tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-09-2017

  • Cập nhật : 13/09/2017

Synnex mua 47% vốn tại FPT Trading

Hôm nay 12.9, Tập đoàn FPT ký thỏa thuận hợp tác đầu tư với nhà đầu tư chiến lược Synnex Technology International Corporation (Synnex).

Theo đó, Synnex sẽ đầu tư sở hữu 47% vốn điều lệ tại Công ty TNHH Thương mại FPT (FPT Trading).

FPT Trading được định giá trên 80 triệu USD. Trong đó, Tập đoàn FPT nhận được 932 tỉ đồng bao gồm tiền nhận được từ Synnex và lợi nhuận giữ lại của FPT Trading.

Tập đoàn Synnex có doanh thu 33 tỉ USD và là tập đoàn lớn thứ 3 thế giới về phân phối sản phẩm công nghệ, viễn thông và linh kiện điện tử. Ông Evans Tu, Tổng giám đốc của Synnex cho biết, đây là cách tốt nhất để Synnex gia nhập thị trường tiêu dùng sản phẩm công nghệ, viễn thông, linh kiện điện tử rất hấp dẫn là VN.

Ngoài ra, Hội đồng quản trị FPT cũng đã thông qua nghị quyết về việc bán tối đa 5% vốn điều lệ của công ty FPT Trading cho cán bộ nhân viên có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của công ty trong thời gian tới.

Trước đó, vào đầu tháng 8, FPT cũng đã bán 30% vốn điều lệ tại Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) cho 2 quỹ đầu tư ngoại thuộc Dragon Capital và VinaCapital(Thanhnien)
--------------------

Australia ra thông báo mới về quản lý tôm và các sản phẩm tôm nhập khẩu

Thương vụ Việt Nam tại thị trường Australia vừa cho biết, ngày 7/9/2017, Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia đã đưa ra thông báo về các yêu cầu mới nhằm hỗ trợ cho các quy trình kiểm tra tăng cường đối với tôm và các sản phẩm tôm nhập khẩu.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia yêu cầu các lô hàng tôm và sản phẩm tôm phải giữ được nguyên vẹn niêm phong tại các kho hàng kiểm soát nhiệt độ (Class 2.5) đã được bố trí trong khi chờ kiểm tra hoặc lấy mẫu khi hàng đến Australia. Để đảm bảo các kho hàng này được trang bị đầy đủ phục vụ cho các hoạt động lấy mẫu và kiểm tra an toàn và hiệu quả thì các đối tượng liên quan đến an toàn sinh học cần tuân thủ các yêu cầu bổ sung đối với khu vực kiểm tra an toàn sinh học, đó là khu vực này cần phải có một buồng kiểm tra có diện tích tối thiểu 1m2và cao từ 90cm - 1m; buồng kiểm tra có cường độ ánh sáng tối thiểu là 400 lux; phạm vi nhiệt độ trên -10oC.

tom nhap khau vao australia phai dap ung yeu cau moi

Tôm nhập khẩu vào Australia phải đáp ứng yêu cầu mới

Kể từ ngày 4/12/2017, chỉ những đối tượng liên quan đến an toàn sinh học đã được đánh giá là đáp ứng các yêu cầu bổ sung như trên, mới được nhận các lô hàng tôm và sản phẩm tôm nhập khẩu. Việc tuân thủ các yêu cầu bổ sung sẽ được đánh giá thông qua việc khảo sát thực tế theo thời gian thỏa thuận và yêu cầu từ các đối tượng liên quan đến an toàn sinh học.

