nội chưa có bến, cảng thủy hành khách nào.

Trong khi để nạo vét bến Chương Dương ước tính cần đến vài trăm tỷ đồng, chúng tôi không đủ lực làm”, ông Thành nói và cho biết thêm, ba tàu du lịch trên chở được từ 40 - 150 khách, có giá trị 1-3 tỷ đồng, đáp ứng điều kiện về đăng kiểm, đăng ký, người lái và chỉ thiếu nơi đậu đỗ được cấp phép. Trung bình mỗi năm đội tàu này đón 8.000 - 10.000 lượt khách du lịch, trong đó khoảng 10% là du khách nước ngoài.

Về vấn đề trên, Trưởng đại diện Cảng vụ ĐTNĐ khu vực II tại Hà Nội Phạm Thắng cho biết, doanh nghiệp trên đã vài lần bị xử phạt hành chính vì neo đậu, đón trả khách không đúng nơi quy định. “Dù đây là đội tàu du lịch sông Hồng duy nhất của Hà Nội và doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi tàu bị đình chỉ hoạt động, nhưng vì sự an toàn của du khách nên cảng vụ không thể “lờ” đi. cảng vụ cũng chỉ có thể hướng dẫn doanh nghiệp kiến nghị chính quyền thành phố có cơ chế hỗ trợ đầu tư”, ông Thắng nói.

Tàu nơi khác cũng “đỏ mắt” tìm bến đỗ

Theo tìm hiểu của PV, không chỉ tàu du lịch của Hà Nội không có bến khách để neo đậu mà ngay cả các tàu du lịch từ nơi khác đưa đến sông Hồng cũng “đỏ mắt” tìm nơi đậu đỗ, đưa khách lên bờ, dù chỉ là nơi đậu đỗ tạm. Từ khoảng tháng 7/2015, tàu SG-6320 của Công ty CP Du lịch và thương mại trải nghiệm châu Á được phép chở khách (chủ yếu người nước ngoài) từ Quảng Ninh về sông Hồng, Hà Nội, nhưng không tìm được bến neo đậu nên hủy một số chuyến.

Mãi đến tháng 2 vừa qua, tàu mới đi chuyến đầu tiên đến Hà Nội và chọn phương án ban đầu đỗ tại một bến khách ngang sông trên sông Hồng thuộc địa bàn huyện Thường Tín. Nhưng vì xa nội thành nên sau đó đỗ tạm gần một bến ngang sông thuộc huyện Thanh Trì và dùng phương tiện khác chuyển tải khách vào bờ. Điều này khiến tiềm năng du lịch, vận tải khách bằng đường thủy của Hà Nội thua xa các địa phương khác nhất là TP.HCM, Đà Nẵng…

Khó khăn của doanh nghiệp chắc sẽ khó có lời giải, bởi theo bà Nguyễn Thị Minh Tú, Trưởng phòng Quản lý Giao thông đô thị (Sở GTVT Hà Nội), bất cập của Hà Nội hiện nay là chưa có cảng, bến khách trên sông Hồng đủ điều kiện để phục vụ phương tiện du lịch. Trong khi trước đây, Hà Nội từng có bến phà Chương Dương cũ nhưng nay không còn sử dụng được và cũng vướng mặt bằng, hay một bến khác được xây dựng tại Bát Tràng song lại làm theo kiểu bến nghiêng (thay vì phẳng) nên cũng không sử dụng được.

“Cơ quan quản lý cũng muốn năm 2016 này có văn bản đề xuất thành phố đầu tư bến khách trên sông Hồng để thay thế các bến trước kia. Thế nhưng cũng khó khăn về vốn, vì chỉ tính phương án sửa lại bến ở Bát Tràng cũng mất tới 30 tỷ đồng”, bà Tú nói.(GTVT)


Tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng tăng trở lại

Tính đến cuối tháng 2/2016, tổng tài sản có toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) tăng 0,74% so với đầu năm, đạt 7,37 triệu tỷ đồng. 
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Thống kê tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng tháng 2/2016 vừa được Ngân hàngNhà nước công bố cho thấy tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng đã tăng 0,74% so với đầu năm, đạt 7,37 triệu tỷ đồng. 
Trước đó, cuối tháng 1/2016, tổng tài sản của hệ thống chỉ đạt 7,287 triệu tỷ đồng, giảm 0,44% so với đầu năm.
Trong đó, tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần tăng 0,65%, lên hơn 2,9 triệu tỷ đồng trong khi con số này của khối ngân hàng thương mại Nhà nước (Agribank, VietinBank, Vietcombank, BIDV, CB, GP.Bank, OceanBank) lại giảm 0,13%, xuống còn gần 3,3 triệu tỷ đồng. 
Tuy nhiên, nếu so với mức 3,27 triệu tỷ đồng hồi cuối tháng 1/2016, tổng tài sản của khối NHTM Nhà nước đã có mức tăng nhẹ.
Tài sản của nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài, công ty tài chính, cho thuế và quỹ tín dụng nhân dân có mức tăng lần lượt là 3,22%, 5,23% và 4,53% so với đầu năm.
thong ke mot so chi tieu co ban cua he thong cac tctd den ngay 29/2/2016. nguon: nhnn  

Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản của hệ thống các TCTD đến ngày 29/2/2016. Nguồn: NHNN  

Về vốn tự có, khối các NHTM Nhà nước kỳ này lại tăng nhẹ 0,74% lên 204,8 nghìn tỷ đồng trong khi khối NHTM cổ phần giảm 0,21%, còn 235,8 nghìn tỷ đồng.
Vốn điều lệ của toàn hệ thống tính đến cuối tháng 2/2016 đạt 460,9 nghìn tỷ đồng, tăng 0,15% so với hồi đầu năm. Trong đó, vốn của khối NHTM Nhà nước vẫn giữ nguyên ở mức 137 nghìn tỷ đồng và nhóm NHTM cổ phần tăng 0,29%, lên 194,5 nghìn tỷ đồng. Qũy tín dụng nhân dân có mức tăng vốn điều lệ mạnh nhất, 1,56%, lên 3.150 tỷ đồng trong khi các khối còn lại không có nhiều biến động.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của khối NHTM Nhà nước vẫn đang ở mức khá thấp, 9,47% trong khi của khối NHTM Cổ phần là 12,46%, ngân hàng liên doanh, nước ngoài là 33,31%, công ty tài chính, cho thuê là 21,63%...
Cũng theo số liệu của NHNN, tính đến cuối tháng 2/2016, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của toàn hệ thống là 30,77%, giảm nhẹ so với tháng trước. Trong đó, nhóm NHTM Nhà nước ở mức 33,91%, NHTM cổ phần 35,58% trong khi ở nhóm công ty tài chính, cho thuê tăng vọt lên mức 92,8%.

Ông chủ mới của Big C đang có những gì tại Việt Nam?

Sau khi hoàn tất thương vụ mua lại Big C, Central Group hiện sở hữu một hệ thống bán lẻ rộng khắp tại Việt nam, phủ rộng từ thành thị tới nông thôn.
viec mua lai big c viet nam se giup central group hoan thien hon he thong phan phoi tai thi truong nay. anh: bloomberg.

Việc mua lại Big C Việt Nam sẽ giúp Central Group hoàn thiện hơn hệ thống phân phối tại thị trường này. Ảnh: Bloomberg.

Tập đoàn Central Group của tỷ phú giàu nhất Thái Lan vừa vượt qua một loạt các đối thủ lớn trong lĩnh vực bán lẻ để sở hữu Big C Việt Nam với giá trị thương vụ khoảng 1,04 tỷ USD, tương đương 23.300 tỷ đồng. 
Central Group được sáng lập năm 1927, hiện hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, các cửa hàng, bán lẻ, khách sạn và nhà hàng. Tài sản lớn nhất của Tập đoàn là Central Retail - một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất Thái Lan, sở hữu các trung tâm mua sắm như Central, Robinson, Zen, La Rinascente (Italy).
Central Group Việt Nam được thành lập từ tháng 7/2011 sau khi ông Chirativat - Chủ tịch Central Group đưa ra nhận định: “Việt Nam đã và đang trở thành thị trường mục tiêu, đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư bán lẻ”. 
Trước khi mua Big C Việt Nam, Tập đoàn này đã thực hiện nhiều thương vụ trong ngành bán lẻ. Đến nay, các hoạt động kinh doanh của Central Group phát triển khá đa dạng từ hàng điện máy, thể thao, thời trang và trung tâm thương mại. Ở Việt Nam, tập đoàn có hơn 6.600 nhân viên làm việc tại 100 cửa hàng với các mô hình bán lẻ khác nhau.

