tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 14-05-2016

  • Cập nhật : 14/05/2016

NHTW Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục tháng thứ 11 liên tiếp

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) hôm nay (13/5) đã quyết định giữ ổn định lãi suất ở mức thấp kỷ lục tháng thứ 11 liên tiếp khi Hội đồng quản trị mới cho biết sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến kinh tế và quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp trước khi thay đổi chính sách.

ngan hang trung uong han quoc

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc

Quyết định giữ nguyên lãi suất repo kỳ hạn 7 ngày ở mức thấp kỷ lục 1,5% này của BOK đã được 15/18 nhà kinh tế tham gia cuộc khảo sát của Bloomberg dự báo; 3 chuyên gia còn lại dự đoán lãi suất sẽ được cắt giảm xuống mức 1,25%. Đây là cuộc họp chính sách đầu tiên của 4 thành viên mới trong Hội đồng quản trị của BOK, những người vừa mới được bổ nhiệm ngày 21/4 vừa qua.

Mặc dù hầu hết các nhà phân tích dự đoán không có thay đổi chính sách tại cuộc họp chính sách lần này, song HSBC Holdings Plc, Citigroup Inc., và Nomura Holdings Inc là một trong số những định chế tài chính dự báo lãi suất tại Hàn Quốc sẽ tiếp tục được cắt giảm trong những tháng tới.

"Sẽ là không dễ dàng cho các thành viên mới của Hội đồng quản trị về việc thay đổi chính sách ngay sau khi họ mới tham gia", Park Chong Hoon – Trưởng bộ phận nghiên cứu của Standard Chartered Plc tại Seoul cho biết trước khi quyết định của BOK được công bố. "BOK sẽ muốn xem xét thêm chi tiết các đề xuất tái cơ cấu doanh nghiệp của chính phủ. Mặc dù các dữ liệu kinh tế gần đây không được tốt, nhưng cũng không phải là hoàn toàn xấu".

Với nỗ lực của Chính phủ Hàn Quốc trong việc sắp xếp lại các doanh nghiệp thua lỗ, các nhà phân tích dự báo rằng BOK sẽ giảm lãi suất để chống lại những rủi ro trong quá trình tái cơ cấu, bên cạnh việc cung cấp vốn cho các ngân hàng chính sách. Trong số 23 nhà phân tích tham gia cuộc khảo sát của Bloomberg vào tháng 4 vừa qua, 12 người dự báo sẽ có ít nhất một lần cắt giảm lãi suất trong năm 2016, trong khi 10 người dự báo lãi suất sẽ không thay đổi, và 1 dự báo lãi suất sẽ tăng 25 điểm cơ sở.


Vietcombank đầu tư 100 tỷ đồng cho Dự án xây dựng nhà máy của Công ty Duhal

Vừa qua, tại Trụ sở chính của Công ty cổ phần Công nghiệp và Thiết bị chiếu sáng Duhal đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng tài trợ vốn trị giá 100 tỷ đồng cho dự án đầu tư xây dựng nhà máy công nghệ cao và thiết bị chiếu sáng Duhal tại KCN Giao Long – Bến Tre giữa Vietcombank Tiền Giang và Công ty Duhal. 

Tham dự buổi lễ về phía Vietcombank Tiền Giang có ông Ngô Minh Nhựt – Giám đốc cùng thành viên Ban giám đốc và Lãnh đạo các phòng liên quan. Về phía Công ty Đức Hậu Long (Duhal) có ông Đỗ Lâm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc cùng Ban Tổng giám đốc và Trưởng các phòng ban.

ong ngo minh nhut - giam doc vietcombank tien giang (ben trai) bat tay ong do lam - chu tich hdqt kiem tgd cong ty duhal sau khi ky ket hop dong tin dung

Ông Ngô Minh Nhựt - Giám đốc Vietcombank Tiền Giang (bên trái) bắt tay ông Đỗ Lâm - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty Duhal sau khi ký kết hợp đồng tín dụng

Công ty Duhal hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện chiếu sáng trên 20 năm, sản phẩm của công ty được rất nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến và tin dùng.

Với việc đầu tư cho Dự án nhà máy mở rộng này  của Duhal, Vietcombank Tiền Giang mong muốn sẽ giúp công ty tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.


Những 'đại bàng' đang gãy cánh: Tiếp tục 'đổ' tiền xuống biển

Sẽ có gần 7 nghìn tỷ đồng nữa được “đổ” vào Cảng Cái Mép - Thị Vải (CMTV) để nâng cấp luồng lạch cho tàu vận tải siêu trọng ra vào trong nỗ lực nhằm cứu nơi đây thoát cảnh “đói” hàng. Trong khi các chuyên gia cảnh báo nguồn ngân sách đang hạn hẹp, nợ công đang đụng trần nên phải xem xét kỹ lưỡng.

Kết nối… chưa thông

Trao đổi với PV ngày 11/5, TS Phạm Sanh, chuyên gia giao thông phân tích: Cảng CMTV đã đầu tư hệ thống bến bãi, dịch vụ hiện đại rồi nhưng quan trọng là hàng sẽ đi đâu? Vào cảng CMTV rồi, hàng hoá vẫn còn phải đi tiếp, nếu đưa về TPHCM phải cộng thêm một khoản phí vận tải đường bộ nữa. Các chủ hàng sẽ tính toán, nếu tổng chi phí cao hơn thì người ta đưa hàng về cảng Cát Lái ở TPHCM thuận tiện và hiệu quả hơn.

“Muốn thu hút, cảng CMTV cần xem lại giá cả, sao cho phải cạnh tranh được với các cảng ở TPHCM và một số địa phương khác. Có một thời gian, cảng này kém hấp dẫn vì thủ tục rườm rà, đặc biệt là thủ tục thông quan nên các chủ tàu, chủ hàng ngần ngại. Cảng CMTV là cảng quốc tế, phải cạnh tranh với các cảng của Singapore và các nước trong khu vực” - ông Sanh nói.

Trong khi đó, TS Huỳnh Thế Du, Giám đốc đào tạo chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đánh giá: CMTV là cụm cảng có khả năng và lợi thế cạnh tranh quốc tế rất lớn. Vị trí xây dựng rất phù hợp. Theo TS Du, một trong những trục trặc cơ bản trong thời gian vừa qua là hạ tầng kết nối từ cụm cảng đến các thị trường chính, các vùng kinh tế trọng điểm chưa thực sự thông suốt.

Để TPHCM trở thành vùng đô thị có khả năng cạnh tranh quốc tế thìcảng hàng không và cảng biển phải là một trong những ưu tiên. Việc mở rộng CMTV vì chưa đạt công suất thiết kế, đồng thời đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông kết nối nếu nhìn trong dài hạn là một quyết định hợp lý.

“Cần thành lập ngay cơ quan quản lý hệ thống cảng của khu vực, quản lý và điều phối chung hệ thống cảng biển để đạt hiệu quả cao nhất, thay vì để các địa phương mạnh ai nấy quản. Cảng CMTV không được khai thác đúng công suất của nó là do có sự trục trặc trong liên kết vùng. Các địa phương sợ mất nguồn thu từ cảng biển nên không “ông” nào muốn nhả ra” - TS Huỳnh Thế Du đề xuất.

Dù nhìn nhận việc đầu tư Cảng CMTV là chủ trương đúng với bối cảnh thị trường như hiện nay nhưng chuyên gia kinh tế Lê Bá Chí Nhân thừa thận “đầu tư này chưa hiệu quả”. Nguyên nhân theo ông là do cảng không có chân hàng.

Bởi, thực tế cho thấy lượng hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay chưa nhiều, trong khi sức hấp dẫn của khu cảng CMTV chưa đủ để cạnh tranh với khu cảng TPHCM. Đó là chưa kể hạ tầng GTVT, hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Nhiều tuyến đối ngoại chiến lược vẫn chưa được đầu tư theo quy hoạch được duyệt, như: Tuyến đường vành đai 4 TPHCM kết nối cảng Cái Mép - Thị Vải với quốc lộ 1; đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. “Các dịch vụ công đối với hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển, dịch vụ vận tải vẫn còn nhiều bất cập”- TS Nhân nhìn nhận.

Tiếp tục lãng phí?

Sắp tới, Bộ GTVT tiếp tục đưa ra đề án nâng cấp, cải tạo luồng lạch để tàu vận tải siêu trọng có thể ra vào thường xuyên tại CMTV với tổng mức đầu tư dự án cải tạo bao gồm chi phí xây dựng, giải phóng mặt bằng, tư vấn…. có thể lên tới khoảng 6.378 tỷ đồng. Nếu được nâng cấp, cải tạo thì đến năm 2018, dự án mới có thể đưa vào hoạt động để kiểm chứng hiệu qủa.

Trao đổi với PV về thực trang CMTV hiện nay, ông Lương Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở GTVT Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng, do cơ chế quản lý và điều phối cấp vùng còn chồng chéo, chưa thực sự đồng bộ nên dẫn tới sự cạnh tranh không lành mạnh, làm cho hiệu quả đầu tư giảm đi, gây lãng phí nguồn lực của xã hội.

Còn ông Nguyễn Hồng Lĩnh - Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu nói, tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho CMTV nhưng các giải pháp lại vượt quá khả năng của tỉnh nên việc cần có một “Thủ lĩnh vùng” tham gia phối hợp, thúc đẩy các giải pháp đồng bộ là rất cần thiết.

Chuyên gia Chí Nhân cho rằng, chúng ta thấy cơ chế chính sách quản lý điều phối mang tính cấp vùng chưa được phối hợp đồng bộ và thực thi hiệu quả. Việc đầu tư dàn trải và cạnh tranh không lành mạnh giữa các cụm cảng trong hệ thống cảng nhóm 5 làm cho hiệu quả đầu tư thấp, lãng phí nguồn lực xã hội và ảnh hưởng đến hiệu quả các dự án đầu tư, đặc biệt đối với đầu tư nước ngoài.

Theo chuyên gia này, 7 cảng container nước sâu tại cụm cảng CMTV với tổng mức đầu tư khoảng 40.000 tỷ đồng đã đi vào hoạt động từ nhiều năm qua, thế nhưng, hàng container qua các cảng này chỉ chưa đầy 20% công suất thiết kế...

Thực tế này cho thấy đầu tư hiện nay khai thác chưa hết công suất gây rất nhiều lãng phí và chưa có hiệu quả. Tiếp tục đầu tư thêm gần 7.000 tỷ đồng vào dự án không hiệu quả để làm gì cần được trả lời làm rõ nhất là khi cảng còn dư công suất tới 80%.

“Nguồn ngân sách đang hạn hẹp, nợ công đang đụng trần, ngân sách cần giải quyết cho những việc cấp bách hơn. Do đó cần xem xét kỹ lưỡng trước khi đầu tư để mang lại hiệu quả”- ông nói.

Theo ông Nhân số lượng cảng container nước sâu ở CMTV đang vượt cầu. Còn nguyên nhân của sự dư thừa này, là do đầu tư dàn trải, thiếu tính liên kết vùng. Nhìn nhận về tính hiệu quả của dự án, các chuyên gia cho rằng, hiện nay nền kinh tế chúng ta đang giai đoạn khó khăn bởi tác động môi trường như hạn hán, xâm nhập mặn... ảnh hưởng rất lớn nền kinh tế.

Trong đó việc cấp phép đầu tư cho cảng CMTV là một ví dụ chưa đem lại kết quả thiết thực, do đó để cấp phép cho một dự án lớn đầu tiên và nhất phải nghiên cứu thị trường, về các lĩnh vực hoạt động, như con người, hàng hóa, khâu trung chuyển, lưu kho, bến bãi, giao thông, kết nối vùng đạt biệt là công suất hoạt động.

Được đầu tư 40.000 tỷ đồng với 7 cảng nhằm quy hoạch làm cụm cảng tổng hợp quốc gia để trung chuyển cho tàu trọng tải lớn, nhưng năm 2015, cảng Cái Mép - Thị Vải (CMTV) chỉ khai thác được 19% công suất thiết kế. Cụm cảng CMTV hiện có 7 cảng container cỡ lớn gồm: SITV, SP-PSA, TCCT, TCIT, CMIT, TCOT và SSIT với tổng công suất thiết kế 6.8 triệu TEUs/năm. Nhưng có thời điểm, chỉ khoảng 7%-10% khách hàng giao nhận hàng tại cụm cảng CMTV, 90% lượng hàng còn lại đổ về cảng Cát Lái, TPHCM. Công suất èo uột vậy khiến cảng quốc tế này trở thành gánh nặng cho các nghành vận tải liên kết.

 


Bỏ hàng tỉ đô vào Việt Nam, nhưng những gì Central Group thu về vẫn còn là dấu hỏi

Nếu quan sát trên những gì mà Central Group đã làm trong quá khứ, có thể thấy Tập đoàn này gặp rất nhiều trắc trở, như phải bán Big C Thái Lan cho Pháp, rồi để chính Big C rơi vào tay đối thủ TCC Group. Ở Việt Nam, các thương vụ mà Central Group tham gia lại không gây được nhiều ấn tượng.

