tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-12-2015

  • Cập nhật : 09/12/2015

Dòng vốn lại tháo chạy khỏi Trung Quốc

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hôm 7-12 cho biết dự trữ ngoại hối nước này đã giảm khoảng 87,22 tỉ USD trong tháng 11 xuống còn 3,4 ngàn tỉ USD - mức thấp nhất trong hơn 2 năm qua.

Trước đó. dự trữ ngoại hối của Trung Quốc trong tháng 10 tăng 11,39 tỉ USD sau 5 tháng suy giảm.

Dù khó thu thập được dữ liệu chính xác từ Trung Quốc nhưng dự báo của Capital Economics chỉ ra dòng vốn lại tháo chảy mạnh mẽ khỏi nước này trong tháng 11. Theo tờ Wall Street Journal, xu hướng này tái diễn giữa lúc Mỹ có thể sắp tăng lãi suất và nỗi lo về sự tăng trưởng của nền kinh tế thứ 2 thế giới.

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nhằm đối phó diễn biến trên. Chẳng hạn như vào mùa thu năm nay, Trung Quốc bắt đầu hạn chế số tiền mà người dân mình có thể rút từ các máy ATM ở nước ngoài.

Trong khi đó, các nhà đầu tư nhìn thấy cơ hội tốt hơn ở nước ngoài, như bất động sản ở TP New York - Mỹ, tác phẩm nghệ thuật đắt tiền, cổ phiếu và trái phiếu ở các nước khác.

Dòng tiền tháo chạy khỏi Trung Quốc với tốc độ nhanh chóng kể từ tháng 8 khi Bắc Kinh phá giá đồng Nhân dân tệ. Động thái này dẫn đến đợt bán tống bán tháo cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, cũng như nỗi lo nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại.

Dự trữ ngoại hối Trung Quốc xuống đáy sau 2 năm. Ảnh: RTE
Dự trữ ngoại hối Trung Quốc xuống đáy sau 2 năm. Ảnh: RTE

Sau khi đồng Nhân dân tệ bị phá giá, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm kỷ lục 93,9 tỉ USD trong tháng 8 do Bắc Kinh phải tăng cường biện pháp hỗ trợ đồng nội tệ.

Ông Ding Shuang, chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng Standard Chartered, nhận định PBOC có thể đã bán 50 tỉ USD từ dự trữ ngoại hối trong tháng 11 để ngăn không cho đồng Nhân dân tệ mất giá quá nhanh. Phần suy giảm còn lại có thể đến từ sự mất giá của các tài sản phi USD của PBOC giữa lúc có dự báo Mỹ sắp tăng lãi suất.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhiều khả năng quyết định tăng lãi suất tại cuộc họp giữa tháng 12 sau khi duy trì mức lãi suất gần 0% trong suốt 7 năm qua. Động thái như vậy sẽ khiến các tài sản định giá bằng đồng USD trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư hơn, thu hút họ rút vốn khỏi các thị trường như Trung Quốc.


Xuất khẩu giảm sút, Hàn Quốc thúc đẩy tiêu dùng nội địa

Giới chức Hàn Quốc cho biết chính phủ nước này đang cân nhắc áp dụng DST vào mùa hè tới nhằm thúc đẩy nhu cầu nội địa, trong một động thái nhằm bù lỗ một sự sút giảm trong xuất khẩu, theo hãng tin Yonhap.
DST (giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày), hay còn gọi là giờ quy ước mùa hè, là chế độ cài đặt đồng hồ sớm hơn 1 giờ trong những tháng mùa hè để có thêm 1 giờ tận dụng ánh sáng ban ngày.
“Chính phủ đang xem xét một loạt biện pháp để thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng, bao gồm việc áp dụng DST vào năm tới”, một quan chức thuộc Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết.
Những biện pháp thúc đẩy tiêu dùng như thế là cần thiết do Hàn Quốc được dự đoán không nhìn thấy một sự cải thiện đáng kể về xuất khẩu trong năm 2016 do những điều kiện bên ngoài không thuận lợi, chẳng hạn như tình trạng trì trệ của nền kinh tế Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, ông nói.
Xuất khẩu của Hàn Quốc chỉ đạt 44,43 tỉ USD trong tháng 11, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý là lượng hàng xuất khẩu giảm đều mỗi tháng kể từ đầu năm nay.
Động thái trên xảy ra sau khi gói biện pháp của chính phủ nhằm thúc đẩy tiêu dùng sau đợt bùng phát dịch MERS tỏ ra có hiệu quả trong thực tế.
Chi tiêu của hộ gia đình đã chạm đáy trong thời gian từ tháng 4-6 khi người dân tránh đi đến những nơi công cộng do sợ mắc chứng bệnh vốn đã lấy đi sinh mạng của 38 người Hàn Quốc.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, nền kinh tế nước này tăng trưởng 1,3% trong quý 3 so với 3 tháng trước đó, cũng là mức cao nhất kể từ khi đạt được tỷ lệ tăng trưởng 1,7% trong quý 2/2010, nhờ sự hồi phục trong chi tiêu nội địa và thị trường nội địa phát triển mạnh.
Hàn Quốc từng áp dụng DST trong các khoảng thời gian từ năm 1948-1956 và từ 1987-1988. Chính phủ nước này cũng đã thử áp dụng DST trong các năm 1997, 2007 và 2009 nhằm hóa giải những khó khăn kinh tế nhưng không có kết quả.
Trong số những quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hàn Quốc và Iceland chưa chính thức áp dụng DST, theo Bộ Tài chính Hàn Quốc.

Sẽ có làn sóng ‘ngoại’ đổ vào lĩnh vực logistics

Sau 15 năm gia nhập WTO, năng lực của một số doanh nghiệp (DN) logistics Việt Nam đang cạnh tranh ngang ngửa với đối thủ nước ngoài, vốn cán mốc hàng trăm tỷ đồng.
Một số gương mặt tiêu biểu như Sotrans, Transimex Saigon, VinaFreight, Vinapco, Gemadept, SAFI… - ông Đỗ Xuân Quang, Chủ tịch Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam nhận định.
Sẽ có làn sóng ‘ngoại’ đổ vào lĩnh vực logistics - ảnh 1
Việt Nam có lợi thế về cảng biển nên tốc độ tăng trưởng logistics khá nhanh. 9 tháng đầu năm, trên 75% các DN logistics Việt Nam làm ăn có lãi, thị phần tăng trung bình khoảng 15 - 20%. Chỉ hơn 5% trong số 1.200 DN phải giải thể năm 2014.
Cánh cửa hội nhập đang mở rộng với sự tham gia vào AEC, Hiệp định TPP… Thị trường logistics Việt Nam được dự đoán: sẽ có làn sóng đầu tư nước ngoài lớn đổ vào lĩnh vực logistics tại Việt Nam - ông Trần Thanh Hải (Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương) nói. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đang giữ đà tăng trưởng trung bình 8 - 10%/năm và khối lượng giao dịch được dự báo sẽ ngày càng tăng. Do đó, nhu cầu cho dịch vụ logistcis như kho bãi, đóng gói, giám định sẽ tăng trưởng tương ứng. Các DN nước ngoài rất nhạy bén trong chuyện này, ví dụ như Hà Lan, Anh, Đức, Nhật và Hàn Quốc. Đây đều là những nước hiện diện rộng trong ngành và hứa hẹn sẽ mở rộng về quy mô.
Theo cam kết hội nhập, Việt Nam vẫn có một số bảo hộ nhất định cho các ngành dịch vụ, vận chuyển nội địa, đường biển, đường không, kho bãi. Nhưng để hội nhập thành công, các DN logistics Việt Nam sẽ phải chủ động vươn lên. Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics đã được phê duyệt, DN kỳ vọng sẽ có thêm những chính sách huy động các thành phần trong xã hội tham gia đào tạo nhân lực, đầu tư các ngành hỗ trợ cho logistics...

Bịt ‘lỗ hổng’ cho vay tiêu dùng: Cần sớm có khung pháp lý riêng

Giới chuyên gia cho rằng, nhiều quy định về cho vay tiêu dùng hiện đang rất “tù mù, việc “nhốt” chung vào một “giỏ” với chính sách cho vay khác là bất hợp lý, đi ngược với thông lệ quốc tế, xu thế phát triển của lịch sử.
Do đó, cần phải sớm có một quy định riêng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng, để thị trường này có thể phát triển lành mạnh và minh bạch hơn.
Dịch vụ cho vay tiêu dùng hiện nay đang dần tăng lên, được người dân lựa chọn và tin dùng bởi những lợi thế vượt trội mà nó đem lại. Đó là thủ tục cho vay đơn giản, giải ngân nhanh, khoản tín dụng có quy mô nhỏ, kỳ hạn ngắn, đáp ứng ngay cả đối với những khách hàng chưa có lịch sử tín dụng, thu nhập chỉ ở mức trung bình, điểm tín dụng thấp...
Theo tính toán, mức tăng trưởng bình quân của tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại Việt Nam trong 7 năm qua đã tăng xấp xỉ 20%/năm. Tỷ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng hiện đạt khoảng hơn 6% và dự kiến sẽ vượt qua con số 10% GDP vào năm 2020. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, mọi quy định hướng dẫn để hoạt động cho vay tiêu dùng nương theo hiện vẫn còn chưa cụ thể và rõ ràng.
Mới đây, nhằm mục tiêu tách biệt và hạn chế rủi ro đối với ngân hàng khi cho vay tiêu dùng đối với khách hàng không đúng tiêu chuẩn, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã xây dựng và đưa ra xin ý kiến góp ý Dự thảo Thông tư quy định hoạt động tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính.
Theo Dự thảo Thông tư trên, hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thu hẹp lại trong 3 lĩnh vực chính: Cho vay trả góp, cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng, phát hành thẻ mua hàng. Hoạt động cho vay cũng bị siết chặt với các quy định chi tiết về điều kiện cho vay, thời hạn cho vay. Dự thảo Thông tư cũng quy định các ngân hàng thương mại muốn cho vay tiêu dùng theo hình thức này thì phải thành lập công ty tài chính riêng.
Giới chuyên gia đánh giá, việc quy định một cách rõ ràng các hoạt động cho vay tiêu dùng và tách bạch về quản lý đối với hoạt động này là phù hợp với tính chất khác biệt của dịch vụ, đồng thời giúp cho thị trường cho vay tiêu dùng ở Việt Nam phát triển một cách minh bạch, lành mạnh và hiệu quả hơn; phù hợp với các thông lệ quốc tế, mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho người tiêu dùng Việt Nam.
Tuy nhiên, theo Luật sư Trương Thanh Đức, những quy định về cho vay tiêu dùng hiện rất “tù mù”, và vì vậy cần phải sớm có một hành lang pháp lý riêng đối với hoạt động này.
“Những quy định hiện có vẫn còn chung chung khiến thị trường bế tắc, ngay cả các tổ chức tín dụng giờ đây cũng không biết dựa vào cơ sở nào để thực hiện cho đúng. Các quy định, khuôn khổ pháp lý mới cần phải làm sao đó có thể nêu bật được những vấn đề quan trọng về hồ sơ, thủ tục, điều kiện vay vốn… Làm sao để các thủ tục vay tiêu dùng phải thực sự đơn giản, gọn nhẹ, tạo thuận lợi cho thị trường phát triển ”, ông Đức nhấn mạnh.
Chung quan điểm với Luật sư Trương Thanh Đức, TS. Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, để thị trường cho vay tiêu dùng phát triển lành mạnh, Nhà nước cần có những quy định rõ ràng, cởi mở hơn về hành lang pháp lý. Đặc biệt cần có sự giám sát chặt chẽ thị trường này.
“Cơ quan chức năng cần có các biện pháp, chế tài xử lý để hạn chế những đối tượng núp bóng hoạt động vay tiêu dùng lừa đảo người dân theo kiểu “tín dụng đen”. Người dân cũng nên là những người tiêu dùng thông minh, lựa chọn loại hình dịch vụ cho vay tiêu dùng chính thống, cần tìm hiểu đầy đủ thông tin và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để tự bảo vệ mình”, ông Doanh nhấn mạnh.
Trao đổi với báo chí mới đây, PGS, TS Đào Văn Hùng – Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia cũng cho rằng, cần có một khung pháp lý riêng dành cho lĩnh vực vay tiêu dùng của các công ty tài chính, trong đó đảm bảo việc bảo vệ người tiêu dùng và điều tiết các tổ chức tín dụng theo thông lệ quốc tế, phù hợp với thực tế Việt Nam.

BIDV đón đầu xu hướng đầu tư từ Đài Bắc

Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển VN (BIDV) đưa vào hoạt động Văn phòng đại diện BIDV tại Đài Bắc. 
Trong số gần 2.500 doanh nghiệp FDI Đài Loan đang đầu tư vào VN, BIDV phục vụ cho hơn 200 doanh nghiệp và là đối tác của trên 20 định chế tài chính Đài Loan.
Đón đầu các cơ hội thuận lợi khi VN tiếp tục hội nhập đầy đủ với nền kinh tế thế giới qua việc tham gia 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), các doanh nghiệp Đài Loan đang có xu hướng tăng cường đầu tư vào VN.
Trong kế hoạch dài hạn, nhiều khả năng BIDV sẽ mở hoạt động ngân hàng con tại Đài Loan. Đồng thời BIDV sẽ xúc tiến đàm phán để hình thành một công ty liên doanh kiều hối.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 11-12-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 11-12-2015

    Nhật Bản muốn hợp tác với Cần Thơ về nông nghiệp công nghệ cao
    Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam do Nga xây dựng 100%
    9 KKT cửa khẩu được tập trung đầu tư phát triển giai đoạn 2016-2020
    Năm 2016, TP.HCM sẽ phát hành 3.000 tỉ đồng trái phiếu
    'Vận đen' của hạt cà phê Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh 11-12-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh 11-12-2015

    TPHCM duyệt và điều chỉnh quy hoạch hàng loạt dự án
    Hà Nội đấu giá đất tại huyện Quốc Oai với giá khởi điểm 4 triệu đồng/m2
    "NHNN sẽ tăng cường các giải pháp quản lý nhằm nỗ lực giữ tỷ giá"
    Bỏ lỡ 1 tỷ USD vì tính toán sai về giá dầu
    Bị điều tra ở Hàn Quốc, Apple khiến phố Wall giảm mạnh

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-12-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-12-2015

    Sẽ có nhiều "cá mập" đầu tư vào bán lẻ Việt Nam
    Trên 51.000 tỷ đồng đầu tư vào Quảng Ninh trong năm 2015
    Nhiều cơ hội giao thương với doanh nghiệp Nga
    Đón đầu TPP, nhà đầu tư Đài Loan rót hơn 1 tỷ USD vào Việt Nam
    Vốn FDI Nhật Bản chảy mạnh vào Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-12-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-12-2015

    Sắp giảm dự trữ bắt buộc cho nhiều ngân hàng?
    “Đại án” Phương Nam: 22 bị cáo bị đề nghị tăng án gấp đôi
    Cảnh báo cạn dòng vốn vào thị trường mới nổi
    Dòng tiền đen Trung Quốc tuồn ra nước ngoài đạt kỷ lục
    Kinh tế - xã hội nhiều địa phương tạo được đà cho năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh 10-12-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh 10-12-2015

    Vietnam Airlines chốt đối tác chiến lược trong tháng 12
    Rạng Đông bị truy thu thuế hơn 4,6 tỷ đồng
    Thịt bò và táo Pháp trở lại Việt Nam
    Chính thức gia hạn cho vay ngắn hạn ngoại tệ đến hết quý I/2016
    VAMC đã xử lý được 7,7% số nợ xấu đã mua

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-12-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-12-2015

    TP.HCM quá tải cấp giấy chứng nhận nhà đất
    Không để xuất khẩu cá tra vào Mỹ bị gián đoạn
    SHB tài trợ chuỗi liên kết ngành thủy sản
    Hải quan TP.HCM dự kiến thu, nộp ngân sách 97.500 tỉ đồng
    Giá nhà giảm 30% so với năm 2010

  • Tin kinh tế đọc nhanh 09-12-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh 09-12-2015

    FED: Thị trường đã sẵn sàng cho lãi suất tăng
    Sẽ thanh tra toàn diện Pepsi, Coca-Cola, Wonderfarm và URC
    FTA Việt Nam - EU dự kiến có hiệu lực năm 2018
    Nhiều DN Nga hợp tác hiệu quả với đối tác Việt Nam
    EU hỗ trợ để Việt Nam được công nhận kinh tế thị trường

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-12-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-12-2015

    Kinh tế Việt Nam đang tụt lại phía sau
    Xây dựng quy trình cấp bảo lãnh bất động sản
    Nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp cơ khí
    Phúc thẩm vụ 8 ngân hàng bị lừa gần 800 tỉ
    Việt Nam đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 258 dự án tại Lào

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-12-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-12-2015

    Đưa vào khai thác giàn khoan 6.000 tấn dầu/ngày
    Giá dầu gần chạm đáy năm 2015, chứng khoán tụt dốc
    Xuất khẩu 6,2 triệu tấn gạo
    Nhiều doanh nghiệp Nhật khảo sát về nông nghiệp
    Sáp nhập Công ty tài chính Sông Đà vào MB

  • Tin kinh tế đọc nhanh 08-12-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh 08-12-2015

    Dự trữ ngoại hối Trung Quốc xuống đáy gần 3 năm
    Bộ Tài chính: Cà Mau, Bạc Liêu đổ nợ chỉ là cá biệt
    'Công chúa mía đường' thu gần 160 tỷ đồng từ bán cổ phiếu
    JPMorgan tuyển hơn 200 con quan Trung Quốc
    Dừng thu hồi đất 800 hộ dân dự án công viên Tuổi Trẻ