tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 05-04-2016

  • Cập nhật : 05/04/2016

Các đồng tiền châu Á tăng giá mạnh

thang 3 vua qua la thang tang gia manh nhat cua cac dong tien chau a noi chung tu it nhat nam 1999.

Tháng 3 vừa qua là tháng tăng giá mạnh nhất của các đồng tiền châu Á nói chung từ ít nhất năm 1999.


Tuy nhiên, ngân hàng Goldman Sachs cho rằng các đồng tiền châu Á sẽ giảm giá trở lại và khuyến cáo bán ra các đồng tiền này...

Tháng 3 vừa qua, các đồng tiền châu Á đã có tháng tăng mạnh nhất trong hơn 7 năm. Tuy nhiên, ngân hàng Goldman Sachs cho rằng các đồng tiền châu Á sẽ giảm giá trở lại và khuyến cáo bán ra các đồng tiền này.

Theo tin từ Bloomberg, chiến lược gia Kamakshya Trivedi của Goldman Sachs dự báo các đồng tiền ở khu vực châu Á sẽ quay trở lại với xu hướng mất giá khi các động thái nới lỏng chính sách tiền tệ tiếp theo ở Trung Quốc và Nhật Bản có thể đẩy đồng Nhân dân tệ và đồng Yên xuống mức đáy từ ít nhất năm 2008.

Ông Trivedi là người vào tháng 11 năm ngoái đã đưa ra dự báo chính xác về sự phục hồi của các thị trường mới nổi vào đầu năm 2016.

Trong tháng 3, đồng Won Hàn Quốc là đồng tiền tăng giá mạnh nhất ở châu Á, với mức tăng 8,2%. Tiếp theo là đồng Ringgit của Malaysia với mức tăng 7,8%, mạnh nhất từ năm 1998. Một chỉ số là thước đo sức mạnh của 10 đồng tiền được giao dịch phổ biến ở châu Á, không bao gồm đồng Yên, tăng 3%.

“Đây là thời điểm tốt để bán khống (short) các đồng tiền châu Á, nhất là Won Hàn Quốc, Baht Thái Lan, Đôla Đài Loan, Nhân dân Tệ và Ringgit”, ông Trivdei, người hiện là chiến lược gia trưởng về vĩ mô các thị trường mới nổi của Goldman Sachs ở London, nhận định.

“Diễn biến tỷ giá đồng Nhân dân tệ có ảnh hưởng rất trực tiếp tới đồng tiền của các thị trường mới nổi ở khu vực châu Á. Chúng tôi dự báo các đồng tiền trong khu vực sẽ giảm giá”.

Tháng 3 vừa qua là tháng tăng giá mạnh nhất của các đồng tiền châu Á nói chung từ ít nhất năm 1999. Cơ sở cho sự tăng giá này là giá hàng hóa cơ bản phục hồi và đồng USD giảm giá trước những đồn đoán cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ hành động chậm trong vấn đềtăng lãi suất.

Tuy vậy, xuất khẩu của châu Á vẫn chưa hồi phục, dẫn tới khả năng một làn sóng phá giá tiền tệ mới ở khu vực trong bối cảnh đồng Nhân dân tệ giảm giá so với đồng tiền các đối tác thương mại của Trung Quốc và kỳ vọng gia tăng về việc Nhật Bản sắp có thêm biện pháp kích thích tăng trưởng bằng chính sách tiền tệ - ông Trivedi nói.

Chuyên gia này dự báo đồng Yên sẽ giảm giá 14% so với USD, về mức 130 Yên đổi 1 USD trong 12 tháng tới, mức thấp nhất kể từ năm 2002. Đồng Nhân dân tệ được dự báo giảm giá 7% so với đồng bạc xanh, về mức thấp nhất kể từ tháng 5/2008. Đồng Won sẽ mất giá 11% so với đồng USD trong 12 tháng, về mức gần 1.300 Won/USD - ông Trivedi nói.

Trong cuộc họp tháng 3 vừa qua, các nhà hoạch định chính sách của FED dự báo sẽ tăng lãi suất 2 lần trong năm nay, so với dự báo tăng 4 lần đưa ra hồi tháng 12/2015. Goldman Sachs dự báo FED sẽ tăng lãi suất 3 lần trong năm 2016.

Các hợp đồng tương lai ở Mỹ dự báo khả năng FED tăng lãi suất trong năm nay là 62%, trong đó kịch bản dễ xảy ra nhất là tăng lãi suất duy nhất 1 lần.

Tuy vậy, theo ông Trivdei, FED vẫn có khả năng tăng lãi suất nhanh chóng hơn nếu các số liệu kinh tế Mỹ khởi sắc đẩy đồng USD tăng giá, theo đó đảo ngược xu hướng tăng giá gần đây của đồng Nhân dân tệ và đồng Yên.

Từ đầu năm đến nay, Nhân dân tệ đã tăng giá 0,45% so với đồng USD. Tuy vậy, tỷ giá đồng tiền của Trung Quốc vẫn giảm nếu so với các đồng tiền khác trong khu vực.

Theo Goldman Sachs, cho dù đồng USD có tăng giá trở lại, thì Trung Quốc vẫn muốn duy trì sự mất giá của đồng Nhân dân tệ so với đồng tiền của các đối tác thương mại nhằm hỗ trợ lĩnh vực xuất khẩu. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chững lại.

“Điều đó đồng nghĩa với việc đồng Nhân dân tệ sẽ mất giá so với USD”, ông Trivedi nói. “Nếu đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá, thì các quốc gia khác có lĩnh vực xuất khẩu chịu ảnh hưởng tiêu cực sẽ phải đối mặt với áp lực phải giảm giá đồng tiền của mình để giữ năng lực cạnh tranh”.


Chính sách mới ảnh hưởng xấu đến kinh tế Thái Lan

Hình nộm cảnh sát dùng để dọa lái xe chạy ẩu trên đường Asoke Montri ở Bangkok - Ảnh: Lam Yên
Những biện pháp thâu tóm quyền hạn của chính quyền Thái Lan đặt ra nhiều nguy cơ đối với nền kinh tế nước này.
Theo Bangkok Post, chính phủ Thái Lan vừa ban hành chính sách mới cho phép những sĩ quan quân đội cấp bậc thiếu úy trở lên có thể triệu tập, bắt giữ và tạm giam những người bị tình nghi phạm các tội như tống tiền, lừa đảo, ngược đãi lao động, mại dâm, buôn người cũng như hành nghề hướng dẫn du lịch trái phép.
Ngoài ra, quân đội cũng được quyền khám xét tài sản mà không cần lệnh của tòa án. Quyết định được biện minh là xuất phát từ tình trạng thiếu hụt lực lượng sĩ quan cảnh sát. Tuy nhiên, chính sách mới đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt của các nhóm nhân quyền vì cho rằng động thái mở rộng quyền hạn cho quân đội này càng “bóp nghẹt” hơn nữa quyền tự do công dân, ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư.
Nhận xét về các quyền mới dành cho quân đội, nhà nghiên cứu Sunai Phasuk thuộc Tổ chức theo dõi nhân quyền cho rằng Hội đồng hòa bình và trật tự quốc gia (NCPO) Thái Lan tiếp tục thi hành các biện pháp quyền lực không giới hạn và không có cơ chế kiểm soát. “Không có cơ chế kiểm tra hay giám sát nào để có thể điều tiết những hoạt động của chính phủ trong kế hoạch thanh trừng mafia và các loại tội phạm. Đây là điều rất đáng báo động. Ngoài ra, NCPO còn không chịu lắng nghe bất kỳ chỉ trích nào”, ông Sunai nói.
Ảnh hưởng kinh tế
Theo tờ The Wall Street Journal, việc chính quyền quân đội siết chặt kiểm soát đất nước trong gần 2 năm qua đã khiến kinh tế nước này xấu đi trầm trọng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thái Lan giảm gần 80% từ năm 2014 đến năm 2015, ngược hẳn với hình ảnh một trung tâm sản xuất hấp dẫn giữa các thị trường đang phát triển trong thập niên 1980 và 1990.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) mới đây cảnh báo xuất khẩu Thái đã giảm liên tục trong 3 năm từ 2013 - 2015 và sẽ tiếp tục giảm trong năm nay. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh như VN và Myanmar đang tiếp tục tăng trưởng.
Giới kinh doanh tại Thái cho rằng chính quyền nước này đã lạm dụng điều 44 của Hiến pháp tạm thời, vốn trao nhiều quyền hạn cho chính quyền quân sự để giữ gìn an ninh trật tự. Điều này làm một số nhà đầu tư lo lắng về vấn đề thực thi hợp đồng và sự an toàn đầu tư. “Hiện tại việc kinh doanh chưa bị ảnh hưởng cụ thể, nhưng vấn đề là nó có thể xảy ra và chắc chắn là có ảnh hưởng xấu”, một luật sư người nước ngoài cho biết.

10 triệu xe tự hành ra đường năm 2020

xe tu hanh se chiem mot luong lon tren cac con duong trong 5 nam toi - anh: afp

Xe tự hành sẽ chiếm một lượng lớn trên các con đường trong 5 năm tới - Ảnh: AFP


Xe tự hành không còn là ý tưởng của tương lai, bởi các công ty như Mercedes, BMW và Tesla đã phát hành hoặc đơn giản là lên kế hoạch phát hành tính năng tự lái cho những chiếc xe, theo Business Insider.
Các công ty công nghệ cũng đang cố gắng để trở thành tiên phong trong công nghệ xe tự hành. Gần đây Google thông báo sẽ thử nghiệm nguyên mẫu một chiếc xe không người lái trên những con đường ở California vào mùa hè năm nay.

Trong một báo cáo chuyên sâu từ BI Intelligence, các nhà phân tích đã dựa vào hiện trạng xe tự hành để cung cấp một phân tích sâu về sự tiến triển của xe tự hành trong vòng 5 năm tiếp theo. Các phân tích của BI Intelligence mô tả tác động kinh tế mà xe tự hành có thể nhận được cũng như những rào cản ngăn chặn xe tự hành khi gia nhập thị trường.

Dưới đây là những điểm nhấn trong báo cáo đến từ BI Intelligence liên quan đến thị trường xe tự hành từ nay đến năm 2020:

- Xe tự hành không phải là một công nghệ tự động mới trong tương lai, bởi trên thực tế đã có những chiếc xe với tính năng tự lái xuất hiện trên đường. BI Intelligence xác định xe tự hành là những chiếc xe có tính năng cho phép nó có thể tăng tốc, phanh cũng như khả năng tương tác với tài xế.

- Xe tự hành được chia thành hai loại khác nhau: Bán tự trị và tự chủ hoàn toàn. Một chiếc xe tự chủ hoàn toàn có thể lái từ điểm A đến B và có thể xử lý toàn bộ các tình huống trên đường mà không cần bất kỳ sự tương tác nào từ tài xế. Những chiếc xe như vậy sẽ ra mắt vào năm 2019.

- Đến năm 2020, dự đoán có khoảng 10 triệu ô tô là xe tự  hành xuất hiện trên đường.

- Xe tự chủ hoàn toàn được chia ra thành hai loại: vận hành bởi tài xế và không có tài xế. Do liên quan đến các quy định và bảo hiểm mà chiếc xe tự chủ hoàn toàn được vận hành bởi tài xế sẽ được đưa ra thị trường trong vòng 5 năm tới, trong khi chiếc xe tự hành không có tài xế vẫn cần thêm một thời gian nữa.

- Lợi ích lớn nhất của xe tự hành đó là chúng đảm bảo đường giao thông an toàn hơn và cuộc sống người dân thuận tiện hơn. Tại Anh, một kết quả nghiên cứu ước tính rằng xe tự hành sẽ chỉ cướp đi khoảng 2.500 mạng người do tai nạn liên quan trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến 2030.

- Nhưng rào cản đối với xe tự hành vẫn còn rất đáng kể. Chi phí sản xuất cũng như các quy định cần phải được làm rõ dựa trên một số tính năng xe tự hành trước khi chúng đến tay đối tượng người tiêu dùng.

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu kinh doanh gas phải có tối thiểu 40 đại lý

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 19/2016/NĐ-CP quy định về kinh doanh khí và điều kiện kinh doanh khí tại thị trường VN và sẽ được áp dụng từ ngày 15.5.
Cụ thể, các doanh nghiệp (DN) hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu khí phải đáp ứng 2 điều kiện, bao gồm có cầu cảng (thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc có hợp đồng thuê cầu cảng tối thiểu 5 năm) và có kho tổng dung tích các bồn chứa tối thiểu 3.000 m3 đối với LPG (khí dầu mỏ hóa lỏng hay còn gọi là gas); 60.000 m3 đối với LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng); 200.000 Sm3 (mét khối tiêu chuẩn) đối với CNG (khí thiên nhiên nén).
Riêng đối với sản phẩm LPG, DN còn phải có số lượng chai các loại đủ điều kiện lưu thông trên thị trường với tổng dung tích chứa tối thiểu 3.930.000 lít; có trạm nạp vào chai; có xe bồn hoặc đường ống vận chuyển, trạm cấp hoặc trạm nạp LNG.
Đồng thời, DN cần có hệ thống phân phối với tối thiểu 40 tổng đại lý hoặc đại lý kinh doanh LPG đáp ứng đủ điều kiện quy định. Nghị định cũng nêu rõ giá bán khí áp dụng theo cơ chế giá thị trường nhưng có sự kiểm soát của nhà nước do DN đầu mối quyết định sau khi nộp các loại phí, lệ phí và thực hiện các biện pháp bình ổn giá của cấp có thẩm quyền công bố.

Kinh tế Hàn Quốc loạng choạng vì Trung Quốc

anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Hàn Quốc xưa nay là một quốc gia mạnh về xuất khẩu, vì thế sự loạng choạng gần đây của nước này thật đáng báo động: trong 14 tháng liên tiếp, giá trị xuất khẩu đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 1.2016, xuất khẩu đã giảm sâu tới 18,8% về dưới 37 tỉ USD, mức giảm tồi tệ nhất kể từ năm 2009.

Các sản phẩm hóa dầu là mặt hàng xuất khẩu chính của Hàn Quốc, vì thế việc giá dầu thế giới thấp phần nào đã giải thích cho những con số này. Tuy nhiên, động cơ tăng trưởng lâu năm của Hàn Quốc như các nhà máy thép, xưởng đóng tàu, các nhà máy ôtô dường như cũng đang chạy hụt hơi.

Năm ngoái POSCO, một tập đoàn thép được thành lập vào năm 1968, đã báo cáo mức lỗ ròng hằng năm lần đầu tiên. Tập đoàn này đã bị hạ bệ trong bảng xếp hạng toàn cầu trước các đối thủ Trung Quốc và Nhật, khi từ nhà sản xuất thép lớn thứ 3 rớt xuống hạng 5 trong giai đoạn 2010-2014. Tháng 3 vừa qua, Daewo Shipbuilding & Marine Engineering (DSME), một trong những hãng đóng tàu lớn nhất thế giới, đã ghi nhận mức thâm hụt tồi tệ nhất trong lịch sử, khi lỗ hơn 5.000 tỉ won (4 tỉ USD) vào năm 2015. Doanh số bán đã giảm gần 25%. Tập đoàn này cũng đã sa thải 13.000 nhân công vào năm ngoái. Giờ DSME cho biết sẽ phải sa thải thêm 12.000 lao động nữa.

Hồi tháng 1 năm nay, hãng xe Hyundai Motor đã báo cáo mức giảm lợi nhuận trong quý thứ 8 liên tiếp. Công ty dự kiến lượng xe bán ra (đã bao gồm cả công ty trực thuộc Kia Motors) sẽ tăng nhẹ 1,5% trong năm nay. Đây là một con số rất khiêm tốn so với mức tăng trưởng tới 24% của năm 2010.

Hyundai Merchant Marine Co., hãng tàu lớn thứ 2 Hàn Quốc về doanh số bán, hồi tháng 1 vừa qua cũng cho biết sẽ bán đi công ty con trong lĩnh vực môi giới và thực hiện các biện pháp khác nhằm thu về dòng tiền trong bối cảnh ngành vận tải biển thế giới đang sa sút. Hyundai và đối thủ lớn hơn Hanjin Shipping Co. đều đã báo cáo các mức lỗ trong hoạt động kể từ năm 2011 và đang gánh những món nợ khổng lồ, một phần do nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại.

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đang bị tác động bởi sản lượng tăng lên từ phía các nhà sản xuất Trung Quốc và đồng won mạnh lên gần đây so với đồng yen Nhật, vốn đang có lợi cho các đối thủ Nhật. Xuất khẩu của Hàn Quốc tương đương khoảng 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này và 25% được xuất sang Trung Quốc.

 
xuat khau han quoc dang giam voi toc do nhanh nhat ke tu nam 2009.

Xuất khẩu Hàn Quốc đang giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2009.

Ryu Seung-sun, đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Mirae Asset Securities, cho rằng vì Hàn Quốc xuất khẩu các phụ tùng cho ngành hàng tiêu dùng như màn hình và chip dùng trong điện thoại thông minh Trung Quốc, nên cũng dễ hiểu khi Hàn Quốc nằm trong số những nước đầu tiên bị tác động bởi đà tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc cũng như của nền kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, Park Sangin, chuyên gia kinh tế tại Đại học Quốc gia Seoul, cho rằng các yếu tố nội tại mới là “thủ phạm” lớn hơn, bởi sau cùng, nền kinh tế nước này đã trải qua cuộc suy thoái toàn cầu gần đây một cách tương đối dễ dàng.

Nhiều trong số các tập đoàn đa ngành của Hàn Quốc đi lên từ những ngành sản xuất mà đã thúc đẩy ngành công nghiệp của nước này cất cánh dưới thời của cựu Tổng thống Park Chung-hee cách đây hơn 40 năm. Và kết quả là ngày nay ngành sản xuất chiếm tới 1/3 GDP của Hàn Quốc. Qua nhiều năm, các tập đoàn đa ngành này, được gọi là chaebol, bành trướng vào nhiều lĩnh vực. 1/10 trong số đó làm ăn không hiệu quả, song vẫn sống vật vờ nhờ cơ chế sở hữu chéo.

Một số tập đoàn công nghiệp đã bắt đầu “xén bớt” các bộ phận kinh doanh không thuộc ngành nghề cốt lõi và làm ăn không hiệu quả. DSME, chẳng hạn, đang bán đi một công ty con điều hành các sân golf. Tuy nhiên, các tập đoàn khác vẫn tiếp tục con đường đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động nhằm tìm kiếm những động cơ tăng trưởng mới. Khi mảng điện tử của Samsung mất thị phần vào tay các nhà sản xuất điện thoại thông minh tại Trung Quốc, tập đoàn này đã lấn sang lĩnh vực dược phẩm sinh học. Samsung BioLogics gần đây đã động thổ nhà máy sản xuất thứ 3 của mình mà khi đi vào hoạt động sẽ đưa nó trở thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới về thuốc sinh học.

Các tập đoàn khác vẫn đang ăn nên làm ra mặc cho những loạng choạng nói chung gần đây. 7 trong số 10 mã cổ phiếu tốt nhất năm ngoái trong MSCI Asia Pacific Index, một chỉ số được theo dõi bởi các quỹ đầu tư lớn, là các cổ phiếu Hàn Quốc; trong số đó là các công ty ngành dược phẩm, mỹ phẩm và hàng không vũ trụ.

Nhóm cổ phiếu ngành truyền thông cũng sôi động trong thời gian gần đây nhờ sự thành công của CJ E&M, công ty con của CJ Corp, một chabeol khác của Hàn Quốc. Công ty con này đã trở thành một ngôi sao xuất khẩu với bộ phim bom tấn năm 2013 mang tên A Wedding Invitation được sản xuất nhắm đến thị trường Trung Quốc.

Vào tháng 11 năm ngoái, MSCI đã kết nạp CJ E&M vào chỉ số Hàn Quốc khi Công ty hất cẳng Daewoo Shipbuilding và Hyundai Merchant Marine, một hãng tàu đang gặp khó khăn. Khi các công ty truyền thông hưởng lợi từ sự phổ biến của các vở kịch, phim ảnh, nhạc Hàn trên đất nước Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á, ngày càng nhiều công ty bắt tay với các doanh nghiệp Trung Quốc để sản xuất hoặc quảng bá nội dung.

Một điều tốt lành là nền kinh tế Hàn Quốc đã đa dạng hóa vượt ra khỏi các ngành công nghiệp nặng. Nhưng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và thời trang cũng không tránh khỏi bị tác động bởi các xu hướng trên thế giới.

Tháng 2 vừa qua, hai nhà sản xuất mỹ phẩm lớn nhất của Hàn Quốc là Kolmar Korea và Cosmax đã báo cáo mức lợi nhuận ảm đạm do giờ cả hai đang phụ thuộc nhiều vào thị trường đang tăng trưởng chậm lại Trung Quốc. Thậm chí một danh mục xuất khẩu đa dạng hơn cũng không đủ để bảo vệ Hàn Quốc khỏi cơn gió rét đang thổi qua châu Á.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-04-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-04-2016

    IMF: Thế giới sẽ đón nhiều cú sốc kinh tế mới từ Trung Quốc
    Lộ diện các ngân hàng lớn “góp mặt” trong Tài liệu Panama
    Thu giữ hàng chục nghìn hộp sữa bột Similac giả tại Trung Quốc
    Mạng 5G sắp được thương mại hóa
    LG Display sẽ xây dựng dự án 1,5 tỷ USD tại KCN Tràng Duệ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-04-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-04-2016

    Nước nào thiệt hại nặng nhất, hưởng lợi nhiều nhất từ giá dầu?
    Doanh nghiệp Trung Quốc “xí phần” TPP
    Trung Quốc hạn chế trao đổi thương mại với Triều Tiên
    Chủ tịch TP HCM sang Nhật mời gọi đầu tư
    Wal-Mart mời gọi người mua hàng trực tuyến

  • Tin kinh tế đọc nhanh 06-04-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 06-04-2016

    “2016 vẫn là một năm tích cực cho thị trường bất động sản Việt Nam”
    Trung Quốc phá giá đồng nội tệ phiên thứ hai liên tiếp
    Đồng USD sụt giá so với yen Nhật và bảng Anh
    VinGroup đã bỏ ra gần 5.700 tỷ để nắm 1 dự án rộng 215ha tại Hà Nội
    Phát hiện một doanh nghiệp FDI xuất khống gần 700.000 mét vải

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-04-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-04-2016

    Các nhà xuất khẩu châu Á đối phó với sự giảm tốc của Trung Quốc ra sao?
    Doanh nghiệp trong nước chủ động đón đầu xu hướng năng lượng xanh
    Ngày 5/4: Giá vàng theo đà giảm mạnh
    Tập đoàn Chubb chính thức ra mắt thương hiệu Chubb Life tại Việt Nam
    Nhà đất Trung Quốc đang bùng nổ?

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-04-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-04-2016

    Vàng bật tăng mạnh do USD suy yếu
    Nhật Bản quan tâm thị trường thực phẩm Indonesia
    Cảnh báo nhựa đường nhái mác Shell Singapore bán tại Việt Nam
    Tín hiệu mới trong thu hút FDI vào Cần Thơ
    Ngăn sự giảm tốc của công nghiệp

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-04-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-04-2016

    ​Giá nhà tăng trong quý I/2016
    USD tiếp tục giảm do giới đầu tư điều chỉnh theo sự thận trọng của Fed
    IFC rót 50 triệu USD vào Dragon Capital
    Công ty Panama giúp khách hàng trốn thuế như thế nào
    Tăng trưởng không phải là tất cả

  • Tin kinh tế đọc nhanh 05-04-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 05-04-2016

    Việt - Hàn nâng kim ngạch thương mại song phương lên 70 tỷ USD
    Cá tra nguyên liệu không còn để cung cấp cho nhà máy
    Rủi ro khi đầu tư đất vùng ven chờ tăng giá
    Cổ phiếu Eximbank bị đưa vào diện cảnh báo
    Dự án thép hơn 8.000 tỷ nằm chờ nhà thầu Trung Quốc 4 năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-04-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-04-2016

    Vốn ngoại vẫn kỳ vọng ở Việt Nam
    Nhu cầu vàng trang sức đang tăng mạnh
    Tỷ giá tiếp tục ổn định trong phiên đầu tuần
    Khi DN vàng trang sức… ngại báo cáo
    Hàng Việt cần tận dụng thị trường Hồng Kông

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-04-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-04-2016

    Thế giới vẫn ưa chuộng USD
    12 tỷ USD cho chuỗi dự án điện khí ở Kiên Giang và Cần Thơ
    Arab Saudi chỉ đóng băng sản lượng nếu Iran tham gia
    Trung Quốc đẩy mạnh mua gạo Việt
    Sầu riêng, thanh long tăng giá nhờ Trung Quốc 'ăn' nhiều

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 04-04-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 04-04-2016

    Nợ xấu của nhiều ngân hàng lớn Trung Quốc tăng mạnh
    Doanh nghiệp lo “xộ khám” vì cách tính thuế của Bộ Tài chính
    Cho vay bất động sản tăng mạnh, ngân hàng giảm đầu tư vào trái phiếu chính phủ
    BIDV được chấp thuận mở chi nhánh tại Myanmar với mức vốn 85 triệu USD
    Argentina phải thua “quỹ kền kền”