tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 16-01-2018

  • Cập nhật : 16/01/2018

Vietcombank đặt mục tiêu lãi 12.000 tỷ năm 2018, đưa nợ xấu về dưới 1%

vietcombank dat muc tieu lai 12.000 ty nam 2018, dua no xau ve duoi 1%

Vietcombank đặt mục tiêu lãi 12.000 tỷ năm 2018, đưa nợ xấu về dưới 1%

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2018 vừa được tổ chức tuần qua, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã VCB-HoSE) đề ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay đạt 12.000 tỷ đồng, tăng 8,91% so với 2017. Lợi nhuận 2017 của Vietcombank tăng 32,9% so với năm 2016 và vượt 16% kế hoạch đề ra.

Tổng tài sản mục tiêu tăng khoảng 14% so với đầu năm. Huy động vốn từ nền kinh tế tăng 17%. Tín dụng tăng 16%. Tỷ lệ nợ xấu đặt ra mục tiêu sẽ giảm xuống dưới 1,0%.

Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank thực tế có bước cải thiện đáng kể trong năm 2017 khi giảm mạnh 0,35 điểm % về mức 1,1%. Vietcombank cũng cho biết các hệ số an toàn, hiệu quả hoạt động của Vietcombank trong năm qua tiếp tục được cải thiện và dần sát với các thông lệ quốc tế. Chỉ số ROA, ROE cao hơn mặt bằng chung của thị trường và tăng so với 2016

Cùng đó, theo báo cáo phân tích của bộ phận phân tích CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), tỷ lệ bao nợ xấu (dự phòng nợ xấu trên tổng nợ xấu) tăng từ 117,1% năm 2016 lên 164,8% vào quý 3 năm 2017, mức cao nhất từng được ghi nhận trong ngành ngân hàng Việt Nam.

Cũng theo CTCK này, tình hình lợi nhuận và nợ xấu của Vietcombank đều tiến triển theo chiều hướng rất tích cực. Dựa trên giả định rằng vốn điều lệ của ngân hàng không thay đổi do Vietcombank chưa hoàn thành việc phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư dài hạn mới, SSI dự báo lợi nhuận trước thuế 2018 của nhà băng này sẽ tăng 26,8%, đạt 13.046 tỷ đồng nhờ cải thiện hệ số NIM và tăng trưởng từ thu nhập ròng phí & hoa hồng cùng khoản lãi từ thương vụ thoái vốn khỏi MBB và EIB trong đầu năm sau.

Cũng tại Hội nghị vừa qua, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT cho biết Thống đốc đã phê duyệt cho Vietcombank phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài.(NDH)
------------------------

Hơn 10.500 xe BMW đã bán tại Việt Nam trong 20 năm

Tối 12.1 tại TP.HCM, Tập đoàn BMW châu Á và Công ty CP ô tô Trường Hải (THACO) tổ chức lễ công bố các thương hiệu BMW, MINI và BMW Motorrad tại VN.

Đến nay đã có hơn 10.500 xe BMW được bán ra trong 20 năm từ khi BMW vào thị trường VN; thương hiệu MINI đạt doanh số bán hơn 500 xe từ khi ra mắt ở VN năm 2013.

Mô tô BMW Motorrad chính thức ra mắt năm 2014, đến nay đã có hơn 500 khách hàng. THACO đã tiếp nhận các showroom và trung tâm dịch vụ BMW hiện hữu tại TP.HCM và Hà Nội.

Showroom MINI tại TP.HCM đã mở cửa phục vụ khách hàng, tại Hà Nội sẽ mở cửa vào cuối tháng 1. Trong vòng 2 năm tới, THACO dự kiến đầu tư thêm các showroom kết hợp xưởng dịch vụ mới ở các tỉnh, thành lớn khác ngoài Hà Nội và TP.HCM.(Thanhnien)
--------------------

Hàng tỷ USD vốn FDI đổ dồn về Thái Nguyên, cơ hội nào cho các doanh nghiệp bất động sản?

Hàng tỷ USD vốn FDI đổ dồn về Thái Nguyên, cơ hội nào cho các doanh nghiệp bất động sản?

Theo thống kê, lượng công nhân của nhà máy Samsung Thái Nguyên vào khoảng 66.500 người, tập đoàn Masan với gần 10.000 người, cũng như hàng chục nghìn lao động, sinh viên tại các doanh nghiệp, trường đại học hiện đang có nhu cầu rất lớn về nhà ở.

Những năm gần đây, Thái Nguyên đang được xem là điểm sáng của khu vực Trung du miền núi phía Bắc với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, cũng như việc thu hút vốn dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thuộc top đầu các tỉnh thành Việt Nam.

Theo thống kê của UBND tỉnh Thái Nguyên, trong năm 2017, 6 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế của tỉnh đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra; trong đó, một số chỉ tiêu vượt kế hoạch ở mức cao như: tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 12,6% so với năm 2016; tổng thu nhập bình quân đầu người đạt 65 triệu đồng/người, tăng hơn năm trước 7 triệu đồng/người; giá trị xuất khẩu đạt 23 tỷ USD, vượt kế hoạch đề ra gần 10%; thu ngân sách ước đạt 12.000 tỷ đồng, vượt so với kế hoạch 33%.

Về thu hút đầu tư nước ngoài, tính lũy kế tới hết năm 2017, Thái Nguyên đã thu hút được 130 dự án FDI với tổng mức đầu tư đăng ký 7,4 tỷ USD, đứng thứ 11 cả nước. Đáng chú ý, việc thu hút vốn FDI của Thái Nguyên mới chỉ thực sự tăng mạnh trong những năm gần đây với đóng góp không nhỏ của tổ hợp công nghệ cao Samsung.

Bên cạnh những dự án FDI, Thái Nguyên còn có rất nhiều dự án quy mô lớn, có thể kể tới như dự án Volfram Núi Pháo của tập đoàn Masan, TNG, Nhiệt điện An Khánh, Dự án hồ Núi Cốc, cũng như hàng loạt các công ty vệ tinh cho Samsung đã góp phần quan trọng giúp Thái Nguyên "thay da đổi thịt" những năm qua.

Việc có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư trên địa bàn cũng kéo theo một lượng lớn lao động đến làm việc trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê, lượng công nhân của nhà máy Samsung Thái Nguyên vào khoảng 66.500 người, tập đoàn Masan với gần 10.000 người, cũng như hàng chục nghìn lao động, sinh viên tại các doanh nghiệp, trường đại học hiện đang có nhu cầu rất lớn về nhà ở.

Đón đầu xu hướng nhu cầu nhà ở gia tăng, không ít doanh nghiệp đã đầu tư khu đô thị, nhà ở tại Thái Nguyên, trong đó nổi bật là các dự án của Tập đoàn Tiến Bộ (TTB) với nhiều loại hình nhà ở, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

Trên địa bàn Thái Nguyên, Tiến Bộ là doanh nghiệp đầu tiên có dự án nhà Chung cư đưa vào sử dụng, bàn giao cho khách hàng từ cuối năm 2015 với mức giá chỉ từ 600 - 800 triệu đồng/căn. Mức giá trên được cho là phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng trên địa bàn với phần đông là lao động phổ thông tại các nhà máy, khu công nghiệp.

Ngoài ra, Tiến Bộ còn có những dự án ở phân khúc cao hơn nhằm phục vụ cho các chuyên gia người nước ngoài làm việc tại Núi Pháo, Các chuyên gia nước ngoài và công nhân làm việc tại nhà máy Samsung; Các lãnh đạo công ty vệ tinh của Samsung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cũng như cán bộ công nhân viên có thu nhập cao nhưng không phải người địa phương (chủ yếu các tỉnh vùng đông bắc) sau một thời gian làm việc tích lũy tài sản.

Có thể nói, việc đẩy mạnh triển khai bất động sản Thái Nguyên là bước đi đúng đắn của một số chủ đầu tư trong bối cảnh làn sóng FDI đang đổ mạnh vào tỉnh này, dẫn tới nhu cầu nhà ở tăng mạnh. Ngoài ra, Thái Nguyên còn là trung tâm của các tỉnh trung du, miền núi phía bắc và đang đón nhận làn sóng di dân đô thị hóa cao, tìm kiếm nơi cư trú ổn định thay vì đi ở trọ như trước.(CafeF)
-----------------------------

Năm 2017, doanh số xe tay ga Yamaha tăng 15%

Số lượng xe tay ga bán ra trên thị trường của Hãng đạt 177.025 chiếc.

Giới chuyên gia dự báo do thu nhập của người dân Việt Nam tăng, nên thị trường xe máy đang dịch chuyển từ nhu cầu xe số sang xe tay ga. Tại Việt Nam, dòng xe tay ga đang chiếm hơn 45% thị phần và tiếp tục là phân khúc tăng trưởng mạnh.

Trong năm 2017, Yamaha Motor Việt Nam đã tập trung đầu tư sản xuất mạnh vào mảng xe máy tay ga. Nhờ đó, doanh số xe tay ga bán ra trên thị trường đạt 177.025 chiếc (tăng hơn 15% so với năm 2016) và chiếm 11,30% thị phần xe tay ga năm 2017 (cao hơn năm 2016 khoảng 1%). Với định vị trẻ trung, năng động, mức giá hợp lý, phù hợp hơn với khách hàng trẻ, xe tay ga Yamaha đã trở thành trụ cột chính của hãng trong năm 2017.

Chẳng hạn, xe Janus giành phần áp đảo trong việc cạnh tranh với các dòng xe ga tầm trung khác. Theo thống kê, nếu như năm 2016 khi vừa ra mắt doanh số bán lẻ của xe chỉ dừng ở 18039 xe thì đến năm 2017 doanh số bán ra là 74203, mức tăng tương đương 260%. Dòng xe NVX bán ra 41.000 xe trong năm 2017. Năm 2017, dòng xe Exciter tiếp tục ghi điểm với doanh số tăng ổn định và bền vững đạt 214.829 xe, (so với doanh số năm 2016 là 213.468 chiếc).

Trở về

Bài cùng chuyên mục