tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 12-07-2016

  • Cập nhật : 12/07/2016

Miniso sắp vào Việt Nam là thương hiệu Trung Quốc mượn danh Nhật Bản?

Một số người tiêu dùng hoài nghi về nguồn gốc của Miniso - thương hiệu được giới thiệu là của Nhật Bản - sắp có mặt tại Việt Nam theo hình thức nhượng quyền.

Theo một số nguồn tin, thương hiệu bán lẻ hàng tiêu dùng ứng dụng thời trang Nhật - Miniso sẽ có mặt ở Việt Nam vào tháng 8 tới đây theo hình thức nhượng quyền.

Các sản phẩm chủ yếu của Miniso là hàng tiêu dùng, gia dụng, thời trang, phụ kiện kỹ thuật số, mỹ phẩm, mỹ phẩm chăm sóc da, dụng cụ làm đẹp, dụng cụ hỗ trợ sức khỏe, du lịch… cho trẻ sơ sinh đến người cao tuổi.

Tuy nhiên, ngay sau khi thông tin trên được công bố, nhiều người tiêu dùng đã đặt câu hỏi về nguồn gốc xuất xứ của thương hiệu trên. Một số ý kiến cho rằng Miniso thực chất là thương hiệu Trung Quốc chứ không phải Nhật Bản như lời trích dẫn.

Trên trang web chính thức của hãng, Miniso được giới thiệu là "thương hiệu thời trang Nhật Bản có trụ sở chính tại Tokyo, được sáng lập bởi nhà thiết kế Miyake Jyunya và doanh nhân trẻ Trung Quốc Ye Guofu."

Còn trang Miniso Việt Nam (Minisohome.vn) cho hay Tổng điều hành, linh hồn của brand Miniso đó là ông Ye Guofu (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Aiyaya Co., Ltd.)

Theo trang này, "Aiyaya là thương hiệu Trung Quốc thành lập từ 2004 bởi Ye Guo Fu, chủ yếu bán mỹ phẩm và các đồ thời trang, phụ kiện dành cho phái nữ tại Trung Quốc. Hãng này đi lên từ việc tạo bản sao chuỗi cửa hàng đồng giá nổi tiếng nhất Nhật Bản “MUJI” theo phong cách Trung Quốc, các sản phẩm hoàn toàn Trung Quốc. Đến nay Aiyaya đã có 3000 store."

Năm 2013, Ye Guofu chuyển đổi hệ thống cửa hàng AIYAYA thành thương hiệu hoàn toàn mới: “MINISO”. Bằng việc ký kết với nhà thiết kế Miyake Jyunya thương hiệu Miniso có xuất xứ và thiết kế: Japan (AIYAYA sau này hợp tác với Hàn Quốc và đổi thương hiệu thành Aiyaya House của Hàn Quốc)

hai nha sang lap cua miniso. anh:straitstimes

Hai nhà sáng lập của Miniso. Ảnh:Straitstimes

Không chỉ riêng tại Việt Nam, hồi đầu năm 2016, khi bước chân vào thị trường Singapore, Miniso cũng gặp phải nghi vấn tương tự. Lý do xuất phát từ việc thương hiệu này chỉ có 4 cửa hàng tại Nhật Bản nhưng lại có tới 1.000 cửa hàng tại Trung Quốc, Straitstimes cho biết.

Bên cạnh đó, Miniso còn từng dính phải rắc rối khi sử dụng tiếng Nhật không chính xác trên bao bì sản phẩm.

Ngoài ra, hình ảnh logo của Miniso khiến nhiều người liên tưởng đến 2 chuỗi bán lẻ nổi tiếng Nhật Bản là Daiso và Uniqlo càng làm gia tăng sự hoài nghi của các 'cư dân mạng' Singapore.

Trước những lời nhận xét tiêu cực tại đảo quốc sư tử, Miyake Jyunya - đồng sáng lập Miniso chia sẻ với Straitstimes rằng "Thật là hài hước khi quan hệ đối tác chiến lược và sự thành công của Miniso tại Trung Quốc lại làm lu mờ thương hiệu doanh nghiệp tại Nhật Bản. Tôi rất hy vọng được thấy Miniso phát triển hơn tại Nhật Bản nhưng sẽ thú vị hơn nếu được chia sẻ triết lý thiết kế của đất nước này với các quốc gia trên thế giới".

Công ty cũng giải thích rằng logo Miniso được thiết kế đơn giản và hiện đại, phù hợp với triết lý của thương hiệu .(NĐH)


Brexit có thể ngăn cản phục hồi thị trường dầu mỏ?

Quyết định của Anh rút khỏi cơ cấu EU (Brexit) có thể làm hạ thấp nhu cầu về dầu mỏ, và gây áp lực với giá cả, tờ The Wall Street Journal viết.
Theo dự báo của 14 ngân hàng đầu tư qua cuộc khảo sát mà tờ báo này tiến hành, mức giá trung bình của dầu thô Brent năm 2017 sẽ là 57 USD mỗi thùng, trong khi dầu WTI — 55 USD một thùng. Trong năm nay các chuyên gia hy vọng rằng giá trung bình của dầu Brent là 45 USD còn dầu WTI — 43 USD một thùng.

"Brexit có thể gây ra hiệu ứng trượt dốc nếu những nền kinh tế khác sẽ rơi vào khủng hoảng; điều này chắc chắn sẽ tác động đến nhu cầu dầu mỏ. Trong khi đó Anh chỉ chiếm chưa đầy 2% nhu cầu thế giới về dầu, thị phần của châu Âu nói chung là hơn 10%", tờ báo dẫn lời ông Miswin Mahesh, chuyên viên phân tích dầu mỏ tại Barclays Plc nhận định.


Start-up Việt được rót vốn triệu đôla từ cựu lãnh đạo Alibaba

Vntrip.vn, một start-up Việt hoạt động trong lĩnh vực đặt phòng khách sạn trực tuyến vừa công bố hoàn thiện vòng gọi vốn đầu tiên với khoản tài trợ 3 triệu USD từ các quỹ đầu tư ngoại.

Đứng đầu các quỹ đầu tư rót vốn vào Vntrip.vn là quỹ Fenghe Group và Hancock Revocable Trust. Fenghe Group được sáng lập và điều hành bởi John Wu, nhà đầu tư thiên thần đồng thời là trụ cột công nghệ của Alibaba trong gần 10 năm. Trong khi đó, Scott Hancock có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư đồng thời nắm giữ vị trí cấp cao tại Oak Hill Capital, Continuity Capital Partners và Deep Sky Capital.

Khởi động từ cuối năm 2014 và chỉ mới đưa vào chạy thử nghiệm trong 6 tháng đầu năm 2016, Vntrip.vn nhanh chóng thiết lập cho mình mạng lưới khách sạn trực tuyến rộng khắp Việt Nam thông qua hợp tác chiến lược với Booking.com, hệ thống đặt phòng khách sạn lớn nhất thế giới thuộc tập đoàn Priceline của Mỹ. Hiện tại, Vntrip.vn kết nối trực tuyến tới hơn 6.000 khách sạn Việt Nam và gần 900.000 khách sạn quốc tế.

vntrip.vn goi von thanh cong 3 trieu usd

Vntrip.vn gọi vốn thành công 3 triệu USD

Với Vntrip.vn, khách hàng có thể nhìn thấy giá phòng và số lượng phòng trống thực sự của từng khách sạn, nhận xác nhận đặt phòng với hình thức thanh toán đa dạng phù hợp với người Việt (thẻ tín dụng, internet banking, chuyển khoản và tiền mặt trả tại khách sạn) và dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7. Start-up này là công ty đầu tiên và duy nhất của Việt Nam cung cấp giải pháp đặt phòng toàn diện trên cả web và ứng dụng di động thông qua hệ điều hành Android và iOS.