Trước đó, vào ngày 9/1/2017, Chính phủ Australia đã ban hành lệnh khẩn cấp cấm nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín do phát hiện virus đốm trắng có trong tôm bán tại các cửa hàng và nghi ngờ đây là nguyên nhân của việc bùng phát dịch đốm trắng tại Queensland. Dù lệnh cấm này đã được dỡ bỏ từ ngày 6/7/2017 nhưng lượng tôm chưa nấu chín nhập khẩu vào Australia vẫn khiêm tốn. Nguyên nhân là bởi hiện Chính phủ Australia đã nới lỏng lệnh cấm và cho phép nhập khẩu tôm trở lại thị trường này, tuy nhiên các điều kiện nhập khẩu khắt khe hơn trước.

Việt Nam hiện là một trong 4 nhà cung cấp thủy hải sản lớn nhất cho thị trường Australia (sau Thái Lan, Trung Quốc và New Zealand), nhưng mới chỉ chiếm 11,2% thị phần nhập khẩu tại thị trường này. Trong nhóm thủy hải sản, tôm là mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất. Có 8 doanh nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín vào Australia.(Baocongthuong)
-----------------------------------

Bán lẻ Việt Nam: Ấn tượng từ làn sóng "thời trang nhanh"

cuoc do bo cua hang loat thuong hieu “thoi trang nhanh” dang danh dau su phat trien manh me cua thi truong ban le viet nam hon bao gio het.nguon anh: internet

Cuộc đổ bộ của hàng loạt thương hiệu “thời trang nhanh” đang đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bán lẻ Việt Nam hơn bao giờ hết.Nguồn ảnh: Internet

Từ sau cơn sốt Zara, thị trường thời trang Việt Nam lại có cơ hội xôn xao khi Hennes & Mauritz AB (H&M) chính thức ra mắt ngay tại TPHCM trong tháng 9/2017, chưa kể đến việc Uniqlo cũng có kế hoạch thâm nhập thị trường trong thời gian tới.

Sau Zara, các “anh em” nhà Inditex như Stradivarius, Pull&Bear, Massimo Dutti cũng lần lượt thâm nhập thị trường Việt Nam, hướng đến nhiều đối tượng khách hàng đầy tiềm năng.

Làn sóng “thời trang nhanh” cho thấy bán lẻ Việt Nam đã thay đổi ngoạn mục so với nhận định cách đây 4-5 năm của nhiều đơn vị quốc tế cho rằng thị trường này cần 10 năm để phát triển.

Bước đột phá đầy ấn tượng của thị trường xuất phát từ nhu cầu mua sắm hàng ngoại nhập giá bình dân bị dồn nén, và sự thỏa mãn nhỏ giọt từ hàng xách tay. Minh chứng cho điều này chính là doanh thu của Zara Việt Nam hiện nằm trong top 5 cửa hàng bán tốt nhất toàn cầu của hãng và thứ bậc trên cũng tạo thêm động lực mạnh mẽ cho các thương hiệu thời trang khác như Uniqlo, Forever21… gia nhập vào thị trường Việt.

Theo ước tính của Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, khoảng 50% thị phần bán lẻ Việt Nam thuộc về doanh nghiệp (DN) nước ngoài. Nghe có vẻ khá khiêm tốn nhưng trên thực tế, con số này được ước lượng cao hơn. Trên cơ sở đó, trong tương lai, hoạt động của các DN bán lẻ nội có khả năng bị thu hẹp hơn do thiếu kinh nghiệm, quy mô đầu tư và nguồn nhân lực.

Ngoài ra, thị trường bán lẻ Việt Nam cũng là mảnh đất màu mỡ cho các quỹ đầu tư nước ngoài. Các đơn vị này sẵn sàng đổ vốn vào một số các DN nội để phục vụ mục đích phát triển, mở rộng thị trường bán lẻ trong một số các lĩnh vực như ẩm thực (F&B), giải trí, giáo dục… Lĩnh vực sản xuất để phục vụ cho bán lẻ cũng có các bước chuyển dịch đáng kể, khi xu hướng sản xuất tại nước sở tại đang có chiều hướng tăng vì giá thành cạnh tranh hơn và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thói quen, thị hiếu tiêu dùng.

Theo Savills Việt Nam, khác biệt lớn nhất là các DN ngoại luôn triển khai hệ thống bán lẻ bài bản, cẩn trọng và chiến lược, tầm nhìn dài hạn. Trong khi đó, DN Việt Nam được đánh giá là linh hoạt, dễ thích ứng vì thấu hiểu được thói quen và văn hóa người tiêu dùng. Thế nhưng, ở sân chơi quốc tế thì sự linh hoạt này không còn là ưu điểm dù thế mạnh đó có thể áp dụng cho một số thị trường mới ở các tỉnh.

Bên cạnh đó, một thực tế nữa các DN bán lẻ Việt Nam vẫn đang làm công việc thương mại là chính – bao gồm 2 giai đoạn: xây dựng thương hiệu và bán. Lý do của tình trạng này không phải vì DN Việt Nam không muốn tiếp tục phát triển và xây dựng bền vững, mà chủ yếu là bởi quy mô càng lớn thì khả năng vượt ra khỏi tầm kiểm soát càng cao. Khi không thể vượt qua giai đoạn bão hòa và đi xuống, những người đứng đầu DN bán lẻ nội thường dễ đi đến quyết định chuyển nhượng và tìm cơ hội khác.

Vì vậy, nếu muốn phát triển bền vững, các DN bán lẻ Việt Nam cần xây dựng những chiến lược dài hơn, xa hơn và chú trọng hơn việc xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp để chuẩn bị cho “cuộc đua” cần sức bền này.

Sự trao đổi - rút kinh nghiệm một cách đoàn kết và gắn bó trong một mục tiêu phát triển chung sẽ giúp các DN bán lẻ nội không mất quá nhiều thời gian để tìm được hướng đi, khẳng định vị thế, chiếm lĩnh và giữ vững thị phần. (Savills Vietnam)
--------------------------------------

Tháng 8/2017: Sản lượng điện thương phẩm của miền Bắc tăng cao nhất cả nước

san luong dien thuong pham toan mien bac dat 5,4 ty kwh, tang 13,4% so voi cung ky va tang truong cao nhat ca nuoc trong thang 8 vua qua.

Sản lượng điện thương phẩm toàn miền Bắc đạt 5,4 tỷ kWh, tăng 13,4% so với cùng kỳ và tăng trưởng cao nhất cả nước trong tháng 8 vừa qua.

Theo thông tin từ Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), từ đầu năm đến nay tổng sản lượng điện thương phẩm của EVNNPC ước đạt trên 37 tỷ kWh, tăng 11,8% so với cùng kỳ. Trong đó, thành phần công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng xấp xỉ 62%, tăng 19,4%; quản lý tiêu dùng chiếm 31,4%, tăng 3,7% so với cùng kỳ.

Trong tháng 8, EVNNPC đã thực hiện 14 chỉ tiêu dịch vụ khách hàng đúng quy định, trong đó đã tiếp nhận và giải quyết cấp điện cho 139 khách hàng trung áp với thời gian trung bình giải quyết các thủ tục là 5,36 ngày, giảm 1,64 ngày so với quy định.

Toàn Tổng công ty thực hiện 15,87 triệu lượt tin nhắn thông báo tới khách hàng sử dụng điện, tăng 2,89 triệu lượt so với cùng kỳ.

Cũng trong tháng 8, EVNNPC đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời khắc phục hậu quả và khôi phục cấp điện cho các xã của huyện Mường La (Sơn La) và huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) bị ảnh hưởng do đợt mưa lũ lịch sử.

Tổng công ty cũng thực hiện đóng điện Trạm biến áp 110 kV Yên Định (Thanh Hóa), hoàn thành 12 dự án nâng công suất trạm biến áp và đường dây 110 kV cùng nhiều công trình lưới điện trung, hạ áp, góp phần nâng cao năng lực lưới điện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.(NCĐT)

Trở về

Bài cùng chuyên mục