JD.com trở thành cổ đông lớn nhất của Tiki; Nhà đầu tư rót vốn cho dự án tiền ảo có thể mất trắng; 'Ông lớn' TKV lãi 2.500 tỉ đồng, giảm trên 6.000 lao động; Hàng tỉ USD chờ đổ vào thị trường chứng khoán

Hệ thống VinMart và VinMart hiện có 1.000 siêu thị và cửa hàng tiện lợi trên cả nước. Vingroup đặt mục tiêu 3.000 cửa hàng trong năm 2018.
Trong tháng 12/2017, VinMart+ đã "đổ bộ" rầm rộ hàng loạt các tỉnh thành mới từ Bắc vào Nam như Phú Thọ, Hải Phòng, Hải Dương, Hạ Long, Uông Bí, Thái Bình, Nha Trang, Bình Dương, Cần Thơ… và mới đây nhất là Vũng Tàu với sự kiện đồng loạt khai trương 15 cửa hàng trong cùng 1 ngày.
Tính tổng cộng chỉ trong tháng 12/2017, VinMart+ đã đưa vào vận hành hơn 100 cơ sở mới tại 11 tỉnh thành. Tính trung bình mỗi ngày có tới hơn 3 cửa hàng VinMart+ được khai trương.
Hiện nay, hệ thống bán lẻ VinMart và VinMart+ của Tập đoàn Vingroup hiện đang sở hữu khoảng 1.000 siêu thị và cửa hàng tiện lợi tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Trong năm 2018, VinMart+ sẽ tiếp tục mở rộng quy mô, hướng tới mục tiêu "phủ sóng" hầu hết các tỉnh thành lớn với tổng số lượng dự kiến đạt tới con số 3.000 cửa hàng trên cả nước.
Năm 2016, tổng doanh thu từ hoạt động bán lẻ của Vingroup đạt 6.515 tỷ đồng. Sang năm 2017, mảng bán lẻ của Vingroup đạt doanh thu hơn 10.000 tỷ đồng chỉ sau 9 tháng.(CafeF)
----------------------
Deloitte dự báo các nước Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam,... sẽ kế thừa Trung Quốc trở thành “công xưởng thế giới".
Định hướng kinh tế sáng tạo
Trong thời gian qua, Trung Quốc đã tái cơ cấu kinh tế một cách mạnh mẽ, đầu tư vào các khu phát triển công nghệ cao, đẩy mạnh kinh tế sáng tạo, tăng cường trí tuệ nhân tạo,... Điều này đã giúp Trung Quốc đang rời xa hoạt động sản xuất truyền thống.
Trung Quốc đã thành lập quỹ trị giá 30 tỷ nhân dân tệ (4,38 tỷ USD) để khuyến khích xuất khẩu dịch vụ giá trị gia tăng cao.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã hướng đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào các vườn ươm sáng tạo, chẳng hạn như Microsoft thành lập "không gian sáng tạo nhóm", bao gồm một nền tảng dịch vụ cho các công ty khởi nghiệp tận dụng nền tảng điện toán đám mây của Microsoft.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh kế hoạch "Made in China 2025" để hiện thực hóa tham vọng của mình nhằm tăng cường sự đổi mới, sáng tạo trong sản xuất...
Giải pháp của Việt Nam
Để tránh bị ảnh hưởng bởi sự dịch chuyển của Trung Quốc, Việt Nam cần phải tiếp nhận những công nghệ tiên tiến để tạo ra giá trị gia tăng thực. “Muốn có công nghệ tiên tiến một cách nhanh nhất, các doanh nghiệp Việt Nam cần liên doanh với khu vực FDI, nhưng thực tế, mô hình này ở nước ta không có nhiều”, TS. Lê Đăng Doanh cho biết và nhấn mạnh, các doanh nghiệp FDI liên kết chuỗi với các cty nội địa rất yếu.
Họ thường có xu hướng nhập hàng hóa đầu vào từ nước họ mà ít sử dụng nhà cung cấp tư nhân trong nước do chưa nhìn thấy tiềm năng của các thiết bị công nghệ do doanh nghiệp trong nước sản xuất. Do đó, giá trị Việt Nam nhận được sẽ không được nhiều do chúng ta chỉ đảm nhận khâu lắp ráp và gia công.
"Để phát triển bền vững, Chính phủ cần hướng tới việc chủ động sáng tạo những giá trị riêng. Chúng ta không thể phát triển nếu chỉ mãi đi làm công xưởng cho các nước khác. Việc đào tạo đội ngũ nhân lực để tiếp nhận sản xuất công nghệ cao cũng cần được đẩy mạnh khi những năm gần đây, Thái Lan, Malaysia,... đang từng bước vượt qua Việt Nam về chất lượng nguồn lao động", chuyên gia này kiến nghị.(Dantri)
-------------------------------
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), doanh số bán hàng toàn thị trường trong năm 2017 đạt gần 3,3 triệu xe các loại, tăng 4,8% so với năm 2016.
Con số này là tổng lượng xe bán ra của 5 hãng lớn gồm Honda, Yamaha, Piaggio, Suzuki và SYM, không phải là số sản xuất và không bao gồm số lượng xuất khẩu.
Như vậy trung bình mỗi tháng, người Việt mua hơn 270.000 xe máy, gần bằng số xe bán ra 12 tháng của thị trường ôtô (số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), thị trường ôtô tiêu thụ được gần 273.000 xe trong năm 2017).
Với tổng sức mua tăng bất ngờ trong năm 2016 và 2017, Việt Nam hiện là thị trường đứng thứ 4 thế giới về tiêu thụ xe máy.(Thanhnien)
-------------------------
Cục trưởng Sở hữu trí tuệ Thái Lan cho biết nước này đang có kế hoạch đăng ký chỉ dẫn địa lý (GI) ở Việt Nam cho hai sản phẩm nông nghiệp, đó là me ngọt Phetchabun và nhãn sấy Lamphun.
Đây là hai nông sản rất phát triển trong nước mà Thái Lan muốn đăng ký chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài nhằm thúc đẩy xuất khẩu bên cạnh gạo thơm Mali, cà phê Doi Tung, bưởi đỏ Xiêm sang thị trường Việt Nam, Campuchia và Trung Quốc.
Theo giới chức Thái Lan, me ngọt Phetchabun và nhãn sấy Lamphun đang được người tiêu dùng Việt Nam yêu thích.
Thái Lan sẽ đăng ký chỉ dẫn địa lý cho me, nhãn ở Việt Nam. Ảnh minh họa
Được biết, sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột của Việt Nam cũng được cấp chứng nhận tương tự và là sản phẩm đầu tiên được cấp ở Thái Lan.
Chỉ dẫn địa lý đang trở thành tài sản thương mại có giá trị và đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sản phẩm có chỉ dẫn địa lý sẽ gia tăng cơ hội xuất khẩu, dễ dàng tiếp cận những thị trường khó tính.
Theo Bộ NN& PTNT, hiện có tới 90% nông sản Việt Nam XK dưới nhãn hiệu của nước ngoài, mới có khoảng 50 chỉ dẫn địa lý và 140 nhãn hiệu tập thể được đăng ký xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như bưởi Năm Roi, nhãn lồng Hưng Yên….và chỉ một số ít trong đó được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài.
Việc khai thác thị trường thông qua chỉ dẫn địa lý trong nước và nước ngoài ở Việt Nam còn hạn chế, gần như mới chỉ dừng lại ở việc công nhận một tên gọi được định danh trên thị trường, chưa xây dựng được quy chế bảo hộ địa lý và truy xuất nguồn gốc sản xuất. Chính vì vậy, hàng hóa Việt Nam bị thua thiệt rất nhiều.(ĐS&PL)
JD.com trở thành cổ đông lớn nhất của Tiki; Nhà đầu tư rót vốn cho dự án tiền ảo có thể mất trắng; 'Ông lớn' TKV lãi 2.500 tỉ đồng, giảm trên 6.000 lao động; Hàng tỉ USD chờ đổ vào thị trường chứng khoán
Trung Quốc lập loạt kỷ lục mới trong tiêu thụ hàng hóa; Bộ Công thương và Mitsubishi Motors bắt tay nghiên cứu ô tô điện; Giá thép giảm gần 1% kéo theo giá quặng sắt cũng giảm mạnh; Nguồn cung phân bón thế giới sẽ thiếu hụt trong quý 1/2018
Cơn sốt Bitcoin tấn công thị trường bất động sản Mỹ; Airbus bị phạt 128 triệu USD vì vụ bán tên lửa cho Đài Loan năm 1992; Thuế 0%, ô tô sẽ giảm 25% so với hiện nay; Ngân hàng trung ương Indonesia cảnh báo về giao dịch tiền ảo
Tiêu thụ xe máy một tháng bằng cả năm bán ô tô; Mối lo lớn từ chiến lược thương mại của Tổng thống Donald Trump; Mexico và Tây Ban Nha trong “cuộc chiến pho mát” khốc liệt; Trung Quốc tăng cường kiểm soát ngành tài chính trong năm 2018
Suy kiệt: Lời cảnh báo từ mỏ dầu lớn nhất Việt Nam; Campuchia đe dọa vị trí 'cường quốc điều' của Việt Nam?; Hơn 2,2 tỉ USD nhập khẩu ô tô năm 2017; Trung Quốc: Đồng Nhân dân tệ tăng giá nhanh so với đồng USD
Vietcombank đặt mục tiêu lãi 12.000 tỷ năm 2018, đưa nợ xấu về dưới 1%; Hơn 10.500 xe BMW đã bán tại Việt Nam trong 20 năm; Hàng tỷ USD vốn FDI đổ dồn về Thái Nguyên, cơ hội nào cho các doanh nghiệp bất động sản?; Năm 2017, doanh số xe tay ga Yamaha tăng 15%
Chứng khoán với những phiên giao dịch kỷ lục trên 10.000 tỉ đồng; Việt Nam khiếu nại WTO về việc Mỹ áp thuế cá phi lê; Rút tiền mặt ở nước ngoài không được quá 30 triệu VND; 2018: Đất nền sẽ tiếp tục tăng giá
Thay cách cấp tin, ông chủ Facebook mất ngay 3,3 tỉ USD; Người Việt uống hơn 4 tỉ lít bia/năm; Thanh lý hàng loạt ôtô công giá chỉ từ 16 triệu đồng; Đầu năm giá tiêu rớt thảm, nông dân chờ thua lỗ
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tại Viettel; Áp lực nào từ giảm thuế nhập khẩu?; Ngân hàng lớn thứ tư Mỹ chuẩn bị đóng cửa thêm 800 chi nhánh; Nóng chuyện thu thuế Google, Facebook...
Danh sách các tập đoàn, tổng công ty thuộc quản lý của "siêu ủy ban" hé lộ điều gì?; Mỹ chỉ trích Alibaba bán hàng giả; Xuất khẩu dệt may và những dấu mốc mới; Thua lỗ nặng, Ocean Group chờ tướng mới
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự