tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-09-2017

  • Cập nhật : 21/09/2017

Báo Mỹ giải mã sức hút dòng tiền ngoại của kinh tế Việt Nam

Làm ăn với Trung Quốc “con dao hai lưỡi”, nhưng quan hệ kinh tế với Trung Quốc về tổng quan là tích cực đối với Việt Nam. 

 

cong nhan tai nha may samsung o bac ninh. anh: reuters

Công nhân tại nhà máy Samsung ở Bắc Ninh. Ảnh: Reuters

 

Cây bút William Watts vừa có bài viết trên tờ MarketWatch lý giải sức hấp dẫn của kinh tế Việt Nam đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975 và hai miền đất nước thống nhất, Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế. Năm 1986, chính quyền Việt Nam tiến hành một số cải cách sâu rộng sau khi trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.

Đến đầu thập kỷ 90, Việt Nam bắt đầu tăng cường quan hệ với khu vực và thế giới, trong đó có việc tái thiết lập quan hệ thương mại với Mỹ, và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007.

Dù nền kinh tế cải thiện nhiều, nhưng đường đi của Việt Nam không phải luôn bằng phẳng. Do có quy mô nhỏ, nền kinh tế Việt Nam ít chịu ảnh hưởng nhiều bởi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998. Trong vòng 2 thập kỷ trở lại đây, kinh tế Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm, và chứng kiến bong bóng bất động sản xì hơi năm 2011. Tuy thế, GDP của Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng ấn tượng trên 6%/năm kể từ năm 2000, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới.

Dù một số nước có cái nhìn không thiện cảm về chính trị, giới đầu tư vẫn hào hứng với triển vọng kinh tế dài hạn của Việt Nam, và chú ý tới các yếu tố như lực lượng lao động có trình độ và mức độ cởi mở cao với đầu tư nước ngoài.

Theo các chuyên gia phân tích tại công ty tư vấn Pavilion (Canada), dù một số nhà đầu tư có chút e ngại về nợ công đang ở mức 62% GDP, nhưng chi phí nhân công rẻ và lực lượng lao động được chuyên môn hóa cao là những yếu tố đưa Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Đông Nam Á.

Nhờ những lợi thế đó, Việt Nam đón dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh từ các đối tác thương mại hàng đầu như Nhật Bản và Hàn Quốc trong những năm gần đây. Samsung Electronics của Hàn Quốc là doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất ở Việt Nam, chiếm đến hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong năm 2016.

Chính dòng vốn FDI luôn tăng là chìa khóa giúp các chỉ số tăng trưởng của Việt Nam cao hơn các nền kinh tế châu Á khác, như Indonesia và Malaysia, những nước có mức cạnh tranh tương đương, vẫn theo các chuyên gia của Pavilion.

Hơn nữa, dòng vốn FDI đổ vào mạnh cũng kéo theo nhiều nhà máy được xây thêm. Công ăn việc làm mới giúp cải thiện đời sống của giới công nhân, nhưng điều thường bị bỏ qua là việc làm mới lại gây áp lực tăng lương ở những vùng thấp hơn trong nền kinh tế, theo Robert Harvey, phụ trách danh mục đầu tư tại Matthews Asia.

anh: afp/getty. 

Ảnh: AFP/Getty. 

Chỉ số VN-Index đã tăng 21,2% trong năm nay, nhưng vẫn kém hơn mức tăng gần 28% của chỉ số MSCI Emerging Markets của các thị trường mới nổi. Giá chứng chỉ quỹ ETF iShares MSCI Emerging Markets hôm thứ Hai đã đạt đỉnh 6 năm.

Các chuyên gia tại Pavilion cho rằng yếu tố Trung Quốc cũng có nhiều ảnh hưởng. Dù quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội có những lúc nóng lạnh, nhưng mỗi cải thiện nhỏ về hoạt động kinh tế của Trung Quốc đều tác động tích cực đến xuất khẩu của Việt Nam.

Đây là “con dao hai lưỡi”, nhưng quan hệ [kinh tế] với Trung Quốc về tổng quan là tích cực, các chuyên gia Pavilion nhận xét. Đơn cử như đà tăng mạnh của các kim loại dùng trong công nghiệp chế biến gần đây cho thấy Trung Quốc một lần nữa là tác nhân thúc đẩy tăng trưởng.

Chuyên gia Harvey thuộc công ty Matthews khuyến nghị đầu tư vào các công ty trong ngành tiêu dùng ở Việt Nam do họ có lợi thế là dễ tăng giá và đòi hỏi về vốn thấp hơn.

Các chuyên gia tại Pavilion cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam là tấm gương phản ánh rõ nhất câu chuyện tăng trưởng của đất nước. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng mạnh hơn các nước trong khu vực và các nền kinh tế định hướng xuất khẩu khác cho đến năm ngoái rồi chững lại do tăng trưởng kinh tế giảm tốc.

Chỉ số MSCI Vietnam được cấu thành bởi ngành tiêu dùng (55%), bất động sản (19%) và tài chính (9).

Do đó, chỉ số này phụ thuộc vào tăng trưởng trong nước và khu vực hơn là giá hàng hóa trên thế giới, nhất là khi so sánh với các chỉ số của thị trường cận biên khác”, theo các chuyên gia tại Pavilion.(Bizlive)
--------------------------

Trung Quốc tăng sở hữu nợ Mỹ lên cao nhất trong năm

Theo số liệu do Bộ Tài chính Mỹ phát hành hôm 18.9 tại Washington, cổ phiếu, trái phiếu và hóa đơn Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ tăng tháng thứ sáu liên tiếp lên 1.170 tỉ USD trong tháng 7.2017, tăng 19,5 tỉ USD so với tháng trước đó.

Nhật Bản sở hữu 1.110 tỉ USD, tăng 22,3 tỉ USD từ tháng 6.2017, đánh dấu mức tăng lớn nhất trong gần 4 năm.

Trung Quốc hồi tháng 6.2017 đã giành lại ngôi chủ nợ lớn nhất của Mỹ từ Nhật Bản, sau khi nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã giữ vị trí này trong suốt tám tháng. Hai quốc gia châu Á này chiếm hơn một phần ba tổng sở hữu trái phiếu Mỹ, với tổng giá trị nắm giữ đạt 6.250 tỉ USD trong tháng 7.2017.

Theo Bloomberg, dự trữ ngoại tệ của Đại lục đã tăng trong tháng 8.2017, đạt 3.090 tỉ USD. Dòng tiền chảy ra của nước này giảm dần trong bối cảnh các biện pháp thắt chặt, kiếm soát vốn của Bắc Kinh ngày càng chặt chẽ hơn nhằm hạn chế vốn thoái, ổn định đồng tiền. Ngân hàng trung ương Trung Quốc tuần trước hủy bỏ yêu cầu dự trữ có thể làm giảm tốc độ tăng giá của nhân dân tệ.

Báo cáo của Kho bạc Mỹ bao gồm dữ liệu về dòng vốn quốc tế cũng cho thấy dòng tiền ròng chảy vào chứng khoán dài hạn của Mỹ tăng 1,3 tỉ USD trong tháng 7.2017. Một khoản ngoại tệ vượt trội, bao gồm các chứng khoán ngắn hạn như tín phiếu kho bạc và chứng khoán hoán đổi, cũng được ghi nhận đạt 7,3 tỉ USD, tăng so với mức 5,9 tỉ USD trong tháng 6.2017.
----------------------------

Đại diện Thương mại Mỹ: Trung Quốc là một mối đe dọa "chưa từng có" đối với hệ thống thương mại thế giới

Mô hình kinh tế của Trung Quốc đại diện cho một mối đe dọa “chưa từng có” đối với hệ thống thương mại thế giới và không thể giải quyết theo các quy định toàn cầu hiện nay.

Đây là nhận định của đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer trong một bài phát biểu tại Washington. Theo ông, Trung Quốc đang phát triển nền kinh tế trên một quy mô "khủng khiếp", kết hợp giữa việc trợ cấp các công ty trong nước, buộc các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ và bóp méo thị trường ở Trung Quốc và trên toàn thế giới.

Ông nhấn mạnh Tổ chức Thương mại Thế giới và những nguyên tắc của thương mại toàn cầu hiện nay không thể giải quyết được những vấn đề mà cách kích thích kinh tế tăng trưởng của chính phủ Trung Quốc gây ra.

muc tham hut thuong mai cua my voi trung quoc vuot xa tham hut cua my voi cac nuoc khac

Mức thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc vượt xa thâm hụt của Mỹ với các nước khác

Ông Lighthizer nhận được rất nhiều phàn nàn, đặc biệt từ lãnh đạo các công ty lớn của Mỹ về việc phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác liên doanh ở Trung Quốc, và vấn đề vi phạm bản quyền của cường quốc châu Á này. Tuy nhiên, ông chưa muốn đi đến bất kỳ kết luận nào trước khi cuộc điều tra của Mỹ về việc Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ kết thúc.

Mặc dù tổng thống Mỹ Donald Trump không dán nhãn Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ và nới lỏng việc áp thuế lên hàng hóa nước này, ông Lighthizer tuyên bố Washington sẽ có những thay đổi trong chính sách thương mại để cải thiện tình trạng thâm hụt giữa Mỹ và Trung Quốc.

Ông lặp lại rằng chính quyền ông Trump "thích" các thỏa thuận song phương hơn là thỏa thuận đa quốc gia. Mỹ sẽ theo đuổi các hiệp định thương mại riêng biệt với các nước châu Á, sau khi tổng thống nước này rút lui khỏi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP hồi tháng 1.(NDH)
--------------------------------

Tập đoàn Foxconn muốn mở rộng đầu tư, sản xuất tại Bắc Ninh

Tập đoàn Foxconn bày tỏ mong muốn Bắc Ninh tiếp tục tạo điều kiện, giới thiệu địa điểm đầu tư với quỹ đất lớn, hạ tầng cơ sở, giao thông thuận tiện để tập đoàn đầu tư mở rộng sản xuất tại đây.

Theo thông tin từ UBND tỉnh Bắc Ninh, ông Lu Fang Ming, Phó Chủ tịch Tập đoàn Khoa học kỹ thuật Hồng Hải (Tập đoàn Foxconn) vừa có buổi làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh về việc tìm hiểu địa điểm mở rộng đầu tư.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Foxconn Lu Fang Ming bày tỏ mong muốn lãnh đạo tỉnh tiếp tục tạo điều kiện, giới thiệu địa điểm đầu tư với quỹ đất lớn, hạ tầng cơ sở, giao thông thuận tiện để Foxconn lập quy hoạch phát triển, đầu tư mở rộng sản xuất trong giai đoạn tiếp theo.

tap doan foxconn muon mo rong dau tu, san xuat tai bac ninh. anh: bizlive.

Tập đoàn Foxconn muốn mở rộng đầu tư, sản xuất tại Bắc Ninh. Ảnh: BizLIVE.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh đánh giá Foxconn đã góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động, đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước, các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Tử Quỳnh cũng giới thiệu một số khu công nghiệp tiềm năng với vị trí, giao thông thuận lợi, cơ sở hạ tầng hiện đại và mong muốn Tập đoàn Foxconn sẽ lựa chọn, tiếp tục mở rộng đầu tư và phát triển ổn định. Bên cạnh những ưu đãi của Chính phủ, Bắc Ninh sẽ có những chính sách ưu đãi riêng đối với những dự án có vốn đầu tư lớn trên địa bàn.

Bắc Ninh hiện là một trong những tỉnh phát triển nhanh với nhiều chỉ tiêu nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước, đặc biệt trong thu hút FDI với tổng vốn đầu tư khoảng 15,5 tỷ USD.

Bắt đầu xây dựng nhà máy tại khu công nghiệp Quế Võ từ năm 2007, Foxconn hiện đã có 10 năm đầu tư tại Bắc Ninh, chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm linh kiện điện tử, CNTT, viễn thông…

Bên cạnh việc gia công, chế tạo cho các hãng điện tử lớn trên thế giới, Foxconn cũng có 3 thương hiệu riêng trong sản xuất điện thoại di động là Nokia, Sharp, Infocus.(KT&TD)

Trở về

Bài cùng chuyên mục