Ngành hàng thời trang

Lĩnh vực thời trang của Central Group Việt Nam hiện sở hữu gần 60 trung tâm mua sắm và cửa hàng. 4 trung tâm mua sắm lớn của Tập đoàn là Robin và Mark & Spencer tại Hà Nội, TP HCM hướng tới người tiêu dùng là giới trẻ với nhu cầu sống đa dạng. Những mặt hàng chính tại đây bao gồm thời trang cho mọi đối tượng cùng đồ gia dụng, mỹ phẩm, nước hoa, túi xách... Các trung tâm này tập trung nhiều nhãn hiệu cao cấp đến từ các nước trên thế giới, trong đó hàng Thái Lan chiếm số lượng lớn.

Bên cạnh đó, Tập đoàn còn có 27 cửa hàng thể thao (SuperSports, Crocs, New Balance, Speedo) và 30 cửa hàng thời trang với nhiều thương hiệu châu Á, châu Âu. 

Ngành điện máy, thương mại điện tử

Đầu năm 2015, Central Group công bố việc mua lại 49% cổ phần của Công ty Đầu tư phát triển công nghệ và giải pháp mới NKT (NKT) - đơn vị sở hữu Công ty Thương mại Nguyễn Kim. Tuy giá trị giao dịch không được tiết lộ nhưng sau thương vụ này, Central chính thức tham gia vào lĩnh vực điện máy và thương mại điện tử là 2 hoạt động chính của công ty này. 

Nguyễn Kim được thành lập năm 2001, hiện có 22 siêu thị điện máy và là một trong những nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Trong năm tài chính kết thúc 31/3/2014, công ty đạt doanh số bán hàng hơn 8.400 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 352 tỷ đồng.

Sau khi Central Group mua số cổ phần nói trên, Nguyễn Kim đặt mục tiêu có hơn 50 cửa hàng trên toàn quốc vào năm 2019. Nhiều chuyên gia nhận định, sự kết hợp giữa 2 nhà bán lẻ nói trên sẽ là đối thủ đáng gờm với các nhà bán lẻ ngành điện máy trong nước. 

Siêu thị bán lẻ ở vùng nông thôn

Bên cạnh những dự án và thương vụ đã công bố, gần đây Central Group cho biết từ cuối năm ngoái mới chào đón thêm đối tác chiến lược mới là Công ty Lan Chi. Đây là đơn vị bán lẻ tập trung vào một thị trường chưa được khai thác, nhằm mục đích phục vụ người dân khu vực nông thôn miền Bắc Việt Nam.

Công ty Lan Chi được thành lập năm 1995, khởi đầu là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, thực hiện phân phối hàng tiêu dùng tại địa bàn phía Tây Hà Nội. Sau gần 20 năm, hiện đơn vị này trở thành nhà phân phối có hệ thống mạng lưới phân phối khá quy mô, chuyên nghiệp ở miền Bắc. Lan Chi hiện có một kênh phân phối hàng tiêu dùng nhanh và 13 siêu thị ở các vùng ngoại thành. 

Ngoài hệ thống rộng lớn trong lĩnh vực bán lẻ, hiện Central Group Việt Nam còn có Tập đoàn quản lý khách sạn nghỉ dưỡng Centara với Khu nghỉ dưỡng cao cấp Centara Sandy Beach Resort Đà Nẵng có 118 phòng. 

Có thể nói, với thương vụ mua lại Big C Việt Nam, hệ thống phân phối của Central Group đã phát triển rộng khắp từ thành thị tới nông thôn, từ ngành thời trang, tiêu dùng cho tới điện máy... 

Với thương vụ này, nhiều chuyên gia cũng lo ngại việc hàng Thái tràn ngập các siêu thị trong hệ thống, cùng với đó, hàng Việt cũng mất dần cơ hội và có thể thua ngay trên sân nhà. Tuy nhiên, trao đổi với PV, đại diện Central Group cam kết sẽ hợp tác cùng các đối tác trong nước và kết hợp với tất cả các bên liên quan tại địa phương.

"Thương vụ Big C tiếp tục được xây dựng trên cam kết của chúng tôi trong việc duy trì mối quan hệ mật thiết với các nhà cung ứng, nông dân Việt Nam, khách hàng, nhân viên.... Chúng tôi đặc biệt chú trọng việc sử dụng nguồn cung ứng sản phẩm có nguồn gốc nội địa tại hệ thống siêu thị", đại diện Central Group cho hay.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh  trưa 11-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 11-05-2016

    Tôm sú VN đang cạnh tranh tốt trên thị trường Mỹ
    Thị trường đang quá tập trung vào FED
    Cái "bắt tay" giữa Vingroup và Tân Hoàng Minh
    Bớt đầu cơ, tiêu thụ thép giảm hẳn
    Trung Quốc: Giá quặng sắt, thép rơi tự do

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 11-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 11-05-2016

    Những thị trường ngách triệu đô của ngành thực phẩm
    Sẽ kiểm tra hoạt động chuyển giá tại Big C Việt Nam
    Cửa ải kinh tế Đông Nam Á
    Central Group bán hết cổ phần Big C Thái Lan để dồn sức vào Việt Nam
    Bank of America đối mặt nhiều sức ép

  • Tin kinh tế đọc nhanh 11-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 11-05-2016

    Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: Có tên trong hồ sơ Panama là bình thường
    Công ty quản lý sân bay Thổ Nhĩ Kỳ để mắt tới Việt Nam
    Ông Nguyễn Duy Hưng giải thích việc có tên trong danh sách Panama
    Phó TGĐ Samsung: 'Việt Nam đã thành bản doanh sản xuất smartphone số 1 thế giới'
    Nên làm rõ vụ 189 cá nhân người Việt liên quan “Tài liệu Panama”

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 10-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 10-05-2016

    Xuất khẩu dệt may, da giày đã thu về 10,5 tỷ USD
    Tôm Việt được mua với giá cao tại Mỹ
    NT2 nghiên cứu sản xuất CO2 lỏng từ khí thải nhà máy Nhơn Trạch 2
    Lọc dầu Dung Quất xin tự tính giá xăng dầu
    Xu thế dỡ bỏ các đập trên sông khắp thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-05-2016

    Tài sản ngân hàng quốc doanh tiếp tục 'bốc hơi'
    Apple dính đòn hiểm của công ty Trung Quốc: Đòn ngầm
    Xuất nhập khẩu Trung Quốc nảy sinh thêm dấu hiệu đáng ngại
    Thêm hai mặt hàng Việt bị kiện bán phá giá
    'Face book' thành tên đồ ăn tại Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-05-2016

    Nhiều doanh nghiệp kiện chính phủ Hàn Quốc vụ đóng KCN Kaesong
    Tàu chở hàng ngàn tấn đâm nhau trên biển Hoa Đông
    50% trẻ vị thành niên Mỹ ghiền điện thoại di động
    Sau hơn 2.000 năm, Trung Quốc sắp bỏ độc quyền ngành muối
    Trung Quốc và cuộc chiến quặng sắt

  • Tin kinh tế đọc nhanh 10-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 10-05-2016

    Ngành than được xuất khẩu trên 2 triệu tấn
    Chuyển nhượng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Chờ cụ thể hóa khoản hỗ trợ hàng trăm triệu USD
    HSBC hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam, lạc quan với Sri Lanka
    Lời hứa giảm lãi suất cho vay bị thách thức
    Nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày có đơn hàng đến hết quý II

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 09-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 09-05-2016

    Việt Nam: mới chỉ có 17% wbesite chấp nhận thanh toán trực tuyến
    Cảnh giác lạm phát nhảy số
    SDN đầu tư 1.260 tỷ đồng vào bất động sản xanh
    BIDV cam kết dành nguồn vốn 20.000 tỷ đồng tài trợ các dự án tại Lào Cai
    Đột phá vào tư duy dịch vụ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-05-2016

    Trung Quốc thu giữ hơn 10 tấn sứa giả làm từ chất đông đặc
    Bán tháo cây thuốc quý cho Trung Quốc
    Vì sao ngân hàng kém mặn mà với dự án nông nghiệp?
    Siêu dự án trên sông Hồng: Làm lợi cho Trung Quốc?
    Đại gia Thái đổ bộ: Món hời mang tên giấy phép

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-05-2016

    Xuất khẩu dệt may đạt gần 7 tỷ USD sau 4 tháng
    Các ngân hàng khao khát nới room để thu hút vốn từ cổ đông ngoại
    Doanh nghiệp kiến nghị thay đổi cách quản lý xuất khẩu gạo
    Trung Quốc sẽ khiến chứng khoán thế giới bị bán tháo
    Nhà máy xăng sinh học chết yểu!