tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 24-08-2018

  • Cập nhật : 24/08/2018

Nhìn lại 1 năm phát triển điện Mặt Trời tại Việt Nam

Điện Mặt Trời sẽ là nguồn năng lượng có thể được sử dụng phổ biến trên mái nhà, giúp người dân tiết kiệm lượng điện sử dụng hằng tháng lên tới 50%.

Ngoài ra, lượng điện Mặt Trời dư thừa có thể được đem bán, hoặc sử dụng cho nhiều mục đích xã hội khác, góp phần bảo vệ môi trường.

Nhận định trên được đưa ra tại Hội thảo nhìn lại 1 năm thực hiện Nghị quyết 11 và Thông tư 16 về phát triển điện Mặt Trời ở Việt Nam do Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 22/8.

Báo cáo từ Bộ Công Thương cho hay Quyết định 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện Mặt Trời tại Việt Nam và Thông tư số 16/2017 TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu đã thực hiện được 1 năm.

Đến nay, các trang trại điện Mặt Trời đã có 100 dự án được bổ sung vào quy hoạch điện cấp tỉnh/quốc gia.

Tổng công suất đăng ký là 4,7GW vào năm 2020 và 1.770MW sau năm 2020; có 58 dự án đã được phê duyệt bởi Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo về thiết kế cơ sở; 9 dự án đã ký được Hợp đồng mua bán điện.

Ngoài ra, các dự án trên mái nhà tính đến cuối tháng 7/2018 vừa qua, đã có 748 dự án mái nhà với tổng công suất là 11,55MWp.

Xuất phát từ thực tiễn lắp đặt dự án điện Mặt Trời mái nhà, tiến sỹ Lê Anh Tuấn cho hay với chi phí đầu tư khoảng hơn 100 triệu đồng cho 6 tấm pin Mặt Trời lắp trên mái, có thể sử dụng được từ 20-25 năm, tiết kiệm khoảng 1,5 triệu đồng tiền điện/tháng.

“Gia đình tôi đã lắp đặt hệ thống pin Mặt Trời, giúp tiết kiệm hơn 50% tiền điện sinh hoạt, số điện dư thừa, tôi dùng vào mục đích giúp đỡ các hộ nghèo, hoặc đăng ký bán lại cho các hộ cho thuê nhà, sạc pin xe đạp điện cho học sinh...,” tiến sỹ Lê Anh Tuấn nói.

Theo bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Green ID, cơ quan điều phối Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam, sử dụng điện Mặt Trời trên mái nhà nằm trong Chương trình Triệu ngôi nhà xanh đang được thực hiện.

Chi phí đầu tư cho điện năng lượng Mặt Trời hiện đang có giá rẻ hơn rất nhiều. Công nghệ năng lượng tái tạo đang ngày càng đáng tin cậy và rẻ hơn cả nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là khi cân nhắc tới các khía cạnh quan trọng như biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sức khỏe.

Tuy nhiên, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương cho rằng, hiện nay, điện Mặt Trời vẫn còn gặp phải vấn đề liên quan đến giá bán điện; các dự án điện Mặt Trời đấu nối trên mái nhà hiện cũng còn gặp nhiều mâu thuẫn với các quy định về thuế, thiếu các quy trình đấu nối, các chứng nhận về inverter...

Để thúc đẩy hơn nữa lắp đặt điện Mặt Trời, đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết dự kiến, sau tháng 6/2019, Bộ Công Thương sẽ có giá bán điện Mặt Trời mới cho các dự án điện Mặt Trời áp dụng sau tháng 6/2019.

Đồng thời, Bộ sẽ kiến nghị để có sự chỉnh sửa Quyết định 11 để giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế cho các dự án trên mái nhà, cũng như cơ chế đấu thầu riêng cho các dự án Mặt Trời, hợp đồng mua bán điện trực tiếp.(Vietnam+)
---------------------

Các tàu, công ty của Nga bị lệnh trừng phạt của Mỹ về vận chuyển dầu cho Triều Tiên

Mỹ đã thông báo trừng phạt với hai công ty vận chuyển của Nga và 6 tàu liên quan tới việc chuyển sản phẩm xăng dầu sang các tàu của Triều Tiên vi phạm việc hạn chế của Liên hợp quốc.

Thứ trưởng ngoại giao của Nga Sergei Ryabkov đã gọi các biện pháp trừng phạt cũng như các bước khác của Mỹ về những dấu vết cáo buộc, không căn cứ và hứa sẽ đáp trả.

Bộ Tài chính Mỹ đã xác nhận các công ty vận chuyển là công ty Primorye Maritime Logistics và Gudzon Shipping. Họ cũng đưa ra tên 6 tàu mang cờ Nga: Bella, Bogatyr, Neptun, Partizan, Patriot và Sevastopol.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết “dịch vụ vận chuyển từ tàu sang tàu với các tàu mang cờ Triều Tiên từ Nga hay ở nơi khác hàng hóa được cung cấp, bán hay vận chuyển tới hay từ (Triều Tiên) bị cấm theo nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về Triều Tiên và có thể xử phạt theo luật Mỹ”.

Mỹ cũng đang gây sức áp cho Triều Tiên qua các lệnh trừng phạt để từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình. Tuyên bố của Bộ Tài chính Mỹ cho biết tàu Patriot của Nga điều khiển hai tàu chuyển dầu trong đầu năm 2018 - 1.500 tấn sang tàu Chong Rim 2 mang cờ Triều Tiên và 2.000 tấn sang tàu Chon Ma San mang cờ Triều Tiên. Họ cho biết người mua là Taesong Bank, một đơn vị của Triều Tiên thuộc Đảng Công nhân của Văn phỏng 39 Hàn Quốc tham gia vào hoạt động kinh tế bất hợp pháp cho lãnh đạo Triều Tiên

Taesong Bank đã bị áp dụng với cả lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc và Mỹ.

Thông báo hôm 22/8/2018 đến chỉ vài ngày sau khi Washington áp đặt lệnh trừng phạt cho một cơ quan dịch vụ cảng của Nga cũng như các công ty Trung Quốc hỗ trợ các tàu Triều Tiên và bán rượu, thuốc lá cho Bình Nhưỡng vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Sau thông báo tuần trước, Nga cho biết Mỹ đã hành động mà không có bằng chứng trên cơ sở các cáo buộc vô căn cứ và cho biết họ đang tìm cách thực hiện các biện pháp trả đũa.(VITIC)
---------------------

Bất động sản logistics Việt Nam sẽ tăng trưởng theo nhu cầu của thương mại điện tử

Ngành hậu cần (logistics) đã dẫn đầu danh sách các loại hình đầu tư bất động sản (BĐS) thương mại hấp dẫn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, theo báo cáo mới nhất của Urban Land Institute/PwC về BĐS hàng năm. Và Việt Nam, BĐS logistics đang hứa hẹn rất nhiều tiềm năng.

Thương mại điện tử tăng trưởng thúc đẩy thị trường BĐS logistics Việt Nam

Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển không ngừng của điện thoại thông minh và mức độ phủ sóng mạng 4G ngày càng mở rộng, doanh thu từ hoạt động mua sắm trực tuyến liên tục gia tăng. Điều này tạo áp lực ngày càng tăng lên hệ thống logistics, chuỗi cung ứng, các kênh phân phối và bán lẻ, cũng như hệ thống nhà xưởng/nhà kho.

Theo khảo sát của KPMG “Sự thật về người tiêu dùng trực tuyến”, người tiêu dùng Việt Nam thích sự tiện lợi của tính năng so sánh giá, các đợt giảm giá trực tuyến và các gói dịch vụ sản phẩm được chào bán với mức giá tốt hơn trên các trang chuyên bán lẻ trực tuyến như Amazon, Lazada và Tiki.

Các thương hiệu bán lẻ trực tuyến lớn không ngừng cải thiện mình để có thể cung cấp những trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho khách hàng. Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam ghi nhận những thương vụ lớn như Alipay của Jack Ma - nhà sáng lập của Alibaba bắt tay với Tổng công ty thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS). Trong khi đó, cổng thông tin thương mại điện tử nội địa Tiki đã nhận được 44 triệu USD đầu tư từ JD.com - đối thủ cạnh tranh của Alibaba.

Bên cạnh đó vào năm 2016, Central Group đã thâu tóm Zalora Việt Nam và chính thức đổi tên thành Robins Việt Nam.

Logistics là một phần không thể thiếu trong việc phát huy toàn bộ tiềm năng và sự phát triển thành công của thị trường TMĐT. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ logistics và vận hành TMĐT nước ngoài đang rất nỗ lực để không bỏ lỡ cơ hội thâm nhập thị trường Việt Nam. Sự ra đời của Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp BW tại Việt Nam, một liên doanh giữa Quỹ đầu tư toàn cầu Warburg Pincus và nhà đầu tư Becamex IDC vào tháng 1 năm 2018 có thể xem là một dấu hiệu cho thấy tiềm năng to lớn của thị trường này.

Theo công ty tư vấn BĐS JLL, so với các nước khác trong khu vực, thị trường logistics của Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, chủ yếu cung cấp các sản phẩm có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, phát triển tại khu vực xa trung tâm. Với tiềm năng phát triển của ngành TMĐT và lĩnh vực sản xuất, thị trường logistics Việt Nam đang được mong đợi sẽ phát triển trong thời gian tới với các sản phẩm đa dạng và có tiêu chuẩn kỹ thuật cao.

Những thách thức để phát triển BĐS Logistics

Cũng theo JLL, mặc dù mức chi tiêu cho việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam tương đối cao so với các nước trong khu vực, việc phát triển được một hệ thống hạ tầng kết nối đồng bộ và xuyên suốt vẫn còn là một chặng đường dài đối với Việt Nam. Vẫn có nhiều dự án giao thông vận tải bị chậm tiến độ do sự chậm trễ trong công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng, huy động vốn cũng như mô hình hợp tác công – tư (PPP) chưa đem đến được nhiều thành công như mong đợi.

Quy trình giao thương xuyên biên giới của Việt Nam bao gồm cả về thời gian và chi phí vẫn còn cần nhiều cải tiến đáng kể. Theo báo cáo “Doing Business 2018” của World Bank, hiện Việt Nam đang mất 105 giờ để xuất khẩu sản phẩm có lợi thế so sánh và và 132 giờ để nhập khẩu phụ tùng ô tô, dài hơn đáng kể so với 62 giờ đối với xuất khẩu và 54 giờ nhập khẩu tại Singapore. Mặc dù việc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm 2017 đã loại bỏ nhiều cơ hội thương mại to lớn, sự tăng trưởng của Việt Nam vẫn được dự đoán sẽ đứng vững nhờ vào xuất khẩu mạnh.

Chi phí giao dịch qua biên giới, bao gồm chi phí tuân thủ tài liệu thủ tục và chi phí xuất nhập khẩu, ở Việt Nam kém cạnh tranh hơn so với hầu hết các nước trong khu vực. Trong tổng số, chi phí tuân thủ tài liệu thủ tục chiếm hơn 30% so với chỉ 10-15% ở các nước phát triển như Singapore.

Do đó để thị trường TMĐT nói chung và logistics nói riêng phát triển mạnh trong thời gian tới thì vViệt Nam cần giải quyết được những thách thức trên (Baocongthuong)

Trở về

Bài cùng chuyên mục