Sau gần ba năm áp dụng biện pháp bình ổn giá sữa (sữa dành cho trẻ em dưới sáu tuổi), giá sữa trên thị trường cơ bản giữ mức ổn định. Bộ Công Thương đề nghị và Chính phủ đã đồng ý chấm dứt bình ổn giá sữa từ tháng 4-2017.

Nếu như trước đây phải khá khó khăn để mua được hàng hóa Hàn Quốc thì nay, hàng Hàn Quốc đã xuất hiện tràn ngập trong các hệ thống siêu thị, cửa hàng ở Việt Nam. Đó là kết quả của một quá trình xâm chiếm thị trường rất bài bản.
Trao đổi với phóng viên Tin Tức, ông Pak Chul Ho, Tổng giám đốc Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (Kotra) tại Hà Nội lý giải nguyên nhân khiến hàng hóa Hàn Quốc ngày càng phổ biến tại thị trường Việt Nam.
Thứ nhất, FTA Việt Nam – Hàn Quốc đã có hiệu lực từ tháng 12/2015. Nhiều sản phẩm được giảm thuế. Cuối năm qua, giao dịch 2 nước đã tăng 20%. Xuất khẩu hàng Hàn Quốc sang Việt Nam tăng 17%.
Thứ hai, hàng Hàn Quốc có nhiều ưu thế về chất lượng so với mức giá. Hàng Hàn Quốc tốt hơn nhiều hàng Trung Quốc trong khi giá không cao hơn quá nhiều.
Thứ ba là ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc “Hallyu”. Nhiều người, đặc biệt giới trẻ có xu hướng sử dụng các sản phẩm xuất hiện trong phim ảnh, âm nhạc Hàn Quốc. Khảo sát tại các hệ thống siêu thị như Big C, Fivimart ở Hà Nội, hàng hóa Hàn Quốc xuất hiện với đủ mẫu mã, chủng loại. Để thuận tiện cho khách hàng chọn mua, siêu thị bố trí những gian hàng riêng cho hàng Hàn Quốc.
Các mặt hàng Hàn Quốc được bán nhiều nhất là hoa quả (đặc biệt là dâu, lê), các loại mỳ ăn liền, bánh kẹo và đồ gia dụng.
Tại hệ thống siêu thị Big C, ông Hồ Quốc Nguyên, Giám đốc Quan hệ công chúng Siêu thị Big C cho biết, số lượng lê nhập khẩu từ Hàn Quốc tăng qua các năm. Siêu thị có bán các loại lê nhập khẩu từ Hàn Quốc và Nam Phi với mức giá dao động từ 60.000 - 70.000 đồng/kg, trong đó, lê Hàn Quốc được người tiêu dùng ưa chuộng hơn. Đồng thời, siêu thị này có các chương trình khuyến mại, giảm giá nên số lượng lê Hàn Quốc bán ra không ngừng tăng trưởng.
Tại hệ thống siêu thị Fivimart, ngoài lê Hàn Quốc thì còn có dâu Hàn Quốc. Theo chị Nguyễn Trang, một khách hàng thường xuyên mua sắm tại siêu thị này, dâu tây Hàn Quốc ngon hơn hẳn dâu Đà Lạt. "Dâu Hàn rất ngọt và thơm. Thịt dâu mịn ăn rất thích. Dù giá cao gấp 2-3 lần dâu Việt Nam nhưng tôi vẫn chọn mua", chị Trang cho hay.
Không chỉ tại siêu thị, hàng hóa Hàn Quốc đang xâm chiếm thị trường Việt Nam thông qua nhiều kênh khác như tham gia các hội chợ bán lẻ, mở các cửa hàng độc quyền tại Việt Nam.
Hàn Quốc vốn có thế mạnh về mỹ phẩm. Gần đây, các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng Hàn Quốc như The Face shop, It's skin... xuất hiện ngày một nhiều ở các thành phố lớn của Việt Nam.
Ông Vũ Vinh Phú, chuyên gia thương mại, đánh giá: Chiến lược của các nhà bán lẻ Hàn Quốc, cũng như Thái Lan, Nhật Bản là tham gia các hội chợ bán lẻ tại Việt Nam để "nghe ngóng", tìm hiểu thị trường. Sau khi đã am hiểu thị trường Việt Nam, hiểu được tâm lý của người Việt thì họ bắt đầu đưa hàng vào các hệ thống bán lẻ sẵn có, hoặc xây dựng hệ thống bán lẻ riêng để phân phối hàng hóa Hàn Quốc.
Thực tế cho thấy, hệ thống bán lẻ có tiếng của xứ Hàn là K-market đã có hàng chục cửa hàng tiện ích tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Ông Ko Sang Goo, Chủ tịch Công ty Thương mại toàn cầu K&K (chủ chuỗi siêu thị K-market, K-food) cho biết đang đàm phán với Vingroup để đặt cửa hàng tại các tòa nhà, trung tâm thương mại của Vingroup, hiện thực hóa mục tiêu lợi nhuận 100 triệu USD năm 2017 tại thị trường Việt Nam.
Như vậy có thể thấy, hàng hóa Hàn Quốc sẽ tiếp tục ồ ạt tràn vào Việt Nam do các rào cản thuế quan được dỡ bỏ, giao lưu văn hóa - kinh tế giữa hai nước ngày càng sâu rộng. Đó sẽ là cơ hội cho người tiêu dùng Việt nhưng cũng là thách thức với các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam do cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Hoàng Dương/Báo Tin Tức
Sau gần ba năm áp dụng biện pháp bình ổn giá sữa (sữa dành cho trẻ em dưới sáu tuổi), giá sữa trên thị trường cơ bản giữ mức ổn định. Bộ Công Thương đề nghị và Chính phủ đã đồng ý chấm dứt bình ổn giá sữa từ tháng 4-2017.
Trọng lượng trung bình từ 2,5-4 kg, có con nặng đến 5 kg, chiều dài mỗi con khoảng 1 mét,... cua hoàng đế Alaska đang được rất nhiều nhà giàu Việt săn mua bất chấp chúng giá lên đến cả chục triệu đồng/con.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, chỉ từ ngày 1-1 đến 15-3, cả nước nhập khẩu gần 7,8 nghìn tấn thịt lợn các loại, trị giá hơn 9,4 triệu USD, tương ứng tăng 15,8% về lượng và 21,2% về trị giá so với cùng thời gian một năm trước đó.
Táo Aomori nhập khẩu trực tiếp từ Nhật đang là sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều người khi mà thị trường trái cây nhập khẩu hiện nay vô cùng phong phú với các loại táo từ Mỹ, Pháp, New Zealand hay Canada.
Bộ Công Thương vừa đưa ra dự thảo Thông tư về quản lý giá sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi. Dự kiến Bộ sẽ lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và ban hành ngay trong tháng 4-2017.
Không loại trừ khả năng nhà nhập khẩu trái cây dùng giấy tờ của lô hàng nhập khẩu từ Mỹ để trà trộn trái cây của Trung Quốc vào rồi bán ra thị trường.
Ông Lê Hoàng Long, CEO thương hiệu xe điện PEGA (HKbike), cho biết hãng xe này đang kỳ vọng có thể đánh bật các xe điện kém chất lượng ra khỏi Việt Nam. Vậy lối đi nào cho xe điện tại thị trường trong nước?
Một kg táo ghi nhập từ Pháp giá chưa tới 40.000 đồng một kg, nhập từ Mỹ giá chưa tới 50.000 đồng một kg... khiến các sản phẩm nội bị cạnh tranh gay gắt.
Nếu xoài Việt có giá chỉ vài chục nghìn đồng một kg thì xoài đỏ của Nhật có thể được bán với mức 1,6 triệu đồng một quả.
Trung bình mỗi kg đùi gà nhập từ Mỹ về Việt Nam năm qua chưa tính thuế có giá chỉ 0,68 USD, tương đương 15.500 đồng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự