Người Việt sẽ đến BigC để mua... hàng Thái?
Chỉ nộp 50% thuế khi làm việc trong cụm công nghiệp
Doanh nghiệp bị ràng buộc trong quá nhiều giấy tờ
Vương quốc Anh rót vốn mạnh vào khu công nghiệp TP.HCM
“Kịch bản xấu cho Vn-Index 2016 là 467 điểm”
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-01-2016
- Cập nhật : 19/01/2016
Sự thật giản đơn về chứng khoán Trung Quốc
Những quy định vụng về không phải là nguyên nhân duy nhất khiến cho thị trường đại lục rủi ro đến vậy.
“Thật điên khùng”. Đó là câu nói thốt ra từ Chen Gang - giám đốc đầu tư của quỹ Shanghai Heqi Tongyi tại sàn giao dịch hôm 7/1 - ngày mà một phiên giao dịch chỉ kéo dài trong 29 phút và sau đó bị đóng cửa bởi cơ chế tự ngắt (circuit breakers). Vị giám đốc đã bán hết cổ phiếuvào cái thời khắc cánh cửa thoát hiểm đóng lại.
Từ ngày ra đời, cơ chế này bị cho là nguyên nhân lớn nhất gây hỗn loạn trên thị trường. Tuy nhiên, tập trung quá nhiều vào cơ chế tự ngắt sẽ khiến người ta quên mất một nguồn rủi ro đáng sợ khác: đầu cơ.
Trung bình các cổ phiếu trên sàn giao dịch đại lục đang được giao dịch ở mức P/E = 57 – gấp đôi một số thị trường lớn trên thế giới. Bất chấp sự bất ổn của đồng nhân dân tệ và lo ngại về nền kinh tế giảm tốc, một số công ty tiêu biểu của Trung Quốc vẫn đang được giới đầu tư nhìn nhận là có tiềm năng phát triển tới tầm đâu đó giữa Facebook và Google.
Cơn sốt IPO càng góp phần làm cho TTCK Trung Quốc giống trò sổ xố. Cổ phiếu hãng công nghệ Bảo Phong tăng 4.200% chỉ trong 55 ngày giao dịch sau khi phát hành IPO trên sàn Thâm Quyến hồi tháng 3. Sau đó, cổ phiếu này bị rớt 31% trước khi tạm ngưng giao dịch trong tháng 10.
Tại TTCK Trung Quốc, NĐT chủ yếu ở dạng nhỏ lẻ và mới gia nhập thị trường, dẫn đến tình trạng nhiều công ty đơn giản chỉ đổi tên mã cổ phiếu cho giống ngành công nghệ tương tự với bùng nổ “tronics” những năm 1960 và “dot-com” trong những năm 1990 ở Mỹ.
Trước đây, dân Trung Quốc không hào hứng với chứng khoán đến vậy. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, các kênh truyền thông nhà nước xuất hiện dày đặc các bài báo khuyến khích người dân đầu tư, nuôi dưỡng niềm tin rằng Chính phủ sẽ đảm bảo ai cũng có lãi khi đầu tư chứng khoán. Chỉ số cơ bản CSI 300 tăng 150% chỉ trong 12 tháng trước khi thị trường bắt đầu lao dốc hồi tháng 6 và tính đến nay vẫn tăng tới 53%.
Một bộ phận lớn nhà đầu tư đang tỏ ra hoang mang và mất niềm tin vào giới chức. Hôm 8/1, UBCK Trung Quốc tạm ngưng cơ chế tự ngắt giao dịch. Phát ngôn viên của Ủy ban cho biết, các nhà hoạch định cần nghiên cứu dần, đúc rút kinh nghiệm và có điều chỉnh sau. Cựu Bộ trưởng tài chính Mỹ - Nicholas Brady, cha đẻ của cơ chế tự ngắt giao dịch tại Mỹ nhận định vấn đề ở Trung Quốc là cổ phiếu rơi chưa đủ sâu thì giao dịch đã bị ngắt. Ở Mỹ, giao dịch bị tạm ngừng sau khi chỉ số S&P500 rớt 7% và tiếp tục rớt 13%. Phiên giao dịch cả ngày bị đình chỉ nếu lỗ lên tới 20%.
Như vậy, vấn đề của cơ chế tự ngắt giao dịch có thể được sửa chữa. Cố vấn kinh tế tại Allianz gọi hỗn loạn tại TTCK Trung Quốc là “vết thương tự gây ra.” Tờ Bloomberg nhận định, chính phủ Trung Quốc hoàn toàn có thể khiến sự đau đớn chỉ là tạm thời.
Chính quyền của ông Tập vẫn còn phải cố gắng nhiều hơn nữa. Các quỹ đầu tư quốc doanh được chỉ đạo mua vào cổ phiếu trong mùa hè năm ngoái đã chi khoảng hơn 200 tỷ USD chỉ trong 3 tháng (theo Goldman Sachs). Đầu năm 2016, thị trường lại rơi vào các biện pháp can thiệp tương tự như hồi mùa hè lại được triển khai.
Tuy nhiên, theo Patrick Chovanec, chiến lược gia đến từ quỹ đầu tư Silvercrest, điều đơn giản ở đây là Trung Quốc đang cố gắng đẩy thị trường lên trên mức giá hợp lý và bền vững và do đó họ khó có thể thành công.
186 ha sân bay Nha Trang sẽ thành khu thương mại
Sân bay Nha Trang rộng hơn 186 ha được tỉnh Khánh Hòa chuyển sang mục đích dân sự, quy hoạch thành khu phức hợp thương mại, dịch vụ, công viên, bảo tàng...
Ngày 18/1, UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, địa phương đã quyết định chuyển hơn 186 ha đất sân bay Nha Trang sang mục đích dân sự.
Khu đất nằm gần bờ biển này bước đầu được định giá khoảng 12.000 tỷ đồng, dự kiến bán cho nhà đầu tư để đối ứng các dự án BT.
Ông Trần Hòa Nam - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Khánh Hòa cho biết, theo quy hoạch mới duyệt, sân bay Nha Trang sẽ là khu phức hợp thương mại, dịch vụ, công viên, bảo tàng... 10 ha đất giáp đường Trần Phú sát biển được xây quảng trường, bảo tàng và trung tâm triển lãm.
Theo ông Nam, tiền bán khu đất này sẽ ưu tiên đối ứng cho Bộ Quốc phòng đầu tư sân bay Cam Ranh và Bình Thuận với tổng vốn 5.500 tỷ đồng; khu đô thị hành chính tỉnh phía tây Nha Trang...
Tập đoàn Bảo Việt ước đạt 1.187 tỷ đồng LNST 2015, lên kế hoạch tỷ đô doanh thu năm 2016
Các chỉ tiêu kinh doanh hợp nhất toàn Tập đoàn năm 2015 về cơ bản đều vượt kế hoạch đã được ÐHÐCÐ thường niên thông qua tuy nhiên, kết quả này sụt giảm nhẹ so với thực hiện năm 2014.
Theo tin từ Tập đoàn Bảo Việt (BVH), nãm 2015 tổng doanh thu hợp nhất của Tập đoàn ước đạt 20.807 tỷ đồng, bằng 110% kế hoạch và tăng trưởng 9,2% so với năm 2014. LNTT hợp nhất ước đạt 1.465 tỷ đồng, bằng 101,8% kế hoạch. LNST hợp nhất ước đạt 1.187 tỷ đồng, bằng 104,1% kế hoạch đề ra.
Như vậy các chỉ tiêu kinh doanh hợp nhất toàn Tập đoàn năm 2015 về cơ bản đều vượt kế hoạch đã được ÐHÐCÐ thường niên thông qua.
Năm 2014, BVH đạt LNTT hợp nhất 1.627 tỷ ðồng, LNST đạt 1.331,3 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh năm 2015 của Bảo Việt sụt giảm nhẹ so với kết quả thực hiện năm 2014.
Công ty Mẹ Tập đoàn Bảo Việt năm vừa qua cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra với LNST ước đạt 1.002 tỷ đồng (vượt 2,2% kế hoạch).
Về mảng kinh doanh bảo hiểm, mảng mang lại phần lớn doanh thu cho tập đoàn, năm 2015 chứng kiến kết quả tãng trưởng khả quan. Doanh thu từ lĩnh vực này ước đạt 16.514 tỷ đồng, tăng 17,4% so với nãm 2014. Trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực phi nhân thọ ước đạt 6.471 tỷ đồng, tăng 5,9% so với nãm 2014. Doanh thu lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 10.100 tỷ đồng, tăng trưởng 26,9%.
Lĩnh vực chứng khoán ước đạt 291 tỷ đồng doanh thu, 117 tỷ đồng LNST.
Năm 2016, với kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ, Tập đoàn Bảo Việt đề xuất kế hoạch doanh thu 1 tỷ USD. Nếu hoàn thành, đây sẽ là mức doanh thu kỷ lục của Bảo Việt kể từ khi thành lập và là Tập đoàn tài chính bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam cán mức doanh thu kỷ lục này.
HDBank báo lãi 836 tỷ đồng trong năm 2015
Tăng trưởng tín dụng năm vừa qua của HDBank đạt 24,2% với nợ xấu chỉ chiếm 0,97% trên tổng dư nợ.
Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank) vừa tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2015, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2016.
Theo đó, năm 2015 ngân hàng đạt tổng tài sản 102.423 tỷ đồng, vốn điều lệ 8.100 tỷ đồng. Tổng vốn huy động đạt 82.092 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2014. Tổng dư nợ tín dụng 67.252 tỷ đồng, tăng 24,2% so với năm 2014. Nợ xấu kiểm soát ở mức 0,97%.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 836 tỷ đồng. Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đạt 0,81%; Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở mức 8,92 %. Mạng lưới gồm 220 điểm giao dịch cùng 4.500 điểm giới thiệu dịch vụ trên toàn quốc.
Trong năm 2015 HDBank tiếp tục là 1 trong 4 ngân hàng TMCP được Ngân hàng Nhà Nước xếp hạng A.
Ngày 18/1/2016, HDBank đã đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba lần 2 do Chủ tịch nước trao tặng. Huân chương lao động lần này tặng thưởng vì những thành tích xuất sắc nổi bật của HDBank trong tiến trình đổi mới của ngành Ngân hàng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Bà Lê Thị Băng Tâm, chủ tịch HĐQT HDBank cho biết, HDBank sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu nhằm đóng góp nhiều hơn nữa cộng đồng xã hội, đem đến cho doanh nghiệp và người dân các sản phẩm dịch vụ tiên tiến nhất. “Chúng tôi coi đây là động lực, đồng thời cũng là trách nhiệm của HDBank để tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững, đóng góp vào sự phát triển kinh tế đất nước”.
HDBank là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam thực hiện sáp nhập tự nguyện cùng DaiABank, tiếp đến là mua lại công ty Tài chính SGVF. Các vụ M&A đã giúp ngân hàng đẩy nhanh tiến độ mở rộng quy mô và nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo tốt hơn lợi ích của khách hàng, đối tác, cổ đông...
Lại một thương vụ đình đám có giá lên tới 5,4 tỷ USD vừa diễn ra ở Trung Quốc
Hãng Haier, Trung Quốc, vừa thâu tóm mảng kinh doanh đồ gia dụng của General Electric với giá 5,4 tỷ USD. Động thái này giúp tăng sự hiện diện cũng như ảnh hưởng của các công ty Trung Quốc tại thị trường Mỹ.
Haier nổi tiếng với những sản phẩm gia dụng như máy giặt, tủ lạnh và lò vi sóng. Trong những năm gần đây hãng này có nhiều chiến lược mở rộng ra các thị trường quốc tế bao gồm cả Mỹ.
GE chia sẻ vụ mua bán này được sự chấp thuận của cả hai Hội đồng quản trị của hai hãng. Với mức giá 5,4 tỷ USD, đây là vụ công ty Trung Quốc thâu tóm công ty Mỹ lớn thứ ba trong lịch sử. Haier cho biết sau thương vụ mua bán trụ sở mảng gia dụng của GE vẫn sẽ đặt tại Louisville, Kentucky.
Feng Zhang, một nhà phân tích thị trường đồ gia dụng của hãng Euromonitor, chia sẻ rằng Haier rất quan tâm tới GE bởi vị thế vững chắc của hãng này tại thị trường Mỹ, một thị trường chiếm 10% doanh số đồ gia dụng toàn cầu. Thương hiệu đã được xác nhận của GE tại Mỹ cũng là một "tài sản vô giá", Zhang nói.
Trước đó, GE đã từng đồng ý bán mảng gia dụng cho hãng Electrolux của Thụy Điển. Tuy nhiên, thương vụ này đã bị hủy bỏ bởi các nhà quản lý lo ngại tình trạng độc quyền.
Đây là thương vụ thâu tóm công ty nước ngoài mới nhất của các doanh nghiệp Trung Quốc. Theo Dealogic, chỉ trong mấy tuần đầu năm 2016, các nhà đầu tư Trung Quốc đã bỏ ra tới 12,3 tỷ USD để thâu tóm các công ty nước ngoài. Đây là dấu hiệu cho thấy năm 2016 là năm phát triển kỷ lục của Trung Quốc. Hồi đầu tuần, GE đã công bố kế hoạch chuyển trụ sở của hãng từ Connecticut tới Boston, Masahchusetts.