Ông Lê Đắc Lâm, Tổng giám đốc của Vntrip.vn cho biết: "Sau vòng huy động vốn đầu tiên này, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào việc hoàn thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng và quảng bá trang web một cách rộng rãi hơn. Việc huy động được vốn từ những nhà đầu tư như John là một niềm tự hào đối với chúng tôi, tuy nhiên nó cũng là áp lực rất lớn để làm sao sử dụng khoản tiền này một cách hiệu quả nhất nhằm phát triển công ty.”

Với việc gọi vốn thành công, Vntrip.vn được các nhà đầu tư định giá 300 tỷ đồng.


Hàng triệu người Việt Nam có thể mất việc vì người máy

Lợi thế giá rẻ sẽ không đủ để đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, theo báo cáo từ Tổ chức lao động quốc tế (ILO).

Hơn một nửa số người lao động tại năm quốc gia Đông Nam Á có nguy cơ mất việc làm vào tay người máy trong hai thập kỷ tới, đặc biệt với những người lao động trong ngành công nghiệp may mặc, theo một nghiên cứu từ Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).

Nghiên cứu này cũng cho hay, khoảng 137 triệu người, tương đương 56% lao động tại các quốc gia Cambodia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam có nguy cơ bị ảnh hưởng cao.

“Các nước đang cạnh tranh nhờ lực lượng lao động giá rẻ cần phải xem lại. Lợi thế giá rẻ là không đủ trong thế giới ngày nay”, bà Deborah France-Massin, Giám đốc văn phòng của ILO cho các hoạt động sử dụng lao động nói. Báo cáo cũng cho biết công nhân phải được đào tạo để làm việc hiệu quả cùng với người máy.

lao dong gia re khong con la loi the lon. anh:reuters.

Lao động giá rẻ không còn là lợi thế lớn. Ảnh:Reuters.

Đông Nam Á là nơi cư trú của hơn 630 triệu người và là trung tâm của một số dịch vụ sản xuất, bao gồm dệt may, xe cộ, ổ đĩa cứng...

Trong số 9 triệu người đang làm trong lĩnh vực may mặc, quần áo và giầy dép, 64% nhân công Indonesia có nguy cơ mất việc cao vì tự động hóa, Việt Nam là 86% và Cambodia là 88%.

Các nhà máy dệt may tại Cambodia đang thực hiện đơn hàng cho các thương hiệu như Adidas, Marks & Spencer, Wal-Mart. Họ đang sử dụng khoảng 600.000 lao động.

Trong khi đó, Việt Nam ghi nhận mức đầu tư kỷ lục trong lĩnh vực giầy dép và dệt may nhờ các hiệp định thương mại tự do với các thị trường lớn, bao gồm Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là nhà cung cấp may mặc cho Mỹ lớn thứ hai, chỉ sau Trung Quốc.

Các cơ quan của Liên Hợp Quốc cho biết các loại công nghệ như máy in 3D, công nghệ mặc, công nghệ nano và người máy tự động hóa… có thể gây ảnh hưởng lớn đến người lao động.

“Người máy đang tỏ ra tốt hơn, rẻ hơn con người ở các phần công việc như lắp ráp. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng hợp tác sản xuất với con người", ILO cho biết.

Các lĩnh vực dệt may, quần áo và giày dép có nguy cơ cao nhất chịu ảnh hưởng của tự động hóa trong năm ngành công nghiệp được phân tích nghiên cứu, bao gồm ôtô và phụ tùng ôtô, điện và điện tử, quy trình kinh doanh gia công phần mềm và bán lẻ.

Trong lĩnh vực xe hơi và linh kiện, hơn 60% lao động tại Indonesia và hơn 70% tại Thái Lan đối mặt với tương lai mất việc.

Đông Nam Á là khu vực sản xuất ôtô lớn thứ bảy trên toàn cầu, có hơn 800.000 công nhân vào năm 2015, theo dữ liệu được công bố trong báo cáo.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-07-2016

    PV GAS sẽ liên doanh với đối tác Nhật phát triển LNG
    Chủ hệ thống FoodcoMart sắp IPO 33% vốn
    Hoàng Anh Gia Lai khổ vì thuế bất động sản Myanmar
    Navis Capital đầu tư vào bệnh viện Việt Pháp Hà Nội
    VietinBank ước lãi 4.300 tỷ đồng 6 tháng đầu năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-07-2016

    Tân Hoa Xã: Trung Quốc giảm xây dựng các dự án năng lượng
    Tập đoàn Trung Quốc đầu tư dự án pin mặt trời 1 tỷ USD tại Bắc Giang
    Đơn đặt hàng máy móc thiết bị của Nhật Bản bất ngờ giảm
    Cơ hội cuối cho các doanh nghiệp ngành thép phản đối áp thuế
    Giá dầu giảm, doanh thu của Petro Vietnam hụt gần 85.000 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 13-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 13-07-2016

    Bộ trưởng Tài chính Anh: Brexit là cơ hội vàng cho nhà đầu tư Mỹ
    Kinh tế Mỹ tăng trưởng việc làm tháng 6 mạnh nhất trong 8 tháng
    Giá cà phê Việt Nam đạt mức cao nhất một năm tại 1.745 USD/tấn
    Tiêu thụ xe máy tăng 8%
    Số lượng doanh nghiệp Nhật phá sản thấp nhất trong 26 năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-07-2016

    Cá ngừ Việt Nam hiện đang được xuất sang 87 thị trường
    Cá chết, tôm dịch bệnh: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn tăng 4,6%
    GDP Việt Nam 2016 “khó đạt chỉ tiêu”
    Nhập siêu từ Thái Lan đạt hơn 5,1 tỷ USD
    Chính phủ yêu cầu NHNN theo dõi sát diễn biến thị trường vàng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-07-2016

    Ô tô xả hàng: Đại hạ giá trăm triệu đồng
    100 tấn thanh long Việt đầu tiên vào siêu thị Thái Lan
    Các nhà máy Ấn Độ vận động hành lang để gia hạn chính sách MIP
    Thái Lan sẽ bán đấu giá 3,7 triệu tấn gạo trong tháng 7
    Xuất khẩu gạo giảm mạnh

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-07-2016

    Truy thu trên 2,7 tỷ đồng tiền thuế từ mặt hàng đá nhập khẩu
    Điều kiện để được kinh doanh hàng miễn thuế
    Cơ quan Hải quan có thể truy thu thuế trong thời hạn 10 năm
    DN bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế hơn 171.000 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 12-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 12-07-2016

    CPI Trung Quốc giảm tháng thứ 2 liên tiếp
    PBOC cắt trợ giúp, đồng Nhân dân tệ ghi nhận tuần giảm thứ 5
    Trung Quốc mang 300 tỷ USD từ quỹ hưu trí đi chơi chứng khoán
    Lý do khiến FED sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 7

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-07-2016

    London rớt hạng Top 10 thành phố hấp dẫn đầu tư sau Brexit
    Công nghiệp sẽ mang lại cú hích mới cho quan hệ Trung Quốc-ASEAN
    Phiên đấu giá cổ phần của COMA: Chỉ bán được 80.000 cổ phần
    Thaco đạt doanh số bán hàng trên 53.000 xe

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-07-2016

    Kịch bản “lạnh gáy” của đồng nhân dân tệ
    Giá gạo châu Á chịu sức ép từ các cuộc bán đấu giá của Thái Lan
    Thái Lan sẽ xả tiếp 9,5 triệu tấn gạo trong vòng 1 năm tới
    Nền kinh tế Trung Quốc có cần thêm các biện pháp hỗ trợ?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 11-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 11-07-2016

    Trung Quốc sửa lại định nghĩa GDP để tạo tăng trưởng trên giấy
    Tất cả đang chờ NHTW Anh hành động
    Đòi được hơn 2.400 tỷ đồng nợ xấu, Vietcombank báo lãi gần 4.200 tỷ đồng
    Ngân hàng đau đầu với khoản lỗ nghìn tỷ của Sông Đà Thăng Long