tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-02-2016

  • Cập nhật : 28/02/2016

Deutsche Bank: Đã đến lúc mua vàng

ngan hang duc deutsche bank cho rang da den luc de gioi dau tu mua vang - anh: reuters

Ngân hàng Đức Deutsche Bank cho rằng đã đến lúc để giới đầu tư mua vàng - Ảnh: Reuters


Vàng vẫn còn đắt, song các rủi ro kinh tế gia tăng và bất ổn thị trường đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư nên mua vàng để đảm bảo, ngân hàng Deutsche Bank nhận định.
Theo CNBC, sự phục hồi kinh tế từ thời điểm khủng hoảng toàn cầu và khủng hoảng tài chính châu Âu đã gây áp lực lên giá vàng. Kim loại quý vốn được một số nhà phân tích xem là nơi trú ẩn an toàn hay một bức tường chống lại lạm phát tăng cao, thường thể hiện kém trong thời đoạn kinh tế tăng trưởng hay lạm phát thấp.
Tuy nhiên, trong lưu ý đưa ra hôm 26.2, ngân hàng Đức cho hay những dấu hiệu kinh tế đang trỏ tay về phía vàng.
“Hiện có các căng thẳng gia tăng trong hệ thống tài chính toàn cầu, đặc biệt là nguy cơ gia tăng chu kỳ vỡ nợ doanh nghiệp Mỹ, nguy cơ đồng nhân dân tệ bị phá giá mạnh vì dòng vốn thoái khỏi Trung Quốc tăng cao. Việc mua một ít vàng như là “bảo hiểm” là đảm bảo”, Deutsche Bank viết.
Song dù vàng đã hạ từ mức trên 1.900 USD/ounce năm 2011 xuống còn 1.200 USD/ounce gần đây, Deutsche Bank cho rằng giá kim loại quý vẫn còn đắt, được xếp hạng là loại hàng hóa đắt đỏ nhất khi so mức giá hiện tại với lịch sử giá cả 15 năm qua.
“Với việc lãi suất huy động ở mức âm ở nhiều nơi trên thế giới, chi phí nắm giữ vàng hiện nay là không đáng kể ở nhiều nước, và vì thế vàng xứng đáng được giao dịch ở mức cao hơn so với các tài sản khác”, ngân hàng Đức nhận định.
Một trong những luận cứ đưa ra nhằm phản đối chuyện đầu tư vào vàng là kim loại quý này không phải là một tài sản mang lại lãi suất. Dù vậy, việc một số ngân hàng trung ương, trong đó có Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, (BOJ) và Ngân hàng Trung ương Thụy Điển, hạ lãi suất về dưới 0 đã làm xói mòn lợi thế nắm giữ tiền mặt khi so với vàng. Tăng trưởng kinh tế yếu đi cũng có thể giảm bớt rủi ro trong chuyện giá vàng tiếp tục hạ.
Trước đó, Deutsche Bank từng dự báo vàng sẽ giảm xuống dưới ngưỡng 1.000 USD/ounce vào quý 4 năm nay khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất. Song thay vì dự báo Fed tăng lãi suất ba lần, Deutsche Bank cho rằng Fed sẽ chờ đợi lâu hơn khi dự báo chỉ có một đợt tăng lãi suất trong năm 2016.
Cuối cùng, Deutsche Bank cho hay người mua vàng nên kiên nhẫn: “Nhà đầu tư cần phải có chiến thuật với từng cấp độ vàng được mua vào”. Vàng giao tháng 3 giao dịch ở mức 1.238,9 USD/ounce chiều 26.2. Theo BNY Mellon, đến nay vàng đã tăng giá 16% so với đồng euro, 17,5% so với đô la Mỹ, 24% so với bảng Anh và 9% so với đồng tiền vốn đang có giá trị đi lên là yen Nhật.

Hội nghị G20: Chia rẽ trong cách vực dậy kinh tế toàn cầu

cac dai bieu tham du hoi nghi g20 o thuong hai (trung quoc) nam 2016 - anh: afp

Các đại biểu tham dự Hội nghị G20 ở Thượng Hải (Trung Quốc) năm 2016 - Ảnh: AFP


Các quan chức tài chính tụ họp về Hội nghị G20 ở Trung Quốc chia rẽ khi bàn về cách để hồi phục kinh tế thế giới. Điều này có thể khiến các nhà đầu tư tìm kiếm sự phối hợp trong chính sách thất vọng.
Theo Bloomberg, quan điểm khác biệt thể hiện rõ hôm 26.2 khi quan chức các nước có nền kinh tế phát triển và đang phát triển thuộc G20 tề tựu về Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương nhóm G20 ở Thượng Hải (Trung Quốc).
Những lời kêu gọi tăng chi tiêu chính phủ để vực dậy nhu cầu từ Trung Quốc và Mỹ đã bị Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble, người cho rằng sử dụng nợ để tài trợ tăng trưởng chỉ dẫn đến những doanh nghiệp “xác sống” trong nền kinh tế, phản đối.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Mark Carney thể hiện sự hoại nghi về lãi suất tiêu cực vốn đang hiện hữu ở châu Âu và Nhật Bản. Trước đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng cảnh báo về mức suy giảm hiệu quả trong các chính sách tiền tệ.
Trong khi Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso cho hay nhóm G20 sẽ tái khẳng định cam kết chống phá giá cạnh tranh, việc thiếu thỏa thuận về tiền tệ và tài chính từ các nước thành viên có thể sẽ khiến giới đầu tư, những người kêu gọi hành động chính sách phối hợp để giải quyết vấn đề thị trường chứng khoán lao dốc và tăng trưởng kinh tế yếu.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Haruhiko Kuroda cho biết riêng nước này không có kế hoạch cắt giảm thêm lãi suất, còn nước chủ nhà Trung Quốc đưa ra một số tín hiệu rõ ràng về việc nới lỏng tài khóa và tiền tệ.
“Rất khó để có sự đồng nhất khi chưa có một cuộc khủng hoảng lớn xảy ra. Tôi sẽ bất ngờ nếu có sự đồng thuận chung về chính sách tiền tệ và tài khóa phối hợp. Rất khó để chuyện này xảy ra trong giai đoạn này”, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim nói.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 26.2 có nhận định: “Tình hình kinh tế tài chính toàn cầu có thể đã trở nên tồi tệ và phức tạp hơn. Đây là thời điểm để các nước cùng nhau chung tay vượt qua khó khăn”. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob J. Lew cho hay việc sử dụng tất cả các đòn bẩy chính sách có sẵn là quan trọng đối với các nước thành viên G20.
Các quan chức tham dự Hội nghị G20 bắt đầu từ ngày 26.2 và một thông cáo dự kiến sẽ được đưa ra trong hôm nay 27.2 trước khi sự kiện kết thúc.

Lô vàng hàng tỉ USD bất thường từ Venezuela đến châu Âu

1,3 tỉ USD giá trị vàng vừa được Venezuela chuyển đến châu Âu và có nhiều ý kiến khác nhau về lý do của lô vàng này.
Theo CNN, Venezuela vừa vận chuyển số vàng thỏi trị giá 1,3 tỉ USD đến Thụy Sĩ vào giữa tháng 1 vừa qua, theo số liệu từ Cục Hải quan Liên bang Thụy Sĩ. Số vàng trên được chuyển đến châu Âu chỉ vài tuần trước khi đến hạn thanh toán hai khoản nợ lớn tổng cộng 2,3 tỉ USD của nước này. 
Quốc gia Nam Mỹ đang cạn dần tiền mặt và nhiều chuyên gia cho rằng nước này có khả năng vỡ nợ cao vào mua thu năm nay khi một chuỗi các khoản nợ lớn đến hạn thanh toán.
“Vấn đề là khi nào Venezuela vỡ nợ, không phải liệu nước này sẽ vỡ nợ hay không. Họ đang dần hết chọn lựa”, chuyên gia Russ Dallen thuộc hãng LatInvest có đầu tư vào khu vực Mỹ La tinh nhận định.
Đó có thể là lý do tại sao Venezuela lấy vàng từ chính nguồn dự trữ của họ để trả nợ. Dù vậy, giới chuyên gia vẫn cho rằng có hai lý do lý giải cho động thái này.
Trước hết, Thụy Sĩ là một trong những trung tâm trung chuyển vàng lớn nhất và là trung tâm đánh giá chất lượng vàng đáng tin cậy. Một khi quốc gia châu Âu xác nhận chất lượng số vàng trên, Venezuela có thể bán kim loại quý để nhận tiền mặt. Thứ nhì, Venezuela có thể đặt vàng như một tài sản thế chấp để đổi lấy khoản vay tiền mặt từ các nhà băng.
Một số ý kiến cho rằng lý do thứ hai là những gì đang diễn ra. Hãng tin Reuters cách đây không lâu đưa tin ngân hàng Deutsche Bank và Venezuela đàm phán vấn đề trên. Deutsche Bank và Ngân hàng Trung ương Venezuela khi đó từ chối bình luận.
Lô vàng trên khá bất thường. Vàng được giao dịch nhiều, song các nước thường giữ vàng ở những nơi an toàn, chẳng hạn như hầm chứa của Cục Dự trữ Liên bang ở New York. Khi được bán, kim loại quý thường đi từ hầm này sang hầm khác.
Hồi năm 2011 và 2012, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã đem vàng về lại Venezuela như một động thái yêu nước. Giờ đây, đối mặt với hạn thanh toán nợ và cuộc khủng hoảng kinh tế, Venezuela đang vận chuyển vàng trở lại châu Âu.
Trong tuần này, quốc gia Mỹ La tinh thông báo tổng dự trữ giảm xuống còn 14,5 tỉ USD, mức thấp nhất kể từ năm 2003. Con số 14,5 tỉ USD trên có 10,9 tỉ USD là giá trị vàng. Nước này còn có các khoản dự trữ khác ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và dự trữ bằng kim cương hay bạc. Giới chuyên gia nhận định Venezuela có ít hơn 1 tỉ USD dự trữ tiền mặt.
“Không có đủ đô la Mỹ để họ trả nợ nước ngoài. Môi trường kinh tế nước này thuộc top tệ nhất thế giới và rõ ràng không bền vững”, chuyên gia Mauro Roca thuộc ngân hàng Goldman Sachs nói.
Với nền kinh tế sụt giảm 10%, lạm phát phi mã được IMF dự báo sẽ tăng đến 720% năm nay và giá trị bản tệ bolivar giảm mạnh, vỡ nợ có thể sớm “gõ cửa” Venezuela. Trong tháng 10 và 11 sắp tới, Venezuela phải trả gần 5 tỉ USD nợ.

Khi Thủ tướng tiếp thị xoài

Được lãnh đạo quốc tế mời rượu ngon nước họ, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng tranh thủ tiếp thị nhiều sản phẩm nông nghiệp như xoài, vải, thanh long...

Nhiều câu chuyện thú vị được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ trước hàng chục tham tán thương mại của Bộ Công Thương tại hội nghị của ngành này ngày 26/2.Trước các cán bộ "nhà nghề" trong việc giới thiệu sản phẩm của Việt Nam ra nước ngoài, Thủ tướng cho biết khi gặp người đồng cấp Hàn Quốc, ông từng tranh thủ đem chuyện trái dừa ra tiếp thị. Còn khi trao đổi về Luật Nông trại của Mỹ với Tổng thống Obama, ông lại đưa câu chuyện về trái thanh long vào. Gặp Thủ tướng Australia thì nói chuyện quả vải, còn trao đổi với người đứng đầu Chính phủ Nhật thì lại nhắc chuyện trái xoài…

thu tuong nguyen tan dung cho biet tung gioi thieu san pham xoai cua viet nam toi nguoi dong cap nhat ban. anh: ttxvn

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết từng giới thiệu sản phẩm xoài của Việt Nam tới người đồng cấp Nhật Bản. Ảnh: TTXVN

“Không chỉ chúng ta mới làm vậy mà lãnh đạo các nước cũng thế. Tôi và Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khi đàm phán Hiệp định kinh tế Á–Âu, nhắc đến rượu cognac thì đàm phán rất gay. Nhưng Thủ tướng Armenia nói muốn gặp để tặng hai chai rượu. Tôi và anh Hoàng về mở uống thấy rất ngon”, Thủ tướng nhớ lại và nhấn mạnh “các tham tán thương mại cũng nên làm thế”.

Nhìn lại thành tựu kinh tế 5 năm qua, Thủ tướng cho rằng cải cách thể chế, hạ tầng giao thông và mở cửa thị trường là ba trụ cột gặt hái được nhiều thành công. Trong đó, những thành tựu về mở cửa thị trường có đóng góp to lớn của những người trực tiếp làm công tác kinh tế đối ngoại – là các tham tán thương mại của Bộ Công Thương.

Theo Thủ tướng, đến nay Việt Nam đã tham gia ký kết 14 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó 2 FTA thế hệ mới là TPP với 12 nước khu vực Thái Bình Dương và hiệp định với EU là thành công nổi bật. “Phía Hoa Kỳ nhận xét với tôi rằng đội ngũ cán bộ đàm phán của Việt Nam rất trẻ, đoàn đàm phán của ta rất tầm cỡ”, Thủ tướng nói.

Người đứng đầu Chính phủ cũng dẫn lời Chủ tịch Liên minh châu Âu tâm sự rằng, cảm nhận của ông về những người làm kinh tế đối ngoại của Việt Nam là “chuyên nghiệp, vừa chân thành vừa nắm rất rõ luật pháp quốc tế”.

khi-thu-tuong-tiep-thi-xoai-1

Thủ tướng cho rằng các tham tán thương mại cũng phải tranh thủ mọi cơ hội để tiếp thị hàng Việt Nam ra thế giới.

Cùng với các hiệp định đã có, thời gian tới, Thủ tướng cho biết Việt Nam sẽ ký thêm 4 hiệp định nữa với Hong Kong (Trung Quốc), các nước Bắc Âu, Đông Á và Israel. Trong hoàn cảnh thị trường càng mở như vậy, Chính phủ mong muốn các tham tán làm tốt hơn trách nhiệm của mình để doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn, để quốc gia tận dụng tốt các hiệp định này.


Từ ngày 15-3, nâng mức cho vay đối với hộ kinh doanh

 Ngày 26-2, Phó Thủ tướng chính phủ Vũ Văn Ninh đã ký ban hành quyết định tăng mức cho vay đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn. 

Theo đó, từ ngày 15-3, mức cho vay đối với hộ kinh doanh tại Ngân hàng chính sách xã hội được nâng lên tối đa là 50 triệu đồng thay cho mức 30 triệu đồng như hiện nay. Trường hợp vay dưới 50 triệu đồng thì không phải đảm bảo tài sản tiền vay.

Trong một số trường hợp cụ thể, mức vốn vay có thể trên 50 triệu đồng/ hộ kinh doanh. Chính phủ đã giao Ngân hàng chính sách xã hội căn cứ vào khả năng nguồn vốn, nhu cầu đầu tư và khả năng trả nợ của khách vay để cho vay nhưng số tiền không quá 100 triệu đồng/hộ kinh doanh.

Để được vay vốn trên 50 triệu đồng, hộ kinh doanh phải đảm bảo vốn tự có gồm giá trị vật tư, quyền sử dụng đất, lao động, tiền vốn tham gia tối thiểu bằng 20% tổng nhu cầu vốn tự có của dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, người vay vốn từ 50 triệu đồng trở lên phải đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, còn vay.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-02-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-02-2016

    Chuyện gì xảy ra nếu Thế Giới Di Động thâu tóm FPT Shop?
    Doanh nghiệp nước ngoài vô tình tránh được trả nợ !?
    Bảo hiểm Quân đội tăng trưởng lợi nhuận 32% so với năm 2014
    Luồn lách qua nhiều cửa ải, doanh nghiệp mãi còi cọc
    Giá vàng trong nước sát thế giới, liệu có bất ngờ?

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-02-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-02-2016

    Đầu tư dự án vào Côn Đảo được ưu đãi thuế
    London là khu vực giàu có nhất châu Âu
    Kêu gọi Hàn Quốc sử dụng lao động nữ
    Thứ trưởng Tài chính: “Tự ta làm khó chúng ta”
    DN rất cần người, nhưng lại "hắt hủi" bằng đại học!

  • Tin kinh tế đọc nhanh 29-02-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 29-02-2016

    Warren Buffett vẫn thắng lớn trong năm 2015
    NHNN đang có quá nhiều mục tiêu
    Đề nghị xóa 13.064 tỉ đồng nợ thuế cho doanh nghiệp
    Hơn 150 tấn nhãn Edor xuất sang Mỹ
    Bộ Công Thương nói gì sau khi lãnh đạo Liên kết Việt bị bắt?

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-02-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-02-2016

    CitiGroup: Hãy chuẩn bị tinh thần đón suy thoái!
    Trung Quốc tuyên bố sẽ duy trì chính sách tiền tệ thận trọng
    Chứng khoán Mỹ giảm do lo ngại về lạm phát
    Lời khuyên dành cho Trung Quốc: Hãy để các công ty tự sinh tự diệt
    Sharp - từ thương hiệu tỷ đô đến phải “bán mình”

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-02-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-02-2016

    Aeon bác bỏ thông tin xây đại siêu thị 200 triệu USD ở Nam Thăng Long
    8.200 doanh nghiệp “chết lâm sàng” mỗi tháng
    Giá dầu giảm giúp Petrolimex lãi lớn chưa từng thấy
    Phát hiện gần 4.700 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá
    Trung Quốc chấp nhận thâm hụt ngân sách tương đương 4% GDP

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-02-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-02-2016

    Ngân sách trung ương có thể hụt thu 50.000 tỷ đồng vì giá dầu
    Đà Nẵng sẽ cho phép chuyển nhượng các dự án “treo”
    Mỹ cam kết không 'làm khó' cá tra Việt
    Công ty chứng khoán nội lo thiệt khi thành doanh nghiệp ngoại
    Doanh nghiệp Việt đơn độc ở nước ngoài

  • Tin kinh tế đọc nhanh  28-02-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 28-02-2016

    Xúc tiến thương mại quốc gia đã có chương trình cho năm 2017
    Làm gì để giữ vững thị trường khó tính cho trái cây Việt Nam?
    Nghệ An đặt mục tiêu thu hút 120 dự án đầu tư trong năm 2016
    Gazprom cắt khí đốt tới Thổ Nhĩ Kỳ
    Trung Quốc xử Nhật thua vụ kiện bao cao su mỏng nhất thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-02-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-02-2016

    Xuất khẩu gạo tăng nhưng giá giảm sâu
    Các ngân hàng phải áp mức lãi suất cho vay hợp lý
    Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội: Người Thái có thể trở thành trùm bán lẻ Việt Nam nếu thâu tóm Big C
    Đừng nhầm lẫn, không hề có chuyện Vinamilk rút khỏi Campuchia
    Uber 'chết' ở Trung Quốc, sống khỏe ở Việt Nam?

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-02-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-02-2016

    Giả mạo email đối tác, tin tặc cuỗm sạch tiền doanh nghiệp Việt Nam
    "Không nên phanh gấp thị trường bất động sản bằng cách siết chặt tín dụng"
    Hụt thu từ dầu thô hơn 25.000 tỉ đồng
    Doanh thu bán lẻ 2 tháng đầu năm hơn 446.000 tỉ đồng
    Phôi thép nhập khẩu ồ ạt, Hòa Phát gửi đơn khẩn thiết kêu cứu Thủ tướng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-02-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-02-2016

    Giá vàng trong nước ngược dòng thế giới
    Sẽ dẹp hàng loạt cơ sở, cá nhân tự làm mỹ phẩm
    Samsung C&T được xem xét miễn thuế nhập khẩu sà lan
    Sai phạm tại doanh nghiệp "họ" Sông Đà: Tiền tạm ứng cá nhân, nợ thuế hàng chục tỷ đồng
    Bốn tỉnh miền Trung 'bắt tay' làm du lịch