Thị trường bán lẻ trong nước những ngày vừa qua đang tỏ ra lo lắng trước viễn cảnh hàng hóa Việt Nam sẽ đánh mất thị trường vào tay người Thái, sau khi Central Group chính thức mua hệ thống Big C Việt Nam.

Trước khi mua Big C, Central Group cũng đã thực hiện nhiều thương vụ đình đám với Nguyễn Kim hay mua lại trang TMĐT Zalora.

Liên tục đầu tư tỉ đô vào Việt Nam, có thể thấy tham vọng của tập đoàn Thái tại thị trường nước ta không hề nhỏ.

Mặc dù vậy, nếu nhìn những gì Central Group đã làm được trong thời gian qua, vẫn còn khá nhiều dấu hỏi về tính hiệu quả của các dự án đầu tư.

Đầu tiên, với thương vụ đình đám nhất mà tập đoàn này thực hiện. Hồi tháng 1/2015, Central Group thông qua công ty con là Power Buy đã mua 49% vốn Nguyễn Kim, nhà bán lẻ điện máy hàng đầu tại thị trường Việt Nam.

Sau thương vụ này, Nguyễn Kim tuyên bố lộ trình đến năm 2020 mở ra tới 50 siêu thị. Thế nhưng, từ sau khi về tay Central Group, việc triển khai mở rộng hệ thống vẫn chưa được tiến hành. Trong hơn 1 năm qua, Nguyễn Kim vẫn chưa khai trương thêm một siêu thị nào mới, trong khi cả ngành bán lẻ điện máy đang tăng tốc mở rộng.

Thử nhìn qua các đối thủ cùng ngành: Trần Anh đến nay đã có 9 siêu thị tại Hà Nội cùng 15 siêu thị các tỉnh miền Bắc và các tỉnh lân cận. Trong khi đó, Chuỗi Điện máy Xanh của Thế Giới Di Động chỉ trong 3 tháng đầu năm đã mở 22 siêu thị mới, nâng tổng số lên 91 siêu thị.

anh minh hoa. nguon: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Về thị phần, Nguyễn Kim không trực tiếp công bố thị phần cũng như doanh thu của mình. Tuy nhiên, theo thống kê của EUI, thị phần của Nguyễn Kim năm 2010 là 27%. Đến đầu năm 2016, Thế giới di động dẫn số liệu của tổ chức nghiên cứu GFK cho biết, thị phần của Nguyễn Kim hiện chỉ còn 12%, giảm hơn một nửa so với 6 năm trước, trong khi chuỗi điện máy xanh áp sát với 8% thị phần.

Dù 12% chỉ là con số tham khảo, nhưng với một chuỗi bán lẻ, việc không mở rộng hệ thống trong một thời gian dài là dấu hiệu cho thấy sự đi xuống. Có thể, chiến lược phát triển Nguyễn Kim của Central Group chưa triển khai, hoặc đã được triển khai nhưng chưa mang lại bất kỳ kết quả rõ rệt nào.

Còn nếu nhìn vào 2 thương vụ khác mà Central Group mới thực hiện, gồm mua Zalora và hợp tác với chuỗi Lan Chi, đây cũng là hai thương vụ nhiều rủi ro.

Với Zalora, môi trường thương mại điện tử Việt Nam đang có quá nhiều biến động, khi nhiều cái tên liên tục đóng cửa, như Deca, foodpanda, beyeu..., đồng thời lại xuất hiện những ông lớn tham gia thị trường, như alibaba (mua lazada), adayroi... Đặc biệt, thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn là "máy xay thịt" khi nghiền nát bất kỳ những người chơi nào, bất kể lớn bé.

Có thể, mục đích mua Zalora của Central Group chủ yếu để phục vụ cho mảng thời trang của hãng, vốn đang phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, bản thân Zalora chưa tạo được tiếng vang lớn trên thị trường và đã liên tục lỗ nhiều năm qua. Để có thể thay đổi được vấn đề này, Central sẽ cần thêm thời gian và tất nhiên, thêm nhiều tiền nữa đổ vào.

Về phía hệ thống siêu thị Lan Chi, đây là chuỗi siêu thị ở ngoại thành Hà Nội, trọng tâm hướng tới khu vực nông thôn. Do đó, khách hàng của chuỗi Lan Chi chủ yếu là những người có thu nhập trung bình thấp, đây là phân khúc mà doanh nghiệp Việt có nhiều ưu thế hơn so với các doanh nghiệp ngoại.

Cuối cùng, chỉ có thương vụ với Big C Việt Nam là có khả năng sẽ tác động mạnh mẽ lên thị trường. Mặc dù vậy, nếu nhìn vào quy mô doanh số của Big C Việt Nam (khoảng 12.000 tỉ đồng trong năm 2015) so với quy mô ngành bán lẻ, thực tế Big C Việt Nam không phải là doanh nghiệp quá lớn.

Trong khi các thương vụ tại Việt Nam còn đang dang dở, áp lực tài chính từ việc đầu tư cả tỉ đô vào Việt Nam cũng đang ảnh hưởng tới tập đoàn này.

Mới đây, thông tin từ truyền thông quốc tế cho biết, để mua được Big C Việt Nam, Central Group đã phải bán hết 25% cổ phần tại chuỗi Big C Thái Lan để đảm bảo nguồn tài chính. Đây là động thái bất ngờ của Central Group bởi tập đoàn này chính là nhà sáng lập Big C Thái Lan vào năm 1993, trước khi bán lại cho tập đoàn Casino của Pháp và chỉ giữ lại cổ phần thiểu số. Sau đó, đến khi Casino bán lại Big C Thái Lan thì Central Group cũng không mua lại được, để Big C Thái Lan rơi vào tay đối thủ TCC Group.

Central Group Việt Nam được thành lập vào tháng 7/2011, hoạt động trong nhiều ngành thuộc lĩnh vực bán lẻ khác nhau như điện máy, thể thao, thời trang, trung tâm thương mại, nhà hàng - khách sạn, thương mại điện tử và siêu thị.

Tính đến tháng 2/2016, Central Group Việt Nam đã có hơn 6,600 nhân viên. Hiện có 100 trung tâm thuộc tập đoàn hoạt động trên khắp cả nước, bao gồm 4 trung tâm thương mại; 27 cửa hàng thể thao; 30 cửa hàng thời trang; 1 khách sạn; 21 cửa hàng điện máy; 1 doanh nghiệp thương mại điện tử, 1 nhà phân phối hàng tiêu dùng nhanh và 13 siêu thị.

5 mảng hoạt động chính của Central Group Việt Nam gồm có: Thời trang (Fashion Group), Điện máy Nguyễn Kim, Thương Mại Điện Tử Nguyễn Kim, siêu thị Lan Chi và Tập đoàn quản lý khách sạn nghỉ dưỡng Centara.


Thu thuế tiêu thụ đặc biệt tăng 24,14%

Cục Thuế TP.HCM cho biết thu thuế tiêu thụ đặc biệt tăng đến 24,14% trong bốn tháng đầu năm và là loại thu có tỉ lệ tăng cao nhất trong ba loại thuế chính của khu vực kinh tế.

Trong đó số thu tập trung vào các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng như bia, rượu, thuốc lá. Lý do là mặt hàng bia có lượng tiêu thụ mạnh trong dịp Tết Nguyên đán và đây cũng là những mặt hàng có thuế suất tăng từ ngày 1-1-2016.

Một số doanh nghiệp có thuế tiêu thụ đặc biệt tăng so với cùng kỳ như Công ty TNHH Nhà máy bia VN nộp 2.228 tỉ đồng (tăng 35,24%), Tổng công ty CP Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn nộp 999 tỉ đồng (tăng 11,51%). Trong danh sách này còn có Công ty TNHH MTV Thuốc lá Sài Gòn, Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn, Công ty TNHH liên doanh Vina-Bat, Công ty CP Bia Sài Gòn Bình Tây, Công ty TNHH Mercedes - Benz Việt Nam.

Thu thuế giá trị gia tăng cũng tăng 18,02% so với cùng kỳ. Trong đó Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam nộp 593 tỉ đồng, tăng 36,38% so với cùng kỳ. Một số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng có số nộp thuế giá trị gia tăng tăng.

Tuy nhiên, số thuế giá trị gia tăng của khu vực doanh nghiệp nhà nước địa phương lại giảm, chỉ bằng 82,46% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ khai thác dầu khí có số nộp giảm mạnh.

Thu thuế thu nhập cá nhân cũng tăng 16,59% so với cùng kỳ, trong đó từ tiền lương, tiền công chiếm tỉ trọng đến 81,17% do rơi vào thời điểmngười lao động nộp quyết toán thuế năm 2015.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-05-2016

    Ngân hàng lãi lớn từ mua bán ngoại tệ
    Doanh nghiệp dệt may còn thờ ơ với “tài sản vô hình”
    Nhà băng có chịu đánh đổi lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay?
    Một ngân hàng thương mại Việt Nam bị tấn công mạng
    Với FED, chỉ có lịch sử và thị trường là quan trọng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-05-2016

    Vàng khó nổi sóng lớn
    Đại gia phần mềm ngoại “ngắm” chứng khoán phái sinh Việt
    Đề xuất giảm thuế NK trứng Artemia xuống 0%
    Từ 1-7, nhiều dịch vụ xuất khẩu có mức thuế GTGT 0%
    Bất động sản: Chờ đợi sự đột phá cho các dự án sau M&A

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-05-2016

    Nhật Bản rót vốn đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam
    Sẽ có dự án casino 4 tỷ USD tại Thủ Thiêm?
    Đua nhập bò Úc giá bèo 3USD/kg về vỗ béo bán thu siêu lợi nhuận
    Thịt, tôm, cá… hữu cơ Việt hút nhà đầu tư ngoại
    FedEx chính thức được mua lại TNT Express

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-05-2016

    Nhật Bản sẽ tăng gấp đôi các hiệp định đầu tư với nước ngoài
    Brexit sẽ tác động tiêu cực tới kinh tế Anh
    Bộ Năng lượng Mỹ dự báo giá dầu tăng tới 252 USD/thùng
    Vấn đề nợ công tại Hy Lạp và sự tồn vong của EU
    VinaCapital thoái toàn bộ vốn khỏi dự án Thế kỷ 21

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-05-2016

    Canh bạc mới của "Warren Buffett Trung Quốc"
    Úc xem xét nhập khẩu thanh long Việt Nam
    Tập đoàn HTC Group (Hàn Quốc) rót 8 triệu USD vào Hà Nam
    Hàng loạt đại gia Trung Quốc bị rò rỉ thông tin trên Twitter
    Apple không còn là công ty giá trị nhất thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-05-2016

    Ngành than tồn kho gần 10 triệu tấn than: Than ngoại giá rẻ lấn lướt than nội
    Việt Nam có tên trong ‘bộ ngũ hùng cường” ở Châu Á
    Sức hút hàng tiêu dùng Thái Lan đang "đánh bật" hàng Trung Quốc
    "Doanh nghiệp cần có cơ chế phòng ngừa rủi ro khi gia nhập TPP"
    Đạm Ninh Bình: Nhà máy 12.000 tỷ, 4 năm lỗ 2.000 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-05-2016

    Năng lượng tái tạo đáp ứng 100% nhu cầu điện của Việt Nam vào 2050?
    Hiệp hội thép dự báo giá thép có thể tăng thêm 10%
    WCO triển khai mô hình dữ liệu hải quan phiên bản 3.6.0
    Sản lượng gạo sụt giảm tại châu Á đe dọa an ninh lương thực
    Tận dụng cơ hội "hậu" xúc tiến thương mại

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-05-2016

    Kiến nghị huy động vàng trong dân
    Rà soát lại các dự án 10.000 tỷ đồng trở lên
    “Mở kho thóc” cho ngân hàng tư?
    Hanoimilk cắt chức phó tổng giám đốc vì thương hiệu sữa IZZI
    Bất động sản phía Tây Hà Nội: Bất ngờ thêm Dự án 24 ha của Vingroup

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-05-2016

    Trung Quốc sản xuất pin mặt trời tại Việt Nam nhằm né thuế bán phá giá
    Một nhà đầu tư bị phạt 550 triệu đồng vì làm giá cổ phiếu
    Công ty bia nội tăng sáp nhập để “chống” bia ngoại
    Liên minh Thái Bình Dương và ASEAN sẽ ký thỏa thuận hợp tác song phương
    250 triệu USD xây kho ngầm chứa dầu tại Dung Quất

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-05-2016

    Gang thép Thái Nguyên có thể được bán lại
    IEA: 'Thị trường dầu sắp cân bằng'
    VRN: Trung Quốc lợi nhất nếu làm siêu dự án dọc sông Hồng
    Malaysia dỡ một phần lệnh cấm tuyển mới lao động nước ngoài
    Amazon sẽ là kình địch của Youtube trong tương lai ?