tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-09-2017

  • Cập nhật : 13/09/2017

Trung Quốc lên kế hoạch đóng cửa giao dịch Bitcoin

 Những thông tin về Bitcoin ngày càng bị hạn chế bởi Trung Quốc đang đặt ra một hướng đi mới cho loại tiền ảo này: Bitcon sẽ chỉ được sử dụng trong một số địa phương nhất định.

Những báo cáo ban đầu từ các phương tiện truyền thông của Trung Quốc đã chỉ ra rằng, Chính phủ nước này đang có kế hoạch đóng cửa các giao dịch của đồng tiền điện tử Bitcoin.

Trước đó, vào hôm thứ Hai, các tờ Bloomberg và Wall Street Journal cũng đã đưa tin rằng, Trung Quốc đang có kế hoạch đóng cửa giao dịch tiền tệ số - đồng tiền điện tử.

Theo dữ liệu của Coindesk, Bitcoin đã  xuống mức thấp là  4,241 USD vào cuối phiên giao dịch tại Anh hôm thứ Sáu, và đạt mức thấp  4.108 USD vào hôm thứ Hai.

Tính từ đầu năm, đồng Bitcoin đã tăng lên mức cao kỷ lục 5.000 USD và đã tăng gần 350%.

bitcoin_portada

 Đồng "tiền ảo" Bitcoin. (Hình minh họa).

Cuộc “cưỡng chế” mới nhất được đưa ra sau khi có quyết định của các nhà quản lý Trung Quốc, trong đó  bao gồm Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC). Trong ba ngày liên tiếp, Bitcoin giảm hơn 1.000 USD.

Động thái mới nhất này của Trung Quốc được cho rằng nhằm chấm dứt mọi hoạt động giao dịch địa phương sẽ đánh dấu một hướng mới cho đất nước này trong nỗ lực điều tiết thị trường.

Dự kiến, sự thay đổi này có thể áp dụng thêm một số quy định để nâng cao chất lượng của đồng tiền ảo này.

Charles Hayter- Giám đốc điều hành và là người sáng lập trang so sánh tiền tệ kỹ thuật số chia sẻ với CNBC rằng: “Trung Quốc có thể chỉ là một trong nhiều quốc gia đang tăng áp lực quy định về thị trường giao dịch đồng tiền ảo, mà tổng trị giá lên tới 150 tỷ USD”.

Các chuyên gia cũng tuyên bố kế hoạch này có thể mang lại một số luật pháp và trật tự cần thiết cho thị trường tiền tệ của Trung Quốc.

Video: Đồng Bitcoin đạt kỷ lục, vượt ngưỡng hơn 96 triệu đồng

Tuy nhiên, Ông Hayter cũng cho biết "không có gì chắc chắn" khi nhắc đến những lời hùng biện của Trung Quốc về tiền ảo.

"Với Trung Quốc, không có gì chắc chắn và rất nhiều điều cần thiết để khẳng định, giải thích các tin đồn cho rằng Trung Quốc đang tìm cách cấm Bitcoin một lần nữa và ngăn chặn thế giới của những đồng tiền điện tử. Điều này cũng giống như việc rửa tiền, là nguyên nhân khiến nhà nước Trung Quốc trở nên rối ren hơn bao giờ hết "- ông chia sẻ với CNBC.

Ông nói thêm rằng động thái này sẽ không ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ quá lớn, đặc biệt là đối với Trung Quốc, sự thay đổi của thị trường tiền ảo Bitcoin này cũng là điều không quá nghiêm trọng.

Các thị trường tiền cũng sử dụng đồng tiền ảo như Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc vẫn luôn duy trì số lượng tiền ảo trên thị trường biến động đầy khôn lường này một cách rất cẩn thận.

Những nước này cũng nhận ra với Trung Quốc thì đồng tiền điện tử chỉ chiếm tổng 20% khối lượng, đây là một con số rất khiêm tốn. Điều này đồng nghĩa rằng việc Trung Quốc tỏ ra “bối rối” trước việc Bitcoin biến động chỉ là “chuyện bé xé ra to”.

aaam

Thông tin Chamath Palihapitiya chia sẻ trên Twitter. (Ảnh: cnbc).

Chamath Palihapitiya, một nhà đầu tư mạo hiểm đã đăng trên Twitter vào hôm thứ Hai nói về những suy nghĩ của mình về cuộc đàn áp thị trường tiền điện tử của Trung Quốc rằng: Tôi rất ủng hộ đồng tiền Bitcoin, đây là chính sách bảo hiểm cuối cùng chống lại chế độ chuyên chế, hạn chế tiền tệ và các hình thức phá hủy giá trị khác. Tuy nhiên, Trung Quốc cần cẩn trọng trong mỗi bước đi của mình, vì mỗi sai lầm nhỏ trong lựa chọn hướng đi sẽ dẫn tới hậu quả rất nghiêm trọng 

Cùng với đó, doanh nhân Mone đã phát triển một dự án bất động sản sang trọng trị giá 250 triệu bảng (330 triệu USD) ở Dubai, và tuyên bố đó sẽ là doanh nghiệp đầu tiên được định giá bằng Bitcoin.(VTC)
---------------------------

8 tháng đầu năm Việt Nam xuất siêu 670,3 triệu USD cao su

Theo số liệu thống kê từ Tổng Cục Hải quan, trong tháng 8/2017, Việt Nam xuất khẩu 171.621 tấn cao su, giá trị đạt 262,8 triệu USD; tăng 13,6% về lượng và 16,7% về giá trị.

Lũy kế 8 tháng 2017, lượng cao su xuất khẩu đạt 805.904 tấn, trị giá 1,38 tỷ USD; tăng 12,8% về lượng và tăng 54,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Trước đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 8 năm 2017 đạt 160 nghìn tấn với giá trị đạt 243 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 8 tháng đầu năm 2017 ước đạt 795 nghìn tấn và 1,36 tỷ USD; tăng 11,2% về khối lượng và tăng 52% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ cao su trong tháng 8 đạt 50,9 triệu USD, tăng 6,6%, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong 8 tháng đầu năm lên 382,2 triệu USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam với kim ngạch đạt 867 triệu USD (chiếm 62,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của cả nước trong 8 tháng), lượng xuất khẩu đạt 509.557 tấn.

Đứng thứ 2 là Malaysia với 48.324 tấn, trị giá 75,4 triệu USD. Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu cao su từ Việt Nam lớn thứ 3 với 29.404 tấn trị giá 56,7 triệu USD.

Top 10 thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2017 (Số liệu: Tổng Cục Hải quan)

Giá cao su xuất khẩu trung bình trong tháng 8 đạt 1.531,6 USD/tấn, giảm 15% so với tháng 7 là 1765,1 USD/tấn. Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá mủ cao su nguyên liệu tại Bình Phước tăng nhẹ trong tháng 8/2017, từ 285 đồng/độ lên 295 đồng/độ. Trong khi đó, giá thu mủ cao su dạng nước tại Đồng Nai giữ ở mức 12.500 đồng/kg sau khi giảm vào cuối tháng 7/2017. Giá cao su xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt trung bình 18.500 nhân dân tệ/tấn đối với chủng loại SVR 3L; giá các sản phẩm SVR5, SVR L ở mức 18.100 nhân dân tệ/tấn.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu 53.169 tấn cao su trong tháng 8, trị giá 94,5 triệu USD; tăng 15,4% về lượng và tăng 12,7% về giá trị.

Lũy kế 8 tháng năm 2017, lượng cao su nhập khẩu của Việt Nam đạt 342.502 tấn, trị giá 712,2 triệu USD; tăng 29,4% về lượng và tăng 76% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hàn Quốc là thị trường cung cấp nhiều cao su nhất cho Việt Nam trong 8 tháng đầu năm với 60.300 tấn, trị giá 140,3 triệu USD. Đứng thứ 2 là thị trường Campuchia với 48.595 tấn, trị giá 82,2 triệu tấn. Tiếp theo là Thái Lan đạt 41.144 tấn, trị giá 74,6 triệu USD.

Top 10 thị trường Việt Nam nhập khẩu cao su trong 8 tháng đầu năm 2017 (Số liệu: Tổng Cục Hải quan)

Như vậy, trong 8 tháng đầu năm 2017, Việt Nam xuất siêu 670,3 triệu USD cao su. Giá cao su nhập khẩu trung bình ở mức 2.080 USD/tấn, cao hơn so với giá xuất khẩu 548 USD/tấn.

Trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12, Hội đồng Cao su Quốc tế Ba bên (ITRC) bao gồm các nước Thái Lan, Indonesia và Malaysia sẽ tổ chức cuộc họp bàn bạc lấy ý kiến việc cắt giảm xuất khẩu nhằm thúc đẩy giá.

Thái Lan, Indonesia và Malaysia là 3 nước sản xuất cao su tự nhiên hàng đầu thế giới với sản lượng hàng năm lần lượt đạt 4,5 triệu tấn, 3,1 triệu tấn và 720.000 tấn.

Với con số trên, sản lượng cao su cộng dồn của 3 nước chiếm tới hơn 60% tổng lượng cao su trên toàn thế giới là 12 triệu tấn/ năm.(NDH)
-------------------------------

"Dự thảo Luật quản lý nợ công vẫn như cũ, thụt lùi"

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nhấn mạnh như vậy khi cho ý kiến vào dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) tại phiên làm việc chiều nay, 12-9, của UBTVQH.

Bàn về dự luật, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài Chính - Ngân Sách (UBTCNS) Nguyễn Đức Hải thì riêng nội dung về cơ quan đầu mối, dự luật chưa quán triệt tinh thần gắn trách nhiệm quyết định chi ngân sách, vay nợ công với trách nhiệm quản lý ngân sách nhà nước và trả nợ công theo tinh thần Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị (nghị quyết về Chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững). Cụ thể dự luật quy định Chính phủ thống nhất quản lý nợ công, các bộ và cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nợ công theo phân công của Chính phủ.


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Cho ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng quan điểm của Chỉnh phủ vẫn“giữ nguyên, như cũ, không thay đổi gì. “Trước đây bị phê bình là luật khung, luật ống, không cụ thể nên khó thực hiện. Sau này rút kinh nghiệm, phải quy định ai làm gì, chịu trách nhiệm thế nào. Nay đọc dự thảo này, tôi thấy Bộ trưởng Bộ Tài chính không tiếp thu gì. Nội dung vẫn như cũ, thậm chí còn thụt lùi. Tôi thống nhất ý kiến của đa số UBTCNS. Tôi không đồng ý bản giải trình của Chính phủ”- Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng-An Ninh Võ Trọng Việt thì cho rằng thu gọn đầu mối quản lý nợ công là vấn đề lớn, không chỉ tác động về cơ chế, bộ máy mà còn tác động đến tâm tư tình cảm của cán bộ nên cần thận trọng.

“Tại sao đến nay Chính phủ vẫn chỉ giữ 1 phương án, trong khi từ trước đến nay đối với vấn đề khó Chính phủ luôn trình hai phương án. Tôi thấy cần phải đánh giá tính ưu nhược của việc nhập lại một đầu mối, hay giữ nguyên như hiện nay. Tổ chức mới là cấp gì, biên chế thế nào, có hơn hiện nay không, hiệu quả thế nào…?” – ông Việt nói và đề nghị Chính phủ nên đưa hai phương án, báo cáo Bộ Chính trị quyết.


Chủ nhiệm UBQPAN Võ Trọng Việt

Phản hồi ý kiến của ông Việt, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho hay hạn chế của Luật này là có thêm điều 11, 12, giao Bộ KHĐT đi làm ODA, giao NHNN đi đàm phán với các tổ chức tài chính khác.

“Bộ Chính trị đã giao nhiệm vụ một việc không để nhiều bộ làm. Có nghĩa là không thành lập cơ quan mới, tổ chức mới. Hai, ba chỗ đi vay, một chỗ chia tiền, một chỗ đi trả nợ. Bất hợp lý là ở đây, chúng ta cần sửa chỗ này, chứ không phải là lập cơ quan mới” – Chủ tịch Quốc hội nói.

Bà nhấn mạnh: “Vừa qua, nợ công không cân đối được là do chúng ta cứ cắt khúc về quản lý nợ công, không có đầu mối quản lý. Cứ tới hạn, đụng trần, lại phải đảo nợ, đi vay để trả nợ”.


Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc

Chung quan điểm, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng hiện ba cơ quan cùng giải quyết vấn đề nợ công nên rất vướng rất khó. Ông lấy ví dụ: “Vụ Vinashin, một cơ quan đi vay về, cơ quan khác cho Vinashin vay lại, nhưng khi Vinashin không trả được nợ thì cơ quan tài chính lại phải lo đi trả nợ. Thành ra một việc giao ba người, không hiệu quả, làm sao gọi là cải cách hành chính. Thu gọn một đầu mối quản lý nợ công có thể động chạm, có thể các cơ quan không vui vẻ, nhưng đây không phải là việc của anh, của tôi, mà phải vì của chung, vì lợi ích chung”.(PLO)

Trở về

Bài cùng chuyên mục