tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-10-2015

  • Cập nhật : 14/10/2015

Chính phủ phê duyệt Hiệp định thương mại biên giới Việt-Lào

Chính phủ phê duyệt Hiệp định thương mại biên giới Việt-Lào
Lễ ký Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào (Nguồn: Bộ Công thương)
Việt Nam-Lào hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 2 tỷ USD năm 2015.

Chính phủ vừa phê duyệt Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào được ký ngày 27/6/2015.

Chính phủ giao Bộ Ngoại giao làm thủ tục đối ngoại về việc phê duyệt, lưu chiểu điều ước quốc tế và thông báo hiệu lực của Hiệp định theo quy định của pháp luật.

Trước đó, ngày 27/6/2015, tại Thị xã Cửa Lò (Nghệ An) đã diễn ra Lễ ký Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào.

Việc ký kết Hiệp định Thương mại biên giới giữa hai nước sẽ tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động giao thương qua cửa khẩu, đồng thời tạo sự thống nhất để giải quyết một số vấn đề trong hoạt động thương mại biên giới, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội các tỉnh biên mậu và sẽ thúc đẩy, đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 2 tỷ USD trong năm 2015


Giao dịch liên ngân hàng tăng vọt

Giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tăng hơn 40% nhưng lãi suất lại giảm, đồng thời phân bổ đều hơn cho các kỳ hạn chứ không tập trung quá lớn vào kỳ hạn qua đêm, 1 tuần như tuần trước đó.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động ngân hàng tuần cuối tháng 9 đầu tháng 10, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ bằng VND đạt xấp xỉ 177.046 tỷ đồng (bình quân 35.409 tỷ đồng/ngày), tăng 51.418 tỷ đồng, tương đương 41% so với tuần từ 21/9 – 25/9/2015.

Giao dịch liên ngân hàng bằng USD quy đổi ra VND trong khi đó đạt 36.371 tỷ đồng (bình quân khoảng 7.274 tỷ đồng/ngày), tăng 4.101 tỷ đồng tương đương hơn 10% so với tuần trước đó.

Theo kỳ hạn, các giao dịch VND chủ yếu tập trung vào kỳ hạn 1 tuần (chiếm 33%) và qua đêm (chiếm 28% tổng doanh số giao dịch VND). Đối với giao dịch USD, các kỳ hạn có doanh số lớn nhất là kỳ hạn qua đêm và 1 tuần với tỷ trọng lần lượt là 51% và 23% tổng doanh số giao dịch bằng USD.

Như vậy, kỳ hạn giao dịch liên ngân hàng tuần qua đã phân bổ đều hơn cho các kỳ hạn xa, thay vì mức tập trung tới hơn 90% cho kỳ hạn qua đêm và 1 tuần như tuần trước đó.

Về lãi suất, so với tuần từ 21/9 - 25/9/2015, lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng bằng VND tuần đến ngày 2/10 tiếp tục giảm ở hầu hết các kỳ hạn chủ chốt từ 1 tháng trở xuống. Cụ thể, lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng giảm lần lượt còn mức 2,56%/năm, 3,26%/năm và 4,15%/năm.

Đối với các giao dịch USD, so với tuần từ 21/9 – 25/9/2015, lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng tăng giảm trái chiều. Trong khi lãi suất bình quân ở kỳ hạn 2 tuần và 1 tháng giảm, lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm và 1 tuần tăng. Cụ thể, lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm và 1 tuần tăng lần lượt 0,03%/năm, 0,07%/năm. Lãi suất bình quân kỳ hạn 1 tháng giảm là 0,27%/năm.


Các quan chức ngân hàng: FED không nên hoãn tăng lãi suất

Trong cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) diễn ra tại Peru, một số nhà hoạch định chính sách đã mang đến một thông điệp cho ngân hàng trung ương Mỹ rằng không nên hoãn tăng lãi suất.

Việc chờ đợi quyết định của FED làm cho các quan chức tại thị trường mới nổi lo ngại về khả năng họ sẽ tiếp tục phải đối mặt với vấn đề về đồng tiền mất giá, luồng vốn và nợ.

Trong cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) diễn ra tại Peru mới đây, một số nhà hoạch định chính sách đã mang đến một thông điệp cho các đối tác Mỹ: Hãy kiên định.

Phó thống đốc ngân hàng trung ương Malaysia – ông Sukhdave Singh - cho rằng việc trì hoãn tăng lãi suất không giải quyết được tình hình hiện nay, mà nó có thể còn trở thành một vấn đề lớn đối với các thị trường mới nổi nếu họ đang nợ quá nhiều.

Những lo ngại của FED đang ảnh hưởng xấu đến các nền kinh tế mới nổi trong 2 năm qua. Tuy nhiên, sau cuộc họp hôm 11/10/2015 của IMF, nhiều quan chức nói rằng giờ đây họ muốn sự chắc chắn thay vì cứ phải chờ đợi.

Phó Thủ tướng Singapore - ông Tharman Shanmugaratnam – cho rằng năm nay thống đốc ngân hàng trung ương các nước, đặc biệt là các nước mới nổi, mong muốn FED sẽ đưa ra quyết định tăng lãi suất - không phải vì muốn lãi suất tăng, mà họ muốn sự ổn định.

Trong khi đó, ông Jens Weidmann – chủ tịch ngân hàng trung ương Đức – bổ sung rằng triển vọng của các thị trường mới nổi cũng sẽ bị ảnh hưởng không tốt do dòng vốn rút ra khỏi các thị trường này do tác động của việc FED hoãn tăng lãi suất. Ông cho rằng việc sớm tăng lãi suất của Mỹ sẽ là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế này đã tốt hơn và sẽ là một tin tốt với kinh tế thế giới.


Cần 3.600 tỉ đồng để cải tạo hơn 300km đường sắt

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa đề xuất với Bộ GTVT chủ trương đầu tư xây dựng công trình nâng cấp đường sắt cũ, cải tạo bình diện bán kính nhỏ đường sắt thuộc đoạn Hà Nội-Vinh và Sài Gòn-Nha Trang với tổng mức đầu tư lên tới hơn 3.600 tỉ đồng (gần 170 triệu USD).

Theo đó, hệ thống đường sắt thuộc khu đoạn Hà Nội-Vinh sẽ được nâng cấp đường cũ, giữ nguyên bình diện; cải tạo nền đường thay kiến trúc tầng trên ray, ghi, tà vẹt; kéo dài đường ga… với tổng mức đầu tư 2.534 tỉ đồng, chiều dài dự kiến 288,5 km. Đồng thời, trên đoạn đường này sẽ tiến hành cải tạo 33 vị trí/40 đường cong, chiều dài cải tạo 14,5 km với số tiền 641 tỉ đồng.

Đối với đoạn đường sắt Nha Trang-Sài Gòn chỉ cải tạo bình diện, nâng bán kính đường cong kết hợp xử lý đồng bộ trắc dọc, nền đường và kiến trúc tầng trên cùng các công trình hạ tầng kỹ thuật liên quan. Khối lượng dự kiến 11 vị trí/33 đường cong, chiều dài cải tạo 10,2 km với nguồn vốn là 449 tỉ đồng.

Theo VNR, tuyến đường này có nhiều đoạn đường sắt xuống cấp, lạc hậu, nền đường nhiều đoạn bị sạt lở do lâu năm chưa được nâng cấp cải tạo, ảnh hưởng đến tốc độ chạy tàu.

Ông Đới Sỹ Hưng, Phó Tổng giám đốc VNR cho rằng, để phát huy hiệu quả của toàn tuyến đường sắt Bắc-Nam, việc cải tạo nâng cấp khu đoạn Hà Nội-Vinh, Sài Gòn-Nha Trang rất quan trọng.

Khi dự án được triển khai sẽ tăng cường khối lượng vận chuyển, lưu thông hàng hoá và hành khách giữa các vùng miền, giảm chi phí vận tải đồng thời khắc phục được tình trạng vận chuyển quá khổ, quá tải, giảm áp lực cho vận chuyển bằng đường bộ và phát triển du lịch, dịch vụ trên phạm vi cả nước.

Theo Quyết định số 214/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh chiến lược phát triển đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, thì vận tải đường sắt chiếm 1-2% thị phần vận tải hành khách và 1-3% thị phần vận tải hàng hóa vào năm 2020.

Giai đoạn từ năm 2020-2030 đáp ứng khoảng 3-4% thị phần vận tải hành khách và 4-5% thị phần vận tải hàng hóa. Tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đáp ứng tối thiểu 5%-8% thị phần vận tải hành khách và 5-6% thị phần vận tải hàng hóa.


Dòng vốn FDI từ Liên minh châu Âu vào Việt Nam có xu hướng giảm

Từ năm 2011 đến nay, dòng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) từ Liên minh châu Âu (EU) vẫn trong xu hướng giảm, từ mức 2,6 tỷ USD (năm 2010) xuống còn ​hơn ​600 triệu USD (năm 2014), do kinh tế thế giới vẫn còn chưa phục hồi.

Theo Báo cáo từ Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ năm 2011 đến nay, dòng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) từ Liên minh châu Âu (EU) vẫn trong xu hướng giảm, từ mức 2,6 tỷ USD (năm 2010) xuống còn ​hơn ​600 triệu USD (năm 2014), do kinh tế thế giớivẫn còn chưa phục hồi.

Hiện, trên cả nước có 23 quốc gia thuộc khu vực EU có hoạt động đầu tư với tổng số 1.688 dự án, tổng vốn đầu tư 21 tỷ USD, quy mô trung bình một dự án khoảng 12,6 triệu USD.

Về cơ cấu địa bàn đầu tư, dòng vốn FDI từ châu Âu tập trung chủ yếu ở các khu vực thị trường lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc các tỉnh có nguồn tài nguyên dầu khí và khu công nghiệp lớn như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa–Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng, Khánh Hòa, Hải Dương.

Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư EU tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo (573 dự án và 6,29 tỷ USD tổng vốn đầu tư và chiếm 32%).

Đứng thứ hai là lĩnh vực sản xuất điện (19 dự án và 3,5 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 17,8%) đồng thời đứng thứ ba là lĩnh vực là lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Trong số đó, các quốc gia có đầu tư FDI cao tại Việt Nam là Hà Lan, Vương quốc Anh, Pháp, Luxembourg và Đức, chiếm đến 82% tổng vốn của khu vực.

Trước đó trong năm 2005, dòng vốn FDI của EU vào Việt Nam ​đạt mức cao khoảng 1,7 tỷ USD, đến năm 2008, mặc dù đầu tư từ châu Âu bắt đầu sụt giảm do suy thoái kinh tế song FDI đăng kí sang Việt Nam vẫn tăng và riêng trong năm 2010 đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 2,6 tỷ USD./.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-10-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-10-2015

    Nga có kế hoạch lắp ráp ôtô UAZ tại Việt Nam năm tới
    Doanh nghiệp cơ khí nội đã tham gia được vào các gói thầu nhà máy nhiệt điện
    Hàng chục công ty thuộc PVN lãi vượt kế hoạch
    Vietcombank kiến nghị giảm sở hữu Nhà nước tại các ngân hàng xuống dưới 51%
    TPHCM cho phép mở rộng trung tâm thương mại Hùng Vương Square

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-10-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-10-2015

    Vinacomin đề nghị giảm thuế xuất khẩu tinh quặng đồng, thiếc, kẽm về 0%
    Không phải mọi doanh nghiệp đều tận dụng được lợi ích từ TPP
    Thất thu hàng triệu USD vì thép Trung Quốc nhập gian lận
    Nông, lâm trường nợ ngân sách hàng trăm tỉ đồng
    Năng suất lao động thấp 'đáng hổ thẹn'

  • Tin kinh tế đọc nhanh 16-10-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh 16-10-2015

    Cấm doanh nghiệp Nhà nước đầu tư địa ốc, ngân hàng, chứng khoán
    Tăng kết nối trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
    Doanh nghiệp VN xa lạ với phòng vệ thương mại
    Nhật Bản đang cần rất nhiều kỹ sư CNTT Việt Nam
    Thương hiệu SanDisk đang tính 'bán mình'

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-10-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-10-2015

    Một doanh nghiệp Hungary muốn mua 200 tấn gạo Việt Nam
    Bộ Nông nghiệp xem xét “bảo vệ” mặt hàng gia cầm Việt
    Xuất khẩu cá tra sang Tây Ban Nha giảm 45%
    Hòa Phát sẽ nhập khẩu 300.000 tấn quặng sắt nửa đầu 2016
    Phôi thép Trung Quốc bị nghi gian lận

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-10-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-10-2015

    Giá dầu mất 7% sau 3 phiên giảm liên tiếp
    NHNN giải thích về việc 'mua ngân hàng với giá 0 đồng'
    Myanmar mở thị trường chứng khoán vào tháng 12 tới
    Việt Nam mời DN Nhật Bản đầu tư vào 6 ngành công nghiệp mũi nhọn
    Vụ đùi gà Mỹ nhập khẩu: Bộ Nông nghiệp đang rà soát và có thể khởi kiện

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-10-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-10-2015

    Top 40 doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam
    Nông sản Lâm Đồng hướng đến thị trường Nga
    Chỉ 13% doanh nghiệp hài lòng với chính sách thuế
    Xuất khẩu hoa Đà Lạt sang Nga
    TQ cho VN vay 10 triệu nhân dân tệ để nghiên cứu đường sắt cao tốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-10-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-10-2015

    Doanh nghiệp FDI dẫn đầu về số lượng trong bảng xếp hạng đóng thuế 2015
    Cần Thơ muốn giảm giá thuê đất để thu hút đầu tư
    Lan vũ nữ đi Nhật
    Doanh nghiệp nhà nước đóng thuế nhiều nhất
    Nuôi gà ‘chạy bộ’ để cạnh tranh với Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh 14-10-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh 14-10-2015

    Nhà nước sẽ thoái hết vốn tại Vinamilk, FPT
    Chính phủ đề xuất tăng gấp đôi thuế tiêu thụ đặc biệt với xe sang
    Ham bán hàng, nông sản Việt bị “chơi xấu”
    Con tôm, cà phê, cao su... gặp khó
    Không được “đẻ” thêm thủ tục khi quyết toán thuế TNCN

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-10-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-10-2015

    Tháng 12/2015, trình Chính phủ ban hành 7 Nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh
    Dell chi 67 tỷ USD làm M&A lớn nhất lịch sử ngành công nghệ
    Đã thu được 12,39 nghìn tỷ đồng từ thoái vốn DNNN
    Cần rà soát toàn diện thị trường phân bón
    Khó giữ bội chi ngân sách ở 5% GDP

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-10-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-10-2015

    Indonesia gấp rút vào TPP vì sợ Việt Nam giành hết cơ hội
    Bộ trưởng Đinh La Thăng: 'Tôi đã yêu cầu bỏ nhưng các ông ngậm miệng ăn tiền'
    Bán cổ phần của Nhà nước lấy 10.000 tỉ đồng để bù hụt thu ngân sách
    Xuất khẩu gạo cấp thấp của Việt Nam bị cạnh tranh quyết liệt
    Ford đầu tư mạnh vào Trung Quốc