Nga cứu gấp 2 ngân hàng thương mại lỗ 13 tỉ USD; 24 doanh nghiệp Hà Nội nợ thuế, phí gần 3.000 tỉ đồng; Sang tên 'sổ đỏ' sẽ bị đánh thuế; TP HCM muốn Uber, Grab ngưng kết nối thêm xe mới

Các doanh nghiệp châu Âu dường như đã rất 'mệt mỏi với những lời hứa hẹn' của Trung Quốc về cam kết mở cửa thị trường.
Các công ty nước ngoài thường than phiền về một sân chơi không bình đẳng và môi trường điều tiết không rõ ràng khi hoạt động tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã công khai tuyên bố sẽ nhanh chóng có biện pháp nhằm thúc đẩy thị trường công bằng, mở cửa và thu hút nhiều đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cho tới nay tất cả vẫn chỉ là lời nói.
Theo CNBC, Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc mới đây đã phải lên tiếng thúc giục Bắc Kinh thực hiện lời hứa mở cửa thị trường. “Nếu Trung Quốc không muốn cung cấp khả năng tiếp cận thị trường của họ, thì không thể có trường hợp họ sẽ tiếp tục được phép tận hưởng ưu đãi mà không bị cản trở ở châu Âu. Cách tiếp cận tự do, sáp nhập và mua lại sẽ chỉ có hiệu quả nếu tất cả các bên đều tiến tới bình đẳng và loại bỏ các rào cản”, trích thư của Phòng Thương mại Liên minh châu Âu.
“Chúng tôi không biết liệu Trung Quốc có thực hiện được các cam kết mà họ đã đưa ra hay không. Chúng tôi cần thấy những biện pháp thiết thực từ nhà nước Trung Quốc để thấy rằng họ đang thực sự cởi mở hơn”, Mats Harborn, Chủ tịch Phòng Thương mại Liên minh châu Âu, nói.
Các công ty nước ngoài từ lâu đã phàn nàn về một sân chơi không bình đẳng và quy định điều tiết môi trường kinh doanh không rõ ràng mỗi khi nhắc đến Trung Quốc. Khoảng 54% công ty châu Âu cho biết họ nhận thức được đang bị đối xử thiếu công bằng so với các công ty trong nước của Đại lục.
Phòng Thương mại Liên minh châu Âu kêu gọi Trung Quốc nên tận dụng Đại hội Đảng toàn quốc sắp diễn ra để tiến tới cải cách. Đồng thời mong muốn Bắc Kinh cho phép các doanh nghiệp nước ngoài đóng vai trò lớn hơn trong việc thiết lập các tiêu chuẩn ngành và tiếp cận chính sách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển. Trung Quốc cũng nên tìm cách thu hút đầu tư nước ngoài tốt hơn bằng cách tránh xa việc thành lập các khu thương mại với ưu đãi ngắn hạn. Thực tế đó không hấp dẫn các công ty châu Âu thường đưa ra quyết định đầu tư dựa trên nguyên tắc thị trường.
Lượng tiền đầu tư của hai bên hiện đang chảy theo hai hướng khác nhau. Đầu tư của Trung Quốc vào Liên minh châu Âu (EU) vẫn ổn định ở mức 10,4 tỉ USD trong nửa đầu năm nay, trong khi đó đầu tư của EU vào Trung Quốc giảm 23% xuống còn 3,7 tỉ USD cùng kỳ. Như thường lệ, các công ty quốc tế vẫn phải tìm kiếm một đối tác địa phương để hợp tác nếu muốn bước vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, một hạn chế làm cho họ cảm thấy lo lắng về nguy cơ bị đánh cắp sở hữu trí tuệ hoặc bí mật thương mại.
Rào cản luật pháp cũng đang lan rộng tại thị trường nước này. Luật về an ninh mạng được Trung Quốc bắt đầu áp dụng hồi tháng 6.2017 mơ hồ đến nỗi nhiều doanh nghiệp nước ngoài không biết nên hoạt động theo hướng nào. “Dường như các nhà chức trách Trung Quốc thường xuyên sử dụng công cụ cũ trong thế giới mới và tạo ra các khuôn khổ pháp lý mờ ảo, không rõ ràng và không thể dự đoán được”, Phòng Thương mại Liên minh châu Âu nhận xét.(Thanhnien)
------------------------------
Giá dầu hôm 19/9 giảm, một ngày sau khi giá dầu Mỹ trụ đỉnh 7 tuần trong bối cảnh giới đầu tư theo dõi khả năng OPEC gia hạn thỏa thuận cắt giảm nguồn cung và ngóng số liệu tồn kho dầu thô của Mỹ.
Giá dầu thô Mỹ giao tháng 10 giảm 43 cent, tương đương 0,9%, về mức 49,48 USD/thùng tại thị trường New York. Giá loại dầu này kết phiên đầu tuần ở mức cao nhất kể từ cuối tháng 7.
Trong khi đó, giá dầu Brent mất 34 cent, tương đương 0,6%, xuống 55,14 USD/thùng tại Sàn Giao dịch London.
Saudi Arabia, nước có ảnh hưởng mạnh nhất tại Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), đang đi đầu trong việc cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, nỗ lực giảm lượng dư cung gặp khó khăn do một số nước không tuân thủ nghiêm thỏa thuận và sản lượng dầu thô ở Mỹ tăng, theo Mihir Kapadia, CEO và người sáng lập của Sun Global Investors.
Số liệu của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ hôm thứ Hai cho thấy kỳ vọng sản lượng dầu đá phiến ở nước này có tháng tăng thứ 10 liên tục. “Đây là một trong những lý do chính khiến giá dầu bị kẹt ở khoảng 52-55 USD/thùng”, Kapadia nói.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Jabar al-Luaibi hôm thứ Ba cho biết Iraq và các nước thành viên OPEC đang xem xét khả năng gia hạn thỏa thuận cắt giảm nguồn cung đến sau tháng 3/2018.
“Về tổng thể, triển vọng có vẻ sáng sủa và giá dầu đang tăng”, ông Jabar al-Luaibi phát biểu trong một sự kiện tại UAE.
Tin tức về việc Iraq ủng hộ việc gia hạn thỏa thuận đang hỗ trợ giá dầu. Tuy nhiên, Iraq đến nay chưa tuân thủ quota của mình kể từ khi thỏa thuận này có hiệu lực nên giá sẽ giảm nhanh chóng, Nitesh Shah, Giám đốc phụ trách hàng nguyên liệu tại ETF Securities, bình luận.
Dù sản lượng của Iraq đã giảm 10.000 thùng/ngày trong tháng 8, mức độ tuân thủ của nước này vẫn thấp, chỉ ở 39%, theo báo cáo mới đây của Cơ quan Năng lượng Quốc tế. Bộ trưởng Dầu mỏ nước này lại tuyên bố Iraq hoàn toàn tuân thủ thỏa thuận.
OPEC và các nước phi thành viên sẽ nhóm họp tại Vienna vào thứ Sáu để xem xét việc tuân thủ thỏa thuận, mặc dù các giới đầu tư và phân tích cho rằng sẽ không có quyết định nào về việc cắt giảm thêm sản lượng được đưa ra tại cuộc họp chính thức thường niên vào tháng 11.(Bizlive)
---------------------------
Sản lượng bán lẻ năm nay ước tính khoảng 26.600 tấn mang về cho các công ty sản xuất kem và thực phẩm tráng miệng hơn 3.000 tỷ đồng.
Hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor cho biết, sản lượng bán lẻ kem và thực phẩm tráng miệng trong năm nay ước tính đạt 26.600 tấn, tăng 7% so với năm ngoái. Bình quân mỗi ngày, người Việt tiêu thụ khoảng 72,8 tấn sản phẩm này.
Giá trị bán lẻ đạt khoảng 3.033 tỷ đồng, tăng 15% so với năm ngoái và gấp đôi so với cách đây 5 năm. Mức tăng trưởng ấn tượng này đến từ việc thu nhập người dân tăng, kéo theo chất lượng cuộc sống ngày càng cao.
Bình quân giá bán sản phẩm kem và thực phẩm tráng miệng tiếp tục tăng do xu hướng cao cấp hoá sản phẩm, đặc biệt là tại các thành phố lớn ngày càng phổ biến. Bên cạnh đó, tình hình lạm phát và chi phí nhân công, nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất cũng chưa có dấu hiệu chững lại.
Do ảnh hưởng của văn hoá Nhật Bản, kem hương vị trà xanh dần chiếm lĩnh thị trường. Doanh số bán hàng của dòng sản phẩm này trong năm nay chỉ xếp sau những hương vị truyền thống như chocolate, vani… Nhiều doanh nghiệp đầu ngành như Vinamilk, Nestlé Việt Nam cũng nhanh chóng bổ sung hương vị này vào danh mục sản phẩm. Các sản phẩm mới được sự báo sẽ tác động lớn đến cục diện của ngành kem bởi cả hai công ty này đều sở hữu thương hiệu tốt và mạng lưới phân phối rộng khắp toàn quốc.
Báo cáo của Euromonitor cho thấy, thị phần ngành kem đang có sự phân hoá rõ rệt. Theo đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Kido duy trì vị thế dẫn đầu với 40,2% thị phần, tăng đáng kể so với năm ngoái. Trong đó, nhãn hiệu Merino và Celano lần lượt chiếm khoảng 22% và 15% thị phần. Đây cũng là doanh nghiệp duy nhất trong nhóm 8 công ty đầu ngành ghi nhận sự tăng trưởng thị phần.
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Unilever Việt Nam chia nhau các vị trí tiếp theo với tỷ lệ lần lượt là 9,1% và 8,4%. Thị phần của các doanh nghiệp này đồng loạt giảm khoảng 0,1-0,4% so với năm ngoái.
Nhờ sự đóng góp lớn từ các doanh nghiệp trong nước mà phân khúc giá trung bình tiếp tục chi phối thị trường. Tuy nhiên, một số thương hiệu cao cấp của nước ngoài như Swensens và Baskin-Robbins đang cho thấy trỗi dậy mạnh mẽ, nhất là ở mảng kem không đóng gói.
Dù ngành kem và thực phẩm tráng miệng đang ở thời điểm “chín muồi”, thuế nhập khẩu có thể giảm trong tương lai khiến mức độ cạnh tranh càng khốc liệt hơn nhưng dự báo tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm sẽ ở mức 7%, khá cao so với những ngành thực phẩm đóng gói khác.(Vnexpress)
-------------------------
Ngày 19.9, tại Hà Nội, T.Ư Hội Nông dân VN tổ chức hội nghị đại biểu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ 5, giai đoạn 2012 - 2017, với 300 nông dân được tuyên dương.
Ông Lại Xuân Môn, Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân VN, cho biết trong 5 năm qua, cả nước có 27.000 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi có doanh thu từ 1 tỉ đồng/năm trở lên, tăng gấp 5 lần so với giai đoạn 2007 - 2012. Các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp đang tạo việc làm tại chỗ cho trên 11 triệu lao động.
Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đề nghị T.Ư Hội Nông dân VN lựa chọn nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi có uy tín làm nòng cốt giúp nông dân tổ chức lại sản xuất theo hướng từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn; chuyển từ kinh tế hộ gia đình nhỏ lẻ, sang liên kết hợp tác theo chuỗi; chuyển tư duy sản xuất từ coi trọng năng suất, sản lượng sang chất lượng và giá trị gia tăng để sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.(Thanhnien)
Nga cứu gấp 2 ngân hàng thương mại lỗ 13 tỉ USD; 24 doanh nghiệp Hà Nội nợ thuế, phí gần 3.000 tỉ đồng; Sang tên 'sổ đỏ' sẽ bị đánh thuế; TP HCM muốn Uber, Grab ngưng kết nối thêm xe mới
Chi ngân sách tăng gấp đôi sau 5 năm; Bulgaria hối hận vì trừng phạt Nga; Nợ công Việt Nam hơn 2 triệu tỉ đồng, chiếm 61% GDP; Bình quân mỗi ngày Samsung Việt Nam lãi gần 400 tỷ đồng
Nga lại dẫn đầu thế giới về thực phẩm hữu cơ; Thắt chặt quản lý đối với tiền ảo; Ả Rập Xê Út đầu tư hàng tỉ USD vào nhiều dự án giải trí; Doanh nghiệp Hàn Quốc tháo chạy khỏi Trung Quốc
Đặt cược vào S&P 500, Warren Buffett sắp thắng 2 triệu USD; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 'đứng đầu' về số dự án không hiệu quả; Đừng để đặc khu kinh tế thành 'miếng mồi' của lợi ích nhóm; Người Thái thích ăn mực Việt Nam, 'chê' mực TQ
Viettel chính thức "chen chân" vào thị trường gọi xe trực tuyến; Uber lại vướng vào bê bối hối lộ; WTO nâng dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2017; Tốn 14.000 tỉ đồng vì kiểm tra chuyên ngành
Google mua lại một phần HTC với giá 1,1 tỷ USD; Trung Quốc phát triển chất liệu hấp thụ kim loại nặng; Nông dân 'ồ ạt' thanh lý cây cao su già; Amazon bị tố tiếp tay bán nguyên liệu chế... bom
Báo Mỹ giải mã sức hút dòng tiền ngoại của kinh tế Việt Nam; Trung Quốc tăng sở hữu nợ Mỹ lên cao nhất trong năm; Đại diện Thương mại Mỹ: Trung Quốc là một mối đe dọa "chưa từng có" đối với hệ thống thương mại thế giới; Tập đoàn Foxconn muốn mở rộng đầu tư, sản xuất tại Bắc Ninh
CEO giới ngân hàng Mỹ 'rất sợ' bitcoin; Thanh tra toàn diện các dự án tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng; Liên kết vùng miền Trung: Phải bắt đầu từ doanh nghiệp; Doanh nghiệp tốn 30 triệu ngày công và hơn 14 nghìn tỷ mỗi năm để kiểm tra chuyên ngành
Anh cam kết chi 20 tỉ euro cho thỏa thuận Brexit; Nhiều người Đức không tin tưởng vào xe tự lái; Quy hoạch ĐBSCL thế nào để ứng phó với biến đổi khí hậu?; Chủ tịch Tập đoàn Hoá chất bị kỷ luật cách chức
Sau 9 năm đàm phán, thanh long Việt Nam lần đầu sang Úc; Cyprus bị tố “bán” quốc tịch cho giới siêu giàu; Giá xăng tăng lần thứ 5 liên tiếp trong 2 tháng, vượt 18.000 đồng/lít; Lãi suất huy động tiền đồng tăng